Các khó khăn hiện các hộ trồng rừng đang gặp phải và các giải pháp thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã trung sơn, huyện gio linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 76 - 79)

thông qua cấp CCR

Ngoài ra, sự phát triển trồng rừng công nghiệp với các loài cây mọc nhanh cũng gây tranh cãi. Những người đề xướng cho rằng rừng trồng loại này đạt được giá trị kinh tế cao hơn và nhanh hơn so với rừng tự nhiên, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, thu nhập ngoại tệ cao, giảm sức ép vào rừng tự nhiên, có tác động tốt cho môi trường sinh thái và có vai trò quan trọng trong việc hấp thụ khí thải các bon nhưng những người chỉ trích lại cho rằng, trong quá trình này, quyền lợi của cộng đồng địa phương thường bị các chủ rừng lờ đi, đồng thời diện tích rừng

68

tự nhiên bị khai thác thay thế bằng rừng trồng, giá trị đa dạng sinh học, lượng nước bị giảm, đất bị thoái hóa, và gây ra các loài sâu bệnh ngoại lai

Việc yêu cầu cấp chứng chỉ đối với nguyên liệu gỗ kéo theo nhiều thủ tục phiền phức mà trước hết đối với các đơn vị thực hiện chức năng khai thác và cung ứng gỗ, còn đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ thực ra cũng không chịu ảnh hưởng gì lớn nếu như tất cả các công việc liên quan đến việc cấp chứng chỉ rừng/gỗ được thực hiện một cách thuận lợi và nhanh chóng. Sự thiếu hụt về nguồn gỗ hợp pháp và sự chậm trễ trong việc cung ứng các nguồn gỗ đó mới thực sự là mối đe dọa lớn đối với hoạt động của các doanh nghiệp chế biến gỗ. Các khó khăn thông qua các yếu tố cấu thành chính như sau:

- Kinh tế: Gỗ không có chứng chỉ thường được bán cho thương lái địa phương với giá cả thấp hoặc giá cả do người mua đưa ra, người bán không có quyền lựa chọn hoặc mặc cả. Có những khu vực gỗ có thể bán được với giá gỗ xẻ nhưng người mua vẫn mua với giá gỗ dăm, điều này ảnh hưởng lớn đến lợi ích của người trồng rừng. Giải pháp đưa ra là tham gia vào chứng chỉ rừng, gỗ sẽ được bán với giá cao hơn, có nhiều nhà cung cấp sẵn sàng thương lượng và mua gỗ. Gỗ khi bán có CCR sẽ được phân loại ra rõ rệt áp dụng đối với gỗ xẻ, như vậy giá cũng cao hơn nhiều. Tuy nhiên việc cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cũng gây ra một số trở ngại, mối quan ngại chung của những nhà sản xuất gỗ là tiêu chuẩn cấp chứng chỉ rừng bền vững của FSC quá cao. Chi phí để đạt được tiêu chuẩn này thường cao hơn nhiều so với giá bán gỗ đã được cấp chứng chỉ.

Bên cạnh đó, do yếu tố kinh tế rừng chi phối toàn bộ cuộc sống của gia đình nên nhiều khi các hộ gia đình quyết định khai thác rừng khi rừng chưa đạt yêu cầu về khai thác, ở đây có thể nói là rừng non. Việc hỗ trợ người dân vượt qua được khó khăn này để giữ rừng cũng là vấn đề nan giải của các nhóm. Một số nhóm người dân tham gia nhưng do nhu cầu về kinh tế, nếu tham gia nhóm thì rừng chưa đủ điều kiện khai thác, họ liền xin ra khỏi nhóm để khai thác.

69

- Kiến thức: Các kiến thức để trồng và phát triển rừng của người dân còn hạn chế và mang tính truyền thống là nhiều. Trong quá trình phỏng vấn, nhiều hộ gia đình vẫn cho rằng việc trồng, chăm sóc rừng theo cách truyền thống thì cây sẽ mọc nhanh và tốt hơn so với các phương pháp mới như không phát thực bì, chỉ đào hố, không san ủi và không đốt sau khai thác... Thực tế cho thấy trong vòng 3 năm đầu nếu trồng và chăm sóc rừng theo phương pháp truyền thống (đốt, cày, đào hố, trồng) thì cây sẽ phát triển nhanh hơn nhưng từ các năm sau trở đi cây phát triển chậm hơn do lượng đất mùn đã được xới trộn, cây không có nền tảng và dinh dưỡng vững chắc, dễ đổ khi có gió do nền đã bị cày xới và thực bì không có. Như vậy giải pháp khi tham gia chứng chỉ rừng sẽ đáp ứng đầy đủ các kiến thức về trồng, chăm sóc và quản lý rừng một cách bền vững hơn

- Về mặt kỹ thuật: Khi không tham gia chứng chỉ rừng, các thành viên nhóm quản lý và chăm sóc rừng, tuy nhiên khi tham gia chứng chỉ rừng thì phải tuân thủ về mặt kỹ thuật đảm bảo theo tiêu chuẩn của FSC. Việc này đòi hỏi thực sự về kỹ thuật, trong khi đó người dân ở khu vực thì việc tiếp cận với kỹ thuật và công nghệ mới còn hạn chế, việc này ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia cấp chứng chỉ. Tuy nhiên nếu tham gia được thì rừng cấp chứng chỉ sẻ đảm bảo được trồng, chăm sóc, khai thác đúng kỹ thuật, rừng sẽ đạt được chất lượng tốt hơn, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, tăng lợi nhuận.

- Yếu tố môi trường: hầu hết các hộ gia đình trồng rừng thường khai thác trắng sau đó trồng lại, các loại cây bản địa không được trú trọng trồng xen hoặc việc khai thác luân phiên không được trú trọng làm ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh khu vực khai thác. Các hiện tượng sạt lở, sụt lún hoặc khô hạn cũng từ một trong các nguyên nhân này mà ra. Nếu tham gia vào các nhóm CCR, hoạt động khai thác sẽ được đưa vào kế hoạch và việc khai thác sẽ tránh được hiện tượng khai thác trắng. Bên cạnh đó việc trồng cây bản địa xen kẽ đảm bảo khi khai thác sẽ vẫn còn lại cây bản địa trong khu vực, như vậy giảm thiểu được việc xói mòn, sạt lở đất và bảo vệ nguồn nước một cách bền vững.

70

- Về chính sách: Thực tế hiện nay các chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình trong việc trồng rừng của nước ta còn nhiều hạn chế. Hoặc một phần do người dân chưa có đủ điều kiện để tiếp cận với các chính sách như vay vốn trồng rừng, thuê hoặc mượn đất trồng rừng... hoặc do nhà nước chưa có các chính sách và có các hướng dẫn cụ thể cho vấn đề này. Trong khi đó yêu cầu từ CCR bắt buộc phải minh bạch trong quản lý đất, minh bạch trong quản lý tài chính kinh doanh rừng và đặc biệt phải có quyền sử dụng đất. Nếu tham gia vào CCR, đáp ứng được các yêu cầu trên thì ngoài việc đảm bảo chứng minh quyền sử dụng đất của mình, các hộ gia đình còn chủ động hơn trong công việc xây dựng kế hoạch phát triển rừng của chính mình trong tương lai.

- Tính bền vững: Một trong những yếu tố then chốt ở đây là tính bền vững khi tham gia trồng rừng. Hầu hết người dân trong khu vực trồng cây theo yêu cầu của thị trường, ví dụ thị trường mua cây keo giá cao họ sẽ trồng keo, nhưng nếu thị trường mua cây sắn giá cao, họ sẽ trồng sắn và tương tự như vậy cho các loài cây khác. Như vậy việc chặt phá rừng hàng loạt để chuyển đổi mục đích trồng theo yêu cầu của thị trường sẽ ảnh hưởng lớn đến tính bền vững của một khu vực rừng trồng, có thể là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng bảo vệ nguồn nước. Khi tham gia vào chứng chỉ, việc chặt rừng để bán và trồng cây trồng khác theo hướng thị trường sẽ không xảy ra. Các thành viên nhóm cũng đuợc hỗ trợ các kiến thức quản lý rừng bền vững, rừng có giá trị bảo tồn cao để họ có cơ sở quyết định có tham gia trồng cây theo thị trường hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã trung sơn, huyện gio linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 76 - 79)