Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
Bảng 2.9. Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ của VietinBank CN 11 năm 2014 – 2016
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Nợ quá hạn 3 4 3
Tổng dư nợ 7.201 10.389 14.101
Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 0,04% 0,04% 0,02%
Nguồn: VietinBank CN 11
Qua bảng số liệu 2.9 ta thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ của chi nhánh vẫn nằm trong tầm khả năng kiểm soát. Tỷ lệ này không thay đổi vào giai đoạn 2014-2015 nhưng giảm mạnh vào giai đoạn năm 2015-2016, năm 2016 là 0,02% giảm 0,02% so với năm 2015 (0,04%).
Nợ quá hạn trong cho vay không thay đổi ở giai đoạn 2014-2015, mặc dù đã có cố gắng lớn của cán bộ tín dụng ngân hàng trong thu nợ các món vay khả thi và công tác chỉ đạo từ Ban Giám đốc xuống xử lý những món nợ quá hạn của khách hàng, trọng tâm là xử lý được một số món quá hạn của những doanh nghiệp ngành
sắt thép và may mặc. Nhưng mặc khác phát sinh nợ xấu chuyển nhóm từ những khách hàng vay vốn phục vụ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Do điều kiện thời tiết có nhiều bất ổn nên nhà nông bị thiệt hại nặng nề về kinh tế. Trong khi nguồn thu chính để trả nợ của một số khách hàng vay mà chi nhánh mở rộng cho vay ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long là từ sản xuất nông nghiệp nên không tránh khỏi rủi ro thiên tai, giá nông sản bị giảm,... ảnh hưởng đến tình hình thu nợ. Ngoài ra, nợ quá hạn còn tập trung vào các món vay do điều kiện khách quan từ phía khách hàng như gia đình bất hoà, ly thân, kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ, nợ dây dưa kéo dài phải đưa ra pháp luật xử lý.
Về chất lượng tín dụng và thu hồi nợ xử lý rủi ro: nợ quá hạn trong cho vay giảm mạnh ở giai đoạn 2015-2016, điều này là một cố gắng lớn của cán bộ tín dụng ngân hàng trong việc thu nợ mà chủ yếu của một số khách hàng cá nhân lớn với tổng thu hồi là 2.889 triệu đồng. Về nợ nhóm 2 tăng cao trong năm 213.676 triệu đồng, chiếm 1,52% trên tổng dư nợ chi nhánh, trong khi tỷ trọng của KV21 là 1,00%, có khả năng chuyển nhóm sang nợ xấu trong đầu năm 2017. Kết quả thu nợ xử lý rủi ro: 4.311 triệu đồng, đạt 96,3% kế hoạch năm. Tổng giá trị dư nợ xử lý rủi ro của chi nhánh là 17.265 triệu đồng.
Tuy rằng tỷ lệ nợ quá hạn tại VietinBank CN 11 là thấp, nhưng chi nhánh vẫn cần chú trọng hơn đến những ngành nghề có hiệu quả đầu tư cao, hạn chế đầu tư vào những ngành nhiều tiềm ẩn rủi ro như: kinh doanh sắt thép xây dựng, kinh doanh bất động sản,... Bên cạnh đó, chi nhánh luôn tăng cường thêm công tác giám sát, quản lý nợ, đồng thời xử lý những bất cập, những lĩnh vực chưa kiểm soát tốt được.
Bảng 2.10. Dư nợ cho vay dựa trên tài sản bảo đảm của VietinBank CN 11 năm 2014 – 2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Giai đoạn năm 2015-2014
Giai đoạn năm 2016-2015 Tăng/ Giảm (%) Tăng/ Giảm (%) Cho vay có TSBĐ 4.680 6.540 9.041 1.860 40 2.501 38
Cho vay không
có TSBĐ 2.521 3.850 5.060 1.329 53 1.210 31
Tổng 7.201 10.389 14.101 3.188 44,27 3.712 35,73
Nguồn: VietinBank CN 11
Dựa vào bảng 2.10 ta nhận thấy dư nợ cho vay có TSBĐ tăng trưởng rất mạnh qua các năm, cụ thể tăng 1.860 tỷ đồng tương ứng với 40% trong giai đoạn 2014- 2015, giai đoạn 2015-2016 tăng từ 6.540 tỷ đồng (năm 2015) lên 9.041 tỷ đồng (năm 2016) tương ứng với 2.501 tỷ đồng (tỷ lệ 38%). Dư nợ cho vay không có TSBĐ tăng trưởng mạnh vào giai đoạn năm 2014-2015 từ 2.521 tỷ đồng (năm 2014) lên 3.850 tỷ đồng (năm 2015), tương ứng 1.329 tỷ đồng (53%). Bước sang giai đoạn 2015-2016, chi nhánh giảm mức tăng trưởng cho vay không có TSBĐ từ tăng trưởng tuyệt đối 1.329 tỷ đồng giai đoạn 2014-2015 xuống 1.210 tỷ đồng giai đoạn 2015-2016, tương ứng 53% xuống 31%.
Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm của VietinBank CN 11 năm 2014 - 2016
Nguồn: VietinBank CN 11
Dựa vào biểu đồ 2.5 ta thấy tỷ trọng cho vay có TSBĐ tăng nhẹ từ 35% năm 2014 lên 37% năm 2015 và giảm nhẹ năm 2016 còn 36%. Tương ứng với sự biến động của tỷ trọng cho vay có TSBĐ thì tỷ trọng cho vay không TSBĐ có sự biến động ngược lại, cụ thể giảm từ 65% năm 2014 xuống còn 63% năm 2015 và tăng nhẹ lên 64% năm 2016. Việc biến động tỷ lệ như trên dựa trên định hướng của Ban Giám đốc chi nhánh khi nhận thấy được rủi ro từ cho vay không có TSBĐ ngày càng tăng. Cụ thể tỷ trọng nợ quá hạn tăng lên trong năm 2015 chiếm phần lớn là từ cho vay không TSBĐ. Mặc dù cho vay không có TSBĐ tập trung từ cho vay cán bộ công nhân viên Nhà nước, các doanh nghiệp uy tín mà ngân hàng có chi lương trực tiếp và việc thu hồi nợ từ việc trừ trực tiếp vào tài khoản của khách hàng khi có lương chuyển vào mang tính an toàn cao. Tuy nhiên vẫn có những rủi ro ngoài tầm kiểm soát, khách quan từ phía khách hàng như gia đình bất hoà, ly thân, kinh doanh ngoài kém hiệu quả, thua lỗ, nợ dây dưa kéo dài dẫn đến nợ xấu.
Trong bối cảnh khó khăn, việc xử lý TSBĐ là một trong những công cụ quan trọng được xem như “phao cứu sinh” giúp ngân hàng thu hồi nợ, giảm nợ xấu. Vì
65% 63% 64% 35% 37% 36% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tỷ trọng cho vay có TSBĐ Tỷ trọng cho vay không TSBĐ
vậy, cho vay có TSBĐ luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu dư nợ cho vay.
Kỳ hạn của danh mục cho vay
Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ dư nợ cho vay dựa trên kỳ hạn của VietinBank CN 11 năm 2014 - 2016
Nguồn: VietinBank CN 11
Dựa vào biểu đồ 2.6 ta nhận thấy tỷ trọng dư nợ ngắn hạn năm 2014 chiếm 55%, trung và dài hạn 45%. Năm 2015 tỷ trọng ngắn hạn giảm xuống còn 48%, trong khi trung và dài hạn tăng lên 52%. Giai đoạn này chi nhánh tập trung vào cho vay một số dự án lớn và có thời gian thu hồi vốn lâu nên tăng thêm nhiều rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng. Sang năm 2016, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tiếp tục giảm còn 45%, trung và dài hạn tăng nhẹ lên 55%. Giai đoạn này chi nhánh mở rộng cho vay mạnh tại các tỉnh ven thành phố về các dự án lớn của Nhà Nước và các doanh nghiệp uy tín lớn trên thị trường.
Cũng giống như cho vay có TSBĐ, Ban Giám đốc cũng nhận định hướng đi sắp tới của cho vay theo kỳ hạn chủ yếu là cho vay ngắn hạn vì tín dụng trung dài hạn của NHTM có thời gian hoàn vốn chậm. Nguồn trả tiền vay cho ngân hàng chủ yếu được lấy từ quỹ khấu hao và một phần từ lợi nhuận của chính dự án mang lại.
55% 48% 45% 45% 52% 55% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tỷ trọng ngắn hạn Tỷ trọng trung và dài hạn
khác nhau – thời hạn cho vay kéo dài trong nhiều năm. Mặc khác, quy mô tín dụng thường lớn, nguy cơ rủi ro cao vì nền kinh tế quốc gia luôn biến động. Sự biến động này có thể tích cực hoặc tiêu cực mà chúng ta không thể biết được. Do đó mà một khoản vay dài hạn thường đem lại nhiều rủi ro hơn là một khoản vay ngắn hạn vì thời gian càng dài thì xác suất xảy ra những biến động này lớn hơn. Hơn nữa, lãi suất của cho vay trung dài hạn thường lớn hơn lãi suất cho vay ngắn hạn.
Cấu trúc danh mục cho vay
Biểu đồ 2.7. Cấu trúc danh mục cho vay của VietinBank CN 11 năm 2014 - 2016
Nguồn: VietinBank CN 11
Dựa theo biểu đồ 2.7 ta thấy ngành Thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu cho vay, cụ thể tăng từ 53% năm 2014 lên 59% năm 2016 (năm 2015 là 60%). Ngành Thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao do các hoạt động xây dựng, phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh, thành phố đã có chuyển biến và đạt được những kết quả quan trọng.
37% 31% 33% 53% 60% 59% 5% 4% 4% 5% 5% 4% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Công nghiệp và xây dựng Thương mại và dịch vụ
Dư nợ cho vay ngành công nghiệp và xây dựng sụt giảm về tỷ trọng nhưng về mặt tuyệt đối, dư nợ cho vay cũng tăng trưởng rất mạnh chủ yếu vì sự trở lại của thị trường bất động sản, nhu cầu về mua đất, xây nhà và những dự án xây nhà chung cư ngày càng tăng và việc tập trung của VietinBank CN 11 trong đầu tư nhiều vào dự án đầu tư hạ tầng, dự án cung cấp nước sạch, doanh nghiệp xăng dầu, các doanh nghiệp cung cấp vật tư, nguyên liệu, bao bì, ngành nghề dệt may tăng mạnh. Những ngành nghề chi nhánh cấp vốn đầu tư thường là những mặt hàng thiết yếu, đầu ra ổn định, rủi ro tương đối thấp.
Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ trọng dư nợ giảm đi, Cụ thể tỷ trọng này giảm từ 43,17% năm 2014 xuống còn 39,82% năm 2016. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chịu ảnh hưởng lớn từ tác động của thiên nhiên nên định hướng của chi nhánh là cho vay tăng trưởng an toàn.