Đánh giá về lợi ích kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã trung sơn, huyện gio linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 79 - 85)

Tất cả các tổng diện tích rừng trồng keo hơn 316.11ha của 118 hộ gia đình trồng rừng trong 5 thôn đã có chứng nhận FSC FM/CoC do GFA cấp thì hai thôn thuộc xã Trung Sơn rừng đã đến tuổi khai thác, hai nhóm này đã ký một hợp

71

cầu (GFTN) Việt Nam. Hợp đồng cung cấp gỗ này được thực hiện với một mức giá cao đến kinh ngạc, cao hơn 20% so với giá cả thị trường hiện tại. Ngoài ra, gỗ có chứng chỉ FSC người mua cũng chấp nhận các cây gỗ tròn với đường kính thấp hơn mà trước đây được bán như gỗ dăm công nghiệp giá rẻ. Vào cuối năm 2010 và trong quý đầu tiên năm 2011, 27 ha rừng trồng keo chứng nhận được thu hoạch cho vòng quay đầu tiên của 7 năm, và tất cả gỗ khai thác đã được mua lại bằng gỗ tròn, xẻ bởi công ty Thanh Hòa theo giá đã cam kết.

Bảng 4.2. Tổng hợp diện tích và lượng gỗ khai thác rừng có chứng chỉ tại xã Trung Sơn (thôn Kinh Môn và Giang Xuân Hải)

TT Họ và tên

Diện tích (ha)

Khối lượng Sau KT

Khối lượng (gỗ xẻ) Gỗ nhỏ < 10cm (m3) (Gỗ dăm) Tổng cộng (m3) 10-13 14-19,5 > 19,5

Thôn Kinh Môn 14,35 933,019 184,971 475,603 272,445 401,9

1 Lê Hữu Vinh 2,0 94.372 30,461 45,362 18,549 40,2

2 Nguyễn Thọ Vinh 1,1 51.719 21,364 16,39 13,965 21,1

3 Lê Hữu Chiến 1,95 93.542 30,223 39,009 24,310 40,4

4 Lê Biên Hòa 2,2 135.288 24,632 74,886 35,770 63,8

5 Trịnh Thị Huế 2,2 166.598 20,891 98,756 46,951 61,1

6 Trịnh Văn Quảng 4,9 391.5 57,4 201,2 132,9 175,3

Giang Xuân Hải 12,8 269,207 77,834 129,035 62,338 429,2

7 Trần Thị Gái 1,7 41,498 13,584 11,766 4,57 70,3 8 Đào Thị Thi 2,0 29,920 13,753 17,421 10,324 60 9 Trần Văn Phương 2,0 44,158 17,315 17,853 8,99 68,1 10 Trần Hữu Lân 2,0 26,033 12,502 10,149 3,382 70,2 11 Lê Ngọc 1,7 38,421 8,493 21,106 8,822 46,6 12 Lê Ngà 1,7 68,835 7,346 38,521 22,968 64 13 Trần Hữu Sinh 1,7 20,342 4,841 12,219 3,282 50

72

Do diện tích khai thác rừng ở độ tuổi từ 10-11 tuổi nên tỉ lệ gỗ tròn có đường kính từ 14-19,5cm và trên 19,5cm đạt được khối lượng lớn, với giá cả cao khi bán với giá gỗ xẻ có chứng chỉ rừng, các chủ rừng thu được lợi nhuận trên 20% so với rừng không có chứng chỉ cho lấy gỗ tròn và gỗ dăm. Đối với rừng từ 7-8 tuổi, trữ lượng gỗ tròn có đường kính từ 19,5cm trở lên sẽ ít hơn, cái này cũng ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của các hộ gia đình, tuy nhiên trên thực tế và các phân tích chứng minh rằng việc duy trì các diện tích rừng đến 10-11 tuổi thì tổng thu nhập sẽ tăng gấp đôi so với việc khai thác rừng từ những năm 6-7 tuổi do: (1) Gỗ có đường kính trên 19,5cm sẽ nhiều hơn; (2) giá gỗ có đường kính trên 19,5cm cao hơn vì là gỗ xẻ; (3) Chi phí vận chuyển ít hơn do gỗ được bán tại địa phương, đặc biệt gỗ có chứng chỉ FSC thì các công ty sẽ mua tại rừng và chịu trách nhiệm chi phí vận chuyển. Về chi phí đầu tư, hầu hết các khu rừng việc chăn sóc sẽ hoàn thành sau năm thứ 6, có nghĩa là việc tỉa thưa sau năm thứ 6 hoàn thành thì rừng không cần phải đầu tư thêm gì nữa. Do vậy nếu chúng ta khai thác vào năm thứ 7 thì thu nhập sẽ thấp hơn nhiều so với chúng ta khai thác vào năm thứ 10 hoặc 11 như đã phân tích ở trên.

Kinh phí cho cấp CCR, theo đánh giá của tổ chức WWF sau khi dự án thành công thì tổng kinh phí chi cho các hoạt động cấp chứng chỉ cụ thể như sau:

Bảng 4.3. Các chi phí cho cấp chứng chỉ (áp dụng cho diện tích dưới 2000ha)

Chi phí VNĐ/ha/năm

Chi phí đánh giá cấp chứng chỉ ban đầu (5 năm cấp 1 lần) 380.000 VNĐ

Chi phí đánh giá hàng năm 30.000 VNĐ

73 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000 22000 24000 26000 28000 30000 32000 34000 36000 1000 VND/ha

Gỗ tròn có FSC Gỗ tròn không FSC Gỗ dăm không có FSC

Chi phí cho 3 loại hình trồng rừng

Trồng và chăm sóc Chi phí làm chứng chỉ FSC Khai thác Vận chuyển Các chi phí khác

Như vậy có thể kết luận nếu diện tích càng lớn thì kinh phí phải chi cho việc đóng góp để mời các đơn vị đánh giá sẽ giảm nhiều cho từng hec-ta. Tuy nhiên tại Trung Sơn, điều kiện các hộ gia đình hiện nay nói riêng cũng như các hộ gia đình tham gia trồng rừng nói chung ở Việt Nam thì việc bỏ ra một khoản chi phí này không phải là nhỏ để có thể làm được chứng chỉ rừng, bán gỗ có nguồn gốc với giá cao và đảm bảo được việc quản lý rừng bền vững. Tuy nhiên nếu tham gia vào chứng chỉ rừng thì sẽ có lợi rất nhiều về mặt kinh tế, theo một số nghiên cứu tại Việt Nam, nếu rừng có chứng chỉ rừng khai thác ở độ tuổi 10-11 thì sẽ thu được lợi nhuận rất cao. Bên cạnh đó việc tuân thủ theo các quy tắc của FSC sẽ đảm bảo việc tiết kiệm đầu tư theo phân tích dưới đây:

Hình 4.2. Phân tích chi phí khi đầu tư cho 3 loại rừng có và không có FSC[40]

26,065 24.3% 33.5% 4.0% 37.9% 0.4% 45.4% 33.5% 33.9% 24.6% 21.5% 53.6% 0.3% 0.4% 29,489.7 35,871.1

74

Theo biểu đồ trên cho thấy việc đầu tư theo phương pháp truyền thống không có chứng chỉ của người dân, sau 7 năm đầu tư thì tổng mức đầu tư cao hơn nhiều so với gỗ có chứng chỉ và đầu tư theo đúng quy trình, tuân thủ theo đúng các nguyên tắc mà FSC đưa ra. Bảng phân tích cũng chỉ ra rằng, các chi phí ban đầu khi tuân thủ theo quy trình của FSC cao hơn so với không tuân thủ áp dụng cho cả lấy gỗ tròn và gỗ dăm, cụ thể như chi phí đầu tư gỗ có chứng chỉ là 9.880.000 VNĐ cho 1 ha, trong khi đó gỗ không có chứng chỉ chỉ phải đầu tư có 8.840.000 VND cho 1 ha bao gồm cả công chăm sóc. Chênh lệch này chủ yếu do việc trồng và chăm sóc của gỗ có chứng chỉ yêu cầu cao hơn, áp dụng kỹ thuật tỉ mỉ hơn người dân trồng theo cách truyền thống là cày bừa, đốt rồi trồng. Tuy nhiên chi phí này chỉ là một phần nhỏ không đáng kể so với các chi phí về sau này mà gỗ không có FSC phải chịu, đặc biệt là chi phí vận chuyển cho gỗ dăm cao hơn nhiều so với gỗ tròn, đặc biệt là gỗ tròn có chứng chỉ. Thực tế phân tích, đánh giá cho thấy chi phí cho làm chứng chỉ rất ít và không đáng kể tuy nhiên nếu nhìn trên phương diện thực tế của từng hecta và thu nhập của người dân thì chi phí cho hoạt động cấp chứng chỉ là khá cao.

Thu nhập sau khi đầu tư cũng thể hiện rõ các lợi thế khi tham gia vào chứng chỉ rừng và bán gỗ FSC cho công ty thu mua có chứng chỉ CoC. Có thể đánh giá rằng nếu tham gia vào chứng chỉ rừng, thời gian bán .

Theo biểu đồ trên ta có thể đánh giá, nếu rừng khai thác với gỗ ván tổng thu nhập chỉ bằng 56.21% so với tổng thu nhập từ gỗ có chứng chỉ rừng là gỗ tròn. Nếu so với gỗ không có chứng chỉ rừng là gỗ tròn thì tỉ lệ này chênh lệch cũng cao, nếu gỗ tròn không có chứng chỉ rừng thì thu nhập chỉ đạt 75% so với thu nhập từ gỗ tròn có chứng chỉ rừng. Như vậy có thể nói thu nhập từ gỗ tròn không có chứng chỉ rừng chỉ bằng ¾ tổng thu nhập gỗ có chứng chỉ rừng là gỗ tròn.

75 0.0 20000.0 40000.0 60000.0 80000.0 100000.0 120000.0 140000.0 1000 VND/ha Rừng có FSC Rừng không FSC cho gỗ tròn Rừng không FSC cho gỗ dăm Gỗ tròn Gỗ dăm

Hình 4.3. Phân tích thu nhập với loại gỗ tròn và gỗ dăm có và không có FSC[40] Dựa trên phân tích ở trên, có thể kết luận rằng việc tham gia chứng chỉ rừng sẽ giảm thiểu được các chi phí đầu tư nếu tuân thủ theo đúng 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí FSC áp dụng cho Việt Nam, các chi phí giảm thiểu ở đây bắt đầu từ khâu trồng, chăm sóc cho đến khai thác, vận chuyển đều ít hơn nhiều so với đầu tư truyền thống không tuân theo chứng chỉ rừng. Đối với thu nhập cũng tương tự như vậy, nếu so sánh với gỗ không có chứng chỉ rừng là gỗ tròn và gỗ có chứng chỉ rừng là gỗ tròn thì thu nhập từ bán gỗ có chứng chỉ rừng sẽ tăng hơn tới 25% so với gỗ tròn không có chứng chỉ rừng.

Tuy nhiên đối với nhóm chứng chỉ rừng tại xã Trung Sơn, do đây là mô hình thí điểm có sự hỗ trợ từ dự án nên tổng diện tích được cấp chứng chỉ chỉ có hơn 300ha, và như vậy thì kinh phí chi cho việc hoàn thiện để đạt được chứng chỉ là tương đối cao. Cụ thể đối với nhóm Trung Sơn, tổng chi phí dự án hỗ trợ cho các hoạt động để đi đến cấp chứng chỉ rừng chi tiết như sau:

92,581 123,202

76

Bảng 4.4. Kinh phí thực hiện dự án cho nhóm Kinh Môn và Giang Xuân Hải

TT Hạng mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng

1

Truyền thông, họp thôn, xã, huyện,

tham quan (bao gồm cả tư vấn) 1,744 1,744 2,496 5,984

2

Tập huấn, đào tạo kiến thức

(bao gồm cả tư vấn) 3,776 3,776 5,400 12,952

3 Đánh giá nội bộ (bao gồm cả tư vấn) 2,520 2,520 3,600 8,640 4 Tủ tài liệu, máy tính, máy ảnh, máy

quay phim, quần áo bảo hộ… 1,600 336 480 2,416

5 Đánh giá cấp chứng chỉ 7,000 7,000 14,000

Tổng cộng (USD) 9,640 15,376 18,976 43,992

(Ghi chú: Bảng tính toán trên được tác giả tính toán sơ lược dựa trên các thực chi của dự án SECO cho các hoạt động của các nhóm tại Trung Sơn)

Như vậy tổng chi phí để cấp chứng chỉ rừng cho 1ha chia bình quân sẽ mất khoảng 141 USD (tương đương 2.800.000 VNĐ). Nếu áp dụng mức kinh phí này để nhân rộng mô hình chứng chỉ rừng thì chắc sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài và không có sự hậu thuẫn từ các công ty lâm sản cho các diện tích từ 2000ha trở lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã trung sơn, huyện gio linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)