Cơ sở khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã trung sơn, huyện gio linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 45 - 46)

Như chúng ta đã biết, diện tích đất rừng của nước ta hiện nay là khá lớn, tính đến hết năm 2010 thì tổng diện tích đất rừng của chiếm diện tích tới 13,4 triệu ha trong đó rừng trồng chiếm tới 2,77 triệu ha, chiếm tới 20% tổng diện tích rừng của nước ta hiện nay. Trong đó diện tích rừng do người dân quản lý hiện nay là khoảng 1,25 triệu ha, xấp xỉ 45,5% tổng diện tích rừng trồng[1.

Đối với khu vực nghiên cứu tại các huyện Hải Lăng, Gio Linh, Vĩnh Linh và Cam lộ thì loài cây trồng chủ yếu là cây keo lai, keo lá tràm và keo tai tượng do các dự án khác nhau hỗ trợ thực hiện hoặc do các công ty lâm nghiệp tiến hành trồng. Trong đó huyện Hải Lăng trồng 8.657ha, huyện Vĩnh Linh 4.785ha, huyện Gio Linh 2.343ha và huyện Cam Lộ 8.158ha. Trong đó diện tích rừng phòng hộ chiếm một số lượng khá lớn như: Rừng phòng hộ đầu nguồn sông

37

Thạch Hãn chiếm hơn 4.485ha, rừng phòng hộ Hồ Trúc Kinh 3.800ha, rừng phòng hộ vùng cát 995ha[5].

Một trong những khó khăn hiện nay là diện tích rừng trồng nói chung và rừng keo nói riêng nằm trong khu vực quy hoạch là rừng phòng hộ tương đối lớn. Do vậy nếu chu kì kinh doanh của cây ngắn lại hoặc khi khai thác chúng ta tiến hành khai thác trắng sau đó trồng lại mà không trồng xen kẽ các cây bản địa thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phòng hộ của rừng. Do vậy trách nhiệm của người dân trong việc quản lý rừng, khai thác bền vững và không làm ảnh hưởng đến việc phòng hộ của rừng là một trong những vấn đề cần giải quyết hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã trung sơn, huyện gio linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)