Quỹ phát triển nhóm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã trung sơn, huyện gio linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 74 - 75)

Được sự hỗ trợ của dự án SECO (WWF Việt Nam) các nhóm thành lập mỗi nhóm nhận được một khoản kinh phí nhất định phục vụ cho việc duy trì và phát triển hoạt động của các nhóm. Bên cạnh đó, các hộ gia đình tham gia nhóm cũng tiến hành đóng góp dựa trên diện tích (ha) hoặc sản lượng khai thác. Tính đến hết tháng 7/2011, tổng kinh phí hoạt động của 02 nhóm cụ thể như sau[4]:

Nhóm thôn Kinh Môn:

- Tổng nguồn kinh phí cả dự án và dân đóng góp là 55.817.000 VNĐ. - Năm 2010 tồn sang: 9.275.000 VNĐ.

- Năm 2011 đến nay dân đóng góp thêm: 1.800.000 VNĐ. - Đến hết tháng 7/2001 tổng tồn quỹ còn 11.075.000 VNĐ Nhóm thôn Giang Xuân Hải:

- Tổng nguồn kinh phí cả dự án và dân đóng góp là 25.750.000 VNĐ - Năm 2010 tồn sang 2011: 6.990.000 VNĐ

- Năm 2011 đã chi: 2.045.000 VNĐ

66

Các khoản chi của nhóm tập trung nhiều vào các hoạt động như sau: - Họp nhóm: đảm bảo thông tin về tình hình nhóm đến được từng thành viên nhóm thông qua các hoạt động họp nhóm định kỳ, họp nhóm khẩn cấp, họp nhóm trước và sau khai thác.

- Hoạt động của thành viên ban quản lý nhóm: chi cho các hoạt động đi lại tại hiện trường, hoạt động sổ sách, chi ăn uống khi tham gia họp hành hoặc đi ngân hàng giao dịch

- Hoạt động tuần tra bảo vệ rừng: Hoạt động này được thực hiện thường xuyên, đặc biệt trong các mùa nắng hạn, rừng có khả năng cháy lớn. Thông thường nhóm tiến hành thuê người ngoài hoặc thành viên nhóm tiến hành tuần tra bảo vệ rừng theo tháng, cũng có thời gian cao điểm việc tuần tra bảo vệ rừng được tiến hành theo tuần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã trung sơn, huyện gio linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)