Tiếp cận với cấp chứng chỉ rừng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã trung sơn, huyện gio linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 38 - 41)

Đối với các doanh nghiệp lâm nghiệp, một trong những động lực quan trọng của chứng chỉ rừng là tham nhập thị trường tiêu thụ sản phẩm rừng đòi hỏi có chứng chỉ (FM), vì vậy chứng chỉ rừng thường gắn với chứng chỉ chuỗi hành trình (CoC) xác nhận sản phẩm có nguồn gốc từ rừng được chứng chỉ.

Chứng chỉ rừng cần thiết để xác nhận quản lý bảo vệ của chủ rừng cũng giống như chứng chỉ ISO để xác nhận quản lý chất lượng sản xuất công nghiệp. Chứng chỉ rừng được áp dụng cho tất cả các đơn vị quản lý rừng với các quy mô lớn nhỏ bất kể là sở hữu nhà nước hay tư nhân đang quản lý rừng sản xuất và đang hoạt động quản lý kinh doanh. Đây là một quá trình hoàn toàn tự nguyện của các chủ rừng.

FSC là tổ chức quản lý rừng uy tín và có phạm vi rộng nhất toàn thế giới, có những nguyên tắc và tiêu chí áp dụng cả cho rừng tự nhiên, rừng trồng, cả cho rừng ôn đới, nhiệt đới ... Khi doanh nghiệp được cấp chứng chỉ rừng của FSC thì được hưởng các lợi ích gồm: Gỗ được cấp nhãn FSC sẽ bán được giá cao hơn so với cùng loại không được cấp nhãn (thông thường giá cao hơn khoảng 30%); Có điều kiện tiếp cận với thị trường mới; Các đánh giá định kỳ của cơ quan cấp chứng chỉ sẽ giúp tìm ra các điểm mạnh, yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

30

Trên cơ sở Bộ tiêu chuẩn FSC quốc tế, Tiêu chuẩn FSC Việt Nam được biên soạn áp dụng để xin cấp chứng chỉ rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng. FSC Việt Nam không đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ và hoàn chỉnh bộ tiêu chuẩn này, tuy nhiên nếu chủ rừng có những vi phạm đối với bất kỳ tiêu chuẩn nào thường không được cấp chứng chỉ hoặc bị thu hồi giấy chứng chỉ đã cấp. 10 tiêu chuẩn FSC Việt Nam bao gồm:

1) Tuân theo pháp luật và Tiêu chuẩn FSC Việt Nam 2) Quyền và trách nhiệm sử dụng đất

3) Quyền của người dân sở tại

4) Quan hệ cộng đồng và quyền của công nhân 5) Những lợi ích từ rừng

6) Tác động môi trường 7) Kế hoạch quản lý 8) Giám sát và đánh giá

9) Duy trì những rừng có giá trị bảo tồn cao 10) Rừng trồng

Trong tương lai gần, khi những đơn vị đạt được chứng chỉ quản lý rừng của FSC, họ sẽ có cơ hội thâm nhập thị trường toàn cầu với sản phẩm đã có chứng chỉ FSC. Hiện tại các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước sản xuất hàng mộc xuất khẩu vẫn đang phải nhập khẩu gỗ có chứng chỉ từ nước ngoài. Các doanh nghiệp này đã đạt được 259 chứng chỉ CoC. Việc am hiểu và thực thi những tiêu chí và nguyên tắc của FSC, cũng như đáp ứng những đạo luật khắt khe của thị trường Mỹ và Châu Âu là công việc được ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng về gỗ khi muốn gia nhập vào thị trường quốc tế[20].

Quy trình đánh giá cấp chứng chỉ rừng (Theo chương trình Smartwood - cơ quan được FSC uỷ quyền cấp chứng chỉ rừng), gồm 10 bước cơ bản như sau:

31

2) Cơ quan đánh giá xây dựng dự toán, chi phí và đàm phán với đơn vị quản lý rừng;

3) Khách hàng ký thỏa thuận với cơ quan đánh giá. Cơ quan đánh giá sẽ yêu cầu khách hàng ứng trước 60% chi phí cho dự toán để triển khai công tác đánh giá. Khi nhận được tiền, quá trình thực hiện bắt đầu;

4) Cơ quan đánh giá cử chuyên gia lãnh đạo đoàn đánh giá. Chuyên gia này sẽ được cung cấp toàn bộ tài liệu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và bộ tiêu chuẩn đánh giá đã được chấp nhận;

5) Đoàn chuyên gia triển khai các hoạt động đánh giá tại hiện trường; 6) Thảo luận và thông báo kết quả đánh giá sơ bộ với khách hàng; 7) Gửi báo cáo sơ bộ cho cơ quan đánh giá;

8) Cơ quan đánh giá sẽ tổng hợp thành báo cáo và sẽ gửi cho khách hàng để tham gia ý kiến, đồng thời cũng gửi cho các chuyên gia độc lập đánh giá và cho ý kiến;

9) Chuyên gia chính sẽ tổng hợp, xây dựng báo cáo cuối cùng từ ý kiến của khách hàng và chuyên gia độc lập;

10) Trình bày báo cáo cho Giám đốc cơ quan chứng chỉ ra quyết định cấp chứng chỉ.

Về giá thành chứng chỉ rừng: bao gồm giá thành trực tiếp và giá thành gián tiếp. Giá thành trực tiếp là số tiền chủ rừng phải trả cho quá trình chứng chỉ rừng. Rừng càng lớn, càng tập trung, điều kiện càng thuận lợi cho đánh giá cấp chứng chỉ thì giá thành càng thấp. Giá thành gián tiếp là chi phí cho cải thiện quản lý rừng để đạt tiêu chuẩn chứng chỉ, có thể là: chi phí điều tra rừng để xây dựng kế hoạch quản lý, xác lập và bảo vệ các khu bảo tồn, điều tra đánh giá tác động môi trường về kinh tế - xã hội, xác lập hệ thống thông tin tư liệu,v.v… Đối với những vùng có quản lý rừng còn thấp, cách xa tiêu chuẩn thì chi phí này tương đối cao. Giải pháp chứng chỉ rừng theo nhóm sẽ giảm được giá thành.

32

Chứng chỉ quản lý rừng bền vững có giá trị trong 5 năm. Tuy nhiên, hàng năm cơ quan đánh giá thường tổ chức một đợt kiểm tra xem đơn vị quản lý rừng có tuân thủ liên tục các yêu cầu của tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững hay không. Trong trường hợp khách hàng không tuân thủ các tiêu chuẩn quy định, chứng chỉ có thể bị thu hồi. Vì vậy khi tham gia chứng chỉ rừng, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu rõ ràng và kế hoạch quản lý thích hợp, đảm bảo các tiêu chuẩn quốc gia quản lý rừng bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã trung sơn, huyện gio linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 38 - 41)