Các điểm mới của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã trung sơn, huyện gio linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 99 - 101)

Việc đánh giá mô hình chứng chỉ nhóm thành công tại Trung Sơn, Gio Linh, Quảng Trị đưa ra được các điểm mạnh và cơ hội cho chứng chỉ rừng cấp nhóm trong tương lai. Tuy nhiên nó cũng chỉ ra được các điểm yếu và thách thức hiện tại mà các nhóm gặp phải. Trên cơ sở các khó khăn, thách thức đó, tác giả cũng đã đưa ra được các giải pháp hữu ích để giải quyết triệt để các khó khăn thách thức, mang lại các thành công tốt hơn trong việc tham gia chứng chỉ rừng theo nhóm hộ.

Một số khuyến cáo thay đổi để việc tham gia chứng chỉ được dễ dàng hơn và áp dụng cho các nhóm với điều kiện năng lực kém hơn cũng được tác giả đưa

91

là về tài chính, kinh phí cho mỗi lần đánh giá cấp chứng chỉ rất cao do phải mời chuyên giá đánh giá từ nước ngoài về. Giải pháp đơn giản nhất là chính phủ nên liên kết với FSC và các cơ quan liên quan thành lập một tổ chức có quyền cấp CCR tại Việt Nam. Việc này giảm thiểu các chi phí đánh giá tuy rằng việc thành lập một đơn vị có quyền hạn cấp chứng chỉ đòi hỏi sự tham gia rất nhiều các nhà khoa học, các chuyên gia cũng như sự hậu thuẫn lớn của chính phủ.

Một khó khăn nữa đề cập tới là các thủ tục hành chính cho quản lý nhóm, hầu hết cho đến nay, các nhóm đã tham gia chứng chỉ rừng còn rất mơ hồ về các thủ tục hành chính, có những thủ tục thực tế vẫn không biết làm như thế nào, đặc biệt là thủ tục trong suốt quá trình khai thác và bán sản phẩm theo chuỗi hành trình sản phẩm CoC. Nên chăng có những cải biến để đơn giản hóa các thủ tục này nhưng vẫn đảm bảo được các quy định của FSC trong quá trình khai thác và bán sản phẩm.

Tóm lại, điểm mới của luận văn, sau khi tổng kết 1 mô hình CCR thành công, đã có những phân tích, biện luận trên cơ sở kinh tế, môi trường, xã hội, và thêm các chính sách QLR, các tập quán sản xuất của vùng Quảng Trị, tác giả đã có các phát hiện và đề xuất trên 3 khía cạnh sau đây :

- Tiêu chuẩn QLRBV của thế giới gồm 10 nguyên tắc, 56 tiêu chí là tiến bộ mới của loài người để khỏi mất rừng, khi áp dụng cho đối tượng chủ rừng là hộ nông dân Việt Nam , còn rất hạn chế về kỹ thuật, quản lý, và nguồn lực đầu tư đã khẳng định 1 bước đi nâng cao nhận thức, năng lực quản lý của từng thành viên và cả nhóm, nhưng nhất thiết phải có sự hỗ trợ của 1 tổ chức tư vấn (WWF), và của cơ quan lâm nghiêp địa phương .

- Đã phát hiện và chỉ ra các điểm chưa hợp lý, có thể cải tiến cho quy trình cấp CCR theo nhóm chủ rừng là hộ gia đình cường độ đầu tư thấp quy mô nhỏ (SLIMF) ở Quảng Trị ( Quy hoạch sử dụng đất, thành lập và quản lý nhóm, quản lý gỗ đã được cấp CCR, vay vốn trồng rừng...)

92

- Nêu vấn đề “tính bền vững” của nhóm CCR theo dự án hỗ trợ của 1 tổ chức tư vấn . Sau khi kết thúc dự án, giải pháp nào bù đắp cho các thiêu hụt về : (1) không có kinh phí duy trì, vận hành nhóm; (2) thiếu người quản lý có chuyên môn và năng lực và (3) hết rừng đến tuổi khai thác, các thành viên nhóm sẽ không tham gia vào nhóm, có thể sẽ chuyển đổi mục đích cây trồng. Liệu có thể mời các công ty mua gỗ cam kết hỗ trợ hoạt động nhóm và thu mua sản phẩm, đảm bảo các tiêu chí đôi bên cùng có lợi ? .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã trung sơn, huyện gio linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 99 - 101)