Áp dụng Basel II và Thông tư 36/2014/TT-NHNN vào quy trình cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 11 TP HCM (Trang 28 - 34)

Việc tuân thủ theo Hiệp ước Basel cho phép các ngân hàng định lượng được rủi ro cho mọi hoạt động, mọi giao dịch đã và đang phát sinh. Lượng hóa được rủi ro sẽ giúp NHTM lượng hóa được vốn cần thiết cho mỗi giao dịch. Kết quả kinh doanh sẽ được so sánh đối chiếu với mức vốn cần thiết để đảm bảo an toàn, các ngân hàng từ đó có cái nhìn rõ hơn tỷ suất lợi nhuận tương ứng với mức độ rủi ro cho các hoạt động đã phát sinh. Với Basel, mọi rủi ro đều phải được lượng hóa bằng con số cụ thể và con số này sẽ chỉ ra rằng ngân hàng cần bao nhiêu vốn để có thể bù đắp được cho rủi ro. Như vậy, nếu như hiện nay việc hoạch định chiến lược kinh doanh chủ yếu dựa vào lợi nhuận mà hoạt động kinh doanh ấy mang lại, yếu tố rủi ro chỉ tác động ở một mức độ khiêm tốn, thì sau khi Basel được áp dụng, vai trò của rủi ro sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.

Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Hiệp ước này được coi là tiêu chuẩn tối thiểu để đánh giá các rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt, cũng như nhằm tăng cường hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh và quản lý nguồn vốn. Basel II có 3 trụ cột chính bao gồm: (i) yêu cầu vốn tối thiểu là 8% của tổng tài sản có rủi ro; (ii) sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính; (iii) nguyên tắc thị trường tức sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin nhằm làm lành mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát.

Các ngân hàng đã và đang nhận ra những lợi ích kinh tế từ việc tuân thủ Basel II, ví dụ như giảm yêu cầu về vốn, nâng cao uy tín, hệ thống xếp hạng, chi phí vốn thấp hơn, định giá hiệu quả hơn. Song để có thể triển khai Basel II hiệu quả, tất cả các ngân hàng sẽ cần phải xác định lại chiến lược kinh doanh của họ cũng như các

rủi ro tiềm ẩn. Trên thực tế, việc tính toán nhu cầu vốn theo hiệp ước này yêu cầu ngân hàng thực hiện khung rủi ro toàn diện trên toàn bộ tổ chức.

Về việc triển khai Basel tại các NHTM Việt Nam thì có thể thấy Việt Nam hiện nay chưa phải là thành viên của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, do đó không bị ràng buộc bởi thời hạn phải tuân thủ các hiệp ước Basel. Tuy nhiên, trong thời gian qua, NHNN đã ban hành nhiều văn bản luật và quy định theo định hướng Basel II, đặc biệt là Thông tư 36/2014/TT-NHNN ban hành ngày 20/11/2014 (Sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 06/TT-NHNN ban hành ngày 27/05/2016) với các quy định sửa đổi về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thực sự tạo ra một chuẩn mực mới về quản trị, an toàn hoạt động ngân hàng. Thông tư đã cụ thể hoá các quy định về tỷ lệ an toàn tối thiểu; giới hạn, hạn chế cấp tín dụng; tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn; giới hạn góp vốn, mua cổ phần, tỷ lệ cho vay so với tiền gửi.

- Tỷ lệ an toàn tối thiểu: các TCTD, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản Có rủi ro của TCTD (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ). Cách xác định tỷ lệ an toàn tối thiểu được quy định rất chi tiết trong Thông tư 6/TT-NHNN nhằm tạo điều kiện cho các NHTM có cơ sở tính toán và đánh giá tính tuân thủ.

- Giới hạn tín dụng: nhiều mức giới hạn được đưa ra cho các hình thức và đối tượng cấp tín dụng nhằm đảm bảo tính an toàn và phòng ngừa rủi ro tập trung, điển hình như: tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD; tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của TCTD đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của TCTD, Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của TCTD,…

- Tỷ lệ về khả năng chi trả: tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản Có thanh toán ngay và tổng Nợ phải trả…

- Giới hạn mua góp vốn cổ phần: mức góp vốn, mua cổ phần của TCTD trong một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác đó, trừ trường hợp góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty trực thuộc theo quy định của pháp luật; tổng mức góp vốn, mua cổ phần của TCTD và các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết của TCTD trong cùng một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác đó;...

- Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động: đối với ngân hàng tỷ lệ này không vượt quá 80%, đối với TCTD phi ngân hàng áp trần 85%,…

1.4 Hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Hiệu quả cho vay được hiểu là khả năng đáp ứng một cách phù hợp nhất nhu cầu về vốn của khách hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn và sinh lợi cho ngân hàng. Hiệu quả cho vay được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu sau:

1.4.1.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay

Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn vay của khách hàng, hay phản ánh hiệu quả cho vay của ngân hàng về mặt số lượng.

Doanh số cho vay: doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh số cho vay cho biết quy mô cho vay của ngân hàng đối với từng khách hàng cụ thể và với cả nền kinh tế trong một khoảng thời gian. Doanh số cho vay phụ thuộc vào quy mô, chính sách cho vay của ngân hàng, chu kỳ kinh tế, môi trường pháp lý.

Dư nợ cho vay: dư nợ là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay với nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dư nợ của một ngân hàng cho biết trạng thái thanh khoản, khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn vay của ngân hàng đó. Dư nợ đối với từng khách hàng cụ thể cho biết mối quan hệ của ngân hàng và khách hàng trên. Dư nợ còn là

cơ sở để xác định chất lượng của khoản vay. Dư nợ cho vay phụ thuộc vào trạng thái thanh khoản của ngân hàng, chính sách cho vay,...

Chỉ tiêu dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động:

Chỉ số này được biểu thị dưới dạng phần trăm (%), được xác định bằng tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động được. Đây là chỉ số giúp xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động vào cho vay, từ đó mà các nhà phân tích có thể so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động.

1.4.1.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn

Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết tỷ trọng của các khoản cho vay đã bị quá hạn trả nợ gốc và lãi trong tổng dư nợ. Qua đó, phản ánh chất lượng các khoản vay của ngân hàng. Trong hoạt động ngân hàng, tỷ lệ này càng cao phản ánh chất lượng các khoản vay càng thấp và độ an toàn của ngân hàng càng thấp. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng mang tính thời điểm, nên chưa phản ánh chính xác độ an toàn của các khoản vay.

Tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản/ Tổng dư nợ cho vay

Tài sản đảm bảo là một trong những đệm đỡ an toàn cho hoạt động cho vay của ngân hàng, nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng và bảo toàn vốn cho ngân hàng. Do vậy, tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo ảnh hưởng đến độ an toàn của khoản vay. Tỷ lệ này cao hay thấp là phụ thuộc vào chính sách tín dụng của NHNN nói chung và của NHTM nói riêng trong từng thời kỳ.

Kỳ hạn của danh mục cho vay: kỳ hạn trung bình của danh mục cho vay phụ thuộc nhiều vào kỳ hạn của nguồn, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Nói chung kỳ hạn trung bình của khoản vay càng phù hợp với kỳ hạn của nguồn các tốt. Sự thích hợp của kỳ hạn cho vay với chu kỳ kinh doanh của khách hàng là một yêu cầu quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian: các khoản cho vay của ngân hàng sẽ được chia theo các kỳ hạn ngắn, trung và dài hạn. Ngân hàng hoạt động luôn đi liền

với nguyên tắc huy động vốn để đi cho vay, từ đó kỳ hạn của nguồn vốn huy động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu dư nợ cho vay của ngân hàng theo kỳ hạn mà ở đó, dư nợ có tính chất dài hạn luôn có rủi ro cao hơn so với dư nợ có kỳ hạn ngắn.

Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế: thành phần kinh tế trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thường chia làm 03 thành phần là Khách hàng Doanh Nghiệp, Khách hàng Doanh nghiệp Siêu Vi Mô và Khách hàng cá nhân. Tuỳ thuộc vào quy mô, đặc tính, tiềm năng thị trường mà mỗi ngân hàng xây dựng cho mình một danh mục cho vay với độ đa dạng khác nhau. Nhìn chung một danh mục cho vay càng đa dạng, sẽ càng giảm thiểu các rủi ro phi hệ thống cho ngân hàng.

Trích dự phòng rủi ro và xử lý dự phòng rủi ro

Mục đích của việc sử dụng dự phòng là để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ của TCTD. Dự phòng rủi ro chỉ tính theo dư nợ gốc của khách hàng và được hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD.

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN được NHNN ban hành ngày 21/03/2013 nhằm hướng dẫn về phân loại nợ và trích lập dự phòng thì nợ được chia thành các nhóm dựa trên phương pháp như sau:

- Phân loại nợ theo Điều 10 chủ yếu dựa trên thời gian quá hạn của các khoản nợ, tức thiên về yếu tố định lượng (Nhóm 1: Nợ trong hạn và quá hạn dưới 10 ngày, Nhóm 2: Thời gian quá hạn từ 10 – 90 ngày, Nhóm 3: Thời gian quá hạn từ 91 – 180 ngày, Nhóm 4: Thời gian quá hạn từ 181 – 360 ngày, Nhóm 5: Thời gian quá hạn trên 360 ngày).

- Phân loại nợ theo Điều 11 lại chủ yếu dựa trên khả năng trả nợ của khách hàng, tức nhằm vào yếu tố định tính (Nhóm 1: Các khoản nợ được TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn, Nhóm 2: Các khoản nợ được TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ, Nhóm 3: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, có khả năng tổn thất, Nhóm 4:

Các khoản nợ được TCTD đánh giá có khả năng tổn thất cao, Nhóm 5: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi, chấp nhận mất vốn).

Mức trích lập dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được xác định theo công thức: n i 1 i R R   Trong đó:

 R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng

 Ri: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i

Theo đó Ri được tính toán theo:

i i ( ) i R ACr Với:  Ai: Số dư nợ gốc thứ i

 Ci: Giá trị khấu trừ của TSBĐ, tài sản cho thuê tài chính của khoản nợ thứ i

 r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm (trường hợp Ai< Ci thì Ri

được tính bằng 0)

 Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể với từng nhóm là: nhóm 1: 0%; nhóm 2: 5%; nhóm 3: 20%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100%.

Dự phòng cũng được dùng để xử lý rủi ro ngay khi các khoản nợ được xếp vào nhóm 5. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro được thực hiện theo nguyên tắc sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trước, phát mại TSBĐ để thu hồi nợ, và cuối cùng nếu phát mại tài sản không đủ bù đắp thì mới được sử dụng dự phòng chung. Vì chi phí phát sinh từ những thay đổi trên sẽ chuyển sang khách hàng vay nên chi phí cho vay sẽ có thể tăng. Các ngân hàng cũng sẽ ưu tiên cho việc cho vay có bảo đảm để giảm gánh nặng về dự phòng rủi ro.

1.4.1.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời

Khả năng sinh lời trong hoạt động cho vay có mối liên hệ mật thiết với độ an toàn trong hoạt động cho vay, ngân hàng chỉ có thể thu đựơc lợi nhuận trên cơ sở đảm bảo đựơc độ an toàn cho các khoản cho vay của mình. Bất cứ tổn thất nào mà ngân hàng gặp phải cũng ảnh hưởng đến thu nhập hay lợi nhuận của ngân hàng.

Tỷ lệ doanh số thu nợ/ Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ này được gọi là hệ số thu nợ, dùng để cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, nó biểu hiện khả năng thu hồi nợ từ việc cho khách hàng vay hay trả nợ của khách hàng trong một thời kỳ.

Tỷ lệ thu nhập lãi từ cho vay/ Dư nợ cho vay

Tỷ lệ này cho biết một đồng cho vay bình quân thu được bao nhiêu đồng lãi, qua đó phản ánh khả năng kiểm soát chi phí trong cho vay của ngân hàng và mức độ sinh lời từ cho vay. Thu nhập từ lãi là phần chênh lệch giữa thu từ lãi trừ chi phí trả lãi huy động. Tỷ lệ này càng cao phản ánh mức sinh lời từ hoạt động cho vay càng cao, do kiểm soát tốt chi phí và tăng cường lợi nhuận.

+ Tỷ lệ thu từ lãi cho vay/ Doanh thu ngân hàng

Tỷ lệ này cho biết tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay trong tổng nguồn thu của ngân hàng. Các nguồn thu của ngân hàng bao gồm: thu từ lãi cho vay, thu từ tiền gửi tại các TCTD, thu từ dịch vụ,thu từ hoạt động đầu tư và các khoản thu khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 11 TP HCM (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)