3.1.1.1.Vị trí địa lý
Vị trí huyện Gio Linh nằm phía Bắc của tỉnh Quảng Trị + Phía Nam giáp huyện Triệu Phong, huyện Cam Lộ. + Phía Tây giáp huyện Đakrông, huyện Hướng Hóa. + Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Linh.
+ Phía Đông giáp biển đông. Toạ độ địa lý được giới hạn như sau : + 16018' đến 17010' Vĩ độ Bắc + 106024' đến 1070' 24' Kinh độ Đông 3.1.1.2. Địa hình
Địa hình huyện Gio Linh có nét đặc trưng cao dần từ Đông sang Tây, vùng đồi, núi càng lên cao, địa hình càng phức tạp, khe suối nhiều, độ dốc khá cao, có nơi độ dốc từ 35 - 400. Do đó, việc tổ chức sản xuất cũng như việc phát triển các hệ thống giao thông, công trình thuỷ lợi, thuỷ điện gặp nhiều khó khăn.
Tổng diện tích tự nhiên 47.299,0 ha được chia thành 4 tiểu vùng chính như sau: - Địa hình vùng đồi núi: Có diện tích tự nhiên 20.949,4 ha (chiếm 44,30 % diện tích tự nhiên toàn huyện), dạng địa hình này nằm phía Tây của huyện, được phân bố ở xã Linh Thượng, Vĩnh Trường, Hải Thái.
- Địa hình vùng đồi: Dạng địa hình này tập trung ở các xã phía Tây huyện và dọc theo Quốc lộ 1A, có diện tích tự nhiên 13.923,4 ha (chiếm 29,44 % diện tích tự nhiên toàn huyện), phân bố ở các xã: Gio An, Gio Bình, Gio Sơn, Linh Hải, Gio Châu, Gio Phong, Gio Hoà, Trung Sơn, thị trấn Gio Linh.
40
- Địa hình vùng đồng bằng: Có diện tích tự nhiên 9.326,6 ha (chiếm 19,71% diện tích tự nhiên toàn huyện), phân bố ở các xã: Trung Hải, Gio Mỹ, Gio Thành, Gio Mai, Gio Quang.
- Địa hình vùng ven biển: Có diện tích tự nhiên 3.099,6 ha (chiếm 6,55% diện tích tự nhiên toàn huyện), phân bố ở các xã: Trung Giang, Gio Hải, Gio Việt, thị trấn Cửa Việt.
Hình 3.1. Sơ đồ địa giới hành chính tỉnh Quảng Trị 3.1.1.3. Khí hậu - Thủy văn
a) Khí hậu:
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối điển hình. Mùa hè,
NHÓM CHỨNG CHỈ RỪNG QUẢNG TRỊ
41
lượng nước bốc hơi lớn làm cho thảm thực bì dưới tán rừng khô kiệt dễ gây ra cháy rừng, mùa đông lạnh, ẩm ướt do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau (theo số liệu của trạm thủy văn Vĩnh Tường và trạm thủy văn Gio Việt, huyện Gio Linh)[3].
b) Nhiệt độ:
Nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 24-25oC. Nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 5 -7) khoảng 33- 35oC , có khi lên tới 40oC làm cho thảm thực bì dưới tán rừng khô kiệt dể gây ra cháy rừng khi có lửa. Tháng 1 và 2 có nhiệt độ thấp nhất, khoảng 18oC.
c) Ẩm độ:
Độ ẩm không khí bình quân cả năm 85 - 90%, kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Trái lại, thời kỳ tháng 5 đến tháng 8 gió mùa Tây - Nam thổi thường xuyên, khô nóng, nên độ ẩm thường xuyên dưới 50%.
d) Chế độ mưa:
Lượng mưa bình quân hàng năm từ 2500 - 2700 mm, lượng mưa phân bố không đều, từ tháng 9 - 11 chiếm 70 - 75% lượng mưa hàng năm, mưa thường xảy ra từng đợt từ 3 - 6 ngày, cường độ mưa lớn, tháng 10 có lượng mưa cao nhất, thường đạt trên 600 mm/ tháng. Số ngày mưa phân bố không đều, trong các tháng cao điểm, trung bình mỗi tháng có 19 - 20 ngày mưa, mưa lớn gây lũ, lụt làm ảnh hưởng đến việc bố trí mùa vụ sản xuất nông lâm nghiệp và đời sống dân sinh, phá hỏng các hệ thống đường lâm nghiệp.
e) Chế độ gió:
Gió Tây Nam khô nóng từ tháng 4 đến tháng 9 nhiệt độ có khi lên đến 40oC, lượng nước bốc hơi lớn làm cho thảm thực bì dưới tán rừng khô kiệt dễ gây ra cháy rừng, mùa đông lạnh, ẩm ướt do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau (theo số liệu của trạm thủy văn Vĩnh Trường, huyện Gio Linh)
42
Bảng 3.1. Số liệu bình quân 5 năm các chỉ tiêu nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa [3]
Năm 2005 2007 2008 2009 2010
To
BQ ( o C) 25,1 25,1 24,5 24,5 25,9
Độ ẩm BQ (%) 83 84 83 83 83
Lượng mưa (mm) 3.032,3 2.674,6 2.391,7 2.414,3 2.473,1
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2010
f) Thủy văn:
Trên địa bàn huyện có các hệ thống lưu vực sông ngòi đó là:
+ Lưu vực sông Bến Hải, con sông này cũng là ranh giới giữa huyện Gio Linh với huyện Vĩnh Linh.
+ Một nhánh Sông Ngân là ranh giới giữa vùng Tây Nam của xã Linh Thượng giáp với huyện Cam Lộ.
+ Một nhánh của Sông Hiếu là ranh giới giữa các xã Gio Mai, Gio Việt giáp với huyện Triệu Phong.
+ Sông Cánh Hòm chảy qua địa bàn các xã Trung Hải, Gio Mỹ, Gio Thành, Gio Mai nối đoạn giữa của sông Bến Hải và Sông Hiếu.
- Một số khe suối như Khe Lòn chảy về hồ Trúc Kinh; Khe Me, Khe Mướp chảy về sông Bến Hải.
Ngoài ra còn có một số hồ đập thủy lợi nhỏ của các Dự án, luôn có nước trong mùa khô thuận lợi cho việc tiếp nước phục vụ chữa cháy rừng.
3.1.1.4.Tài nguyên đất
Hiện tại trên địa bàn huyện Gio Linh có 8 nhóm đất chính (diện tích điều tra 42.635,5 ha, diện tích không điều tra 4.601,1 ha (diện tích sông, suối, hồ, núi đá...) [3], cụ thể:
43
hải, Gio Mai, Gio Việt, Gio Quang. Nhóm đất này được sử dụng để trồng Phi Lao và cây hoa màu.
- Nhóm Đất mặn – Salic fluvisols (fsl): Nhóm này có diện tích 544 ha, được phân bố ở ven sông Bến Hải, xã Gio Quang, Trung Giang, Gio Mỹ. Nhóm đất này có thể được sử dụng để trồng lúa 1 vụ, nuôi trồng thuỷ sản.
- Nhóm đất Phèn (Chionic Fluvisols): Với diện tích 388 ha, được phân bố ở địa hình trũng xã Gio Mỹ, đất này được sử dụng để trồng lúa một vụ, để sử dụng có hiệu quả có thể chuyển sang nuôi tôm, cá.
- Nhóm đất phù sa (Fluvisol): Nhóm đất này có diện tích 4.270 ha, được phân bố ven sông Bến Hải, xã Gio Quang, xã Trung Hải, Gio Thành. Nhóm đất này được sử dụng để trồng lúa, các loại hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất than bùn – T (Fibric Histosols): nhóm đất này có diện tích 26 ha, được phân bố ở vùng trũng xã Gio Quang, được khai thác để sản xuất phân hữu cơ và làm chất đốt.
- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ – D (Dystric Gleysol): Với diện tích 90 ha, phân bố ở vùng địa hình trũng trên địa bàn xa Gio Bình, Hải Thái, đất được sử dụng để trồng lúa 2 vụ, cần chú ý khử chua cho đất.
- Nhóm đất đỏ vàng - Acrisol: Nhóm đất này có diện tích 27.650,51 ha, được phân bố ở các xã: Gio Bình, Gio An, Gio Châu, Gio Sơn, Gio Phong, Gio Hoà, Linh Hải, Hải Thái, Linh Thượng, Vĩnh Trường. Nhóm đất này được sử dụng để trồng Cao Su, Hồ Tiêu, trồng rừng, khoanh nuôi BVR, trồng cây ăn quả, công nghiệp ngắn ngày.
- Đất xói mòn trơ sỏi đá - E (Hapli Dystric Leptosols): Đất này có diện tích 425 ha, phân bố chủ yếu ở xã Trung Sơn, nên trồng rừng để bảo vệ đất.
44
3.1.1.5. Tình hình sử dụng đất toàn huyện
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Gio Linh
Loại đất Diện tích (ha)
Tổng diện tích tự nhiên 47.299
Đất có rừng 17.053,3
Rừng tự nhiên 5.221,0
Rừng trồng 11.832,35
Đất trống quy hoạch cho LN 8.019,15
Đất khác 22.226,55
(Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2010)
Cơ cấu sử dụng đất: Hiện trạng sử dụng đất của huyện như sau: Tổng diện tích tự nhiên: 47.299,0 ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 12.231,5 ha, chiếm 25, 86% diện tích tự nhiên.
- Đất lúa màu có diện tích lớn nhất: 4.326,99 ha, chiếm 35,37% đất nông nghiệp và 64,63 % diện tích cây hàng năm.
- Đất lâm nghiệp: 25.072,5 ha, chiếm 53,01% diện tích tự nhiên. - Đất chuyên dùng: 2.767,7 ha, chiếm 5,85% diện tích tự nhiên. - Đất ở: 318,18 ha, chiếm 0,67% diện tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng: 6.909,12 chiếm 14,61% diện tích tự nhiên.
Diện tích đất quy hoạch cho lâm nhiệp chưa trồng rừng và đất chưa sử dụng nhiều phần lớn phân bố ở vùng đồi, xa dân cư, vùng dân tộc ít người sinh sống, đây là tiềm năng để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp.
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
3.1.2.1. Dân số huyện Gio Linh
Huyện Gio Linh hiện có 21 xã, thị trấn, dân số toàn huyện tính đến 31/12/2010 theo số liệu thống kê là 77.888 người
45
- Mật độ dân cư trung bình 164,7 người/km2 3.1.2.2. Thành phần dân tộc
Dân tộc Kinh chiếm đa số dân cư trong toàn huyện với 97% và Dân tộc ít người chủ yếu là dân tộc Vân Kiều chiếm khoảng 3% tập trung sinh sống ở 02 xã Vĩnh Trường và Linh Thượng.
3.1.2.3. Lao động
Về lao động có trên 90% số hộ sản xuất nông - lâm nghiệp, còn lại là trong các ngành nghề, dịch vụ khác.
Nhìn chung mật độ dân số phân bố khụng đồng đếu trên toàn địa bàn, cơ cấu lao động chưa phự hợp với tình hình địa phương, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao. Đây cũng là những thách thức trong việc tổ chức phát triển kinh tế, quản lý bảo vệ rừng, nhất là bảo vệ rừng và PCCCR
3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng a) Về Giáo dục:
Năm 2008-2009, trên địa bàn có 41 trường tiểu học, trung học cơ sở, 3 trường trung học phổ thông với 620 lớp học. Số giáo viên trực tiếp giảng dạy phổ thông 1032 người, số học sinh trong toàn huyện là 20.766 em. Những năm qua, ngành giáo dục, đào tạo huyện Gio Linh đã thu được những kết quả khích lệ. Tỷ lệ học sinh tăng hàng năm 0,6-0,9%, nhiều em đã đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi và Quốc gia kết quả thi tốt nghiệp phổ thông các lớp luôn đạt cao, trên 95%.
b) Y tế:
Toàn huyện có 1 bệnh viện, 01 trung tâm y tế dự phòng, 02 phòng khám đa khoa khu vực, 21 trạm y tế xã với 130 giường bệnh; 17 bác sỹ, 47 y sỹ, 33 y tá, 36 hộ sinh. Năm 2009 có 99.600 lượt người được khám, chữa bệnh, số ngày sử dụng bình quân giường bệnh trong tháng 47,1 ngày. Các chương trình tiêm chủng mở rộng, như phòng lao, sởi ...đạt 96,5% kế hoạch.
46
Nhìn chung, ngành y tế huyện đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn
c) Giao thông:
Huyện Gio Linh có tuyến đường bộ dài 434,4 km, với Quốc lộ 1A, Quốc lộ 9 kéo dài, đường Hồ Chí Minh dài 39,5 km, 5 tuyến tỉnh lộ dài 61,9 km, còn lại là đường huyện, đường liên thôn dài 347 km. Ngoài ra, trên địa bàn có 13 km đường sắt đi qua và có Ga Hà Thanh, tổng diện tích đất 3,9 ha.
Đường thủy có 2 tuyến, tuyến sông Hiếu dài 14 km, qua địa phận Gio Linh 7,8 km với Cảng Cửa Việt, tuyến sông Bến Hải dài 13 km, đây là tuyến đường chủ yếu được dùng để vận chuyển gỗ khai thác trái phép từ rừng tự nhiên trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, hệ thống đường Lâm nghiệp chưa phát triển, gây khó khăn cho công tác BVR, PCCCR.
Nhìn chung, mạng lưới giao thông trong huyện đã phát triển ở mức khá, đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội hiện tại
d) Hệ thống điện, nước và thông tin liên lạc :
- Điện lưới: Hầu hết các xã trên địa bàn huyện đều có điện lưới và phần lớn người dân đó được sử dụng điện lưới để sinh hoạt phục vụ sản xuất phát triển kinh tế.
- Nước: Phần lớn người dân nông thôn đồng bằng và gò đồi đều sử dụng nước ngầm (Nước giếng, giếng khoan) , một phần nhỏ người dân tộc thiểu số Vân kiều vẫn sử dụng nước khe, suối để phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nhìn chung theo đánh giá của các cơ quan chức năng thì nguồn nước trên địa bàn huyện có chất lượng tương đối tốt.
- Hệ thống thông tin liên lạc: Trên địa bàn huyện có Bưu điện huyện. Hầu hết các xã đều có trung tâm Văn hóa xã; Mạng lưới sóng thông tin di động, hiện trên toàn huyện đó phủ súng di động và đang phát triển mạnh mẽ công nghệ 3G, tạo điều kiện cho phấn lớn người dân được tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỷ thuật mới của nhân loại, đây là một động lực thúc đẩy quá trình phát triển
47
Giao thông, điện sáng, nước sinh hoạt và thông tin liên lạc là nhu cầu thiết yếu của con người. Tuy nhiên, một số vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số người dân chưa được sử dụng. Vấn đề này đó phần nào ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của cộng đồng dân cư và công tác bảo vệ rừng trên địa bàn huyện.
3.1.3. Tài nguyên rừng
Theo số liệu cập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp đến 31/12/2010 diện tích rừng của toàn huyện là 17.053,35 ha[2], hiện trạng rừng như sau :
Bảng 3.3. Hiện trạng rừng huyện Gio Linh phân theo chức năng
Loại rừng Diện tích (ha)
Phân theo chức năng Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Rừng trồng 11.832,35 0 4.172,15 7.660,20 Rừng tự nhiên 5.221,00 0 5.215,00 5,00 Tổng cộng 17.053,35 0 9.387,15 7.665,20 (Nguồn : CCKL Quảng Trị)
- Rừng trồng: Với diện tích 11.832,35 ha, chiếm 25,01% tổng diện tích tự nhiên, rừng trồng chủ yếu được trồng theo các dự án Việt - Đức, rừng phòng hộ hồ Trúc Kinh, 327, 661 ... ngoài ra một số tổ chức, cá nhân trồng theo vốn tự có. Các loài cây trồng chủ yếu là Thông nhựa, keo các loại. Rừng trồng có trữ lượng 10.051,0 ha (2.756 ha rừng phòng hộ, 7.295,0 ha rừng sản xuất), rừng chưa có trữ lượng 1.781,35 ha (1.416,15 ha rừng phòng hộ, 365,20 ha rừng sản xuất). Từ kết quả này ta thấy rằng, tiềm năng rừng trồng trên địa bàn là nguồn thu nhập lớn đối với đời sống của cộng đồng dân cư thôn, bản.
- Rừng tự nhiên: Với diện tích 5.221,0 ha, chiếm 11,03% tổng diện tích tự nhiên. Rừng tự nhiên trên địa bàn huyện bao gồm các trạng thái rừng IIIa1, IIIa2, IIIa3, IIb, IIa, đều thuộc kiểu rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, ở độ cao 500m.
48
Rừng tự nhiên ở huyện Gio Linh đã chịu nhiều tác động của việc chặt phá khai thác trái phép, cấu trúc rừng thay đổi, chất lượng rừng bị giảm sút và đuợc phân bố chủ yếu trên 23 tiểu khu, phần lớn là rừng phòng hộ do ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải và một phần do UBND xã quản lý, bảo vệ theo Quyết định 245/1998/QĐ-TTg. Hiện tại, rừng tự nhiên không được khai thác gỗ theo kế hoạch của Nhà nước.
3.1.3.1. Hệ thực vật
Trên địa bàn huyện Gio Linh khá đa dạng về thành phần loài, là nơi giao lưu của nhiều luồng thực vật [31], bao gồm:
+ Khu hệ thực vật Bắc Việt Nam- Trung Hoa: Tiêu biểu là các loài cây thuộc họ Dẻ( Fagaceae), họ Re( Lau raceae), họ Ngọc lan ( Mangnoliaceare), họ Dâu tằm ( Moraceae) ...
+ Luồng thực vật từ phía Tây Bắc xuống, mang các yếu tố Vân Nam - Quý Châu và chân dãy Hymalaya: Tiêu biểu là các loài cây thuộc họ Hoàng đàn (Podocapaceae), họ Re( Lauraceae )...
+ Luồng thực vật di cư từ phía Nam lên, mang các yếu tố Malaysia- Indonêsia: Tiêu biểu là các loài cây thuộc họ Dầu ( Diterocarpaceae )....
Trong thành phần loài có những loài cây bản địa có giá trị nhiều mặt như Lim xanh, Gụ lau, Huỷnh, Sến, Thị rừng, Cà ổi, Cồng, Dẻ rừng, Gie... hoặc có giá trị xuất khẩu, làm thuốc: Trầm hương, Ngũ gia bì, Khổ sâm nam, Re hương…
3.1.3.2. Hệ động vật
Động vật rừng trong vùng là một phần của khu hệ động vật Bắc Bộ, là khu vực đặc trưng cho hai khu hệ động vật Hymalia và Indonesia [32].
Động vật rừng có các loài như: Gấu, Bò tót, Nai, Hươu, Mang, Lợn rừng, Kỳ đà, Trăn, các loài Rắn, Chồn, Sóc, Thỏ, Nhím, Gà lôi lam mào trắng, Công, Khỉ đuôi dài, Tê tê ..
49
3.2. Tổng quan về xã Trung Sơn [16]
3.2.1. Điều kiện tự nhiên