Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 11 TP HCM (Trang 77 - 79)

Môi trường pháp lý

VietinBank cũng giống như những NHTM khác với tư cách là kênh dẫn vốn, điều tiết từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn, nên hoạt động tín dụng của ngân hàng liên quan đến sự ổn đinh tiền tệ và kiểm soát lạm phát. Là nơi trực tiếp thực hiện các mục tiêu quan trọng của chính sách tiền tệ thông qua hoạt động tín dụng của mình để NHNN có thể kiểm soát được khối lượng tín dụng cũng như điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông. Nếu hoạt động tín dụng tại chi nhánh nói riêng và VietinBank nói chung không hiệu quả, cho vay không thu hồi nợ và lãi đúng hạn hoặc sự tăng trưởng tín dụng thiếu lành mạnh, mở rộng quá mức sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sự sống còn của hệ thống ngân hàng mà còn phá vỡ tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Vì vậy, chi nhánh luôn chịu sự giám sát hết sức sát sao của pháp luật, cũng như các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn, quy mô, giới hạn cho vay,...

Điều kiên tự nhiên

Hiện tại chi nhánh có mở rộng ra cho vay ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Điều kiện tự nhiên biến động như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn,... là yếu tố tác

động đến hiệu quả kinh doanh của khách hàng của chi nhánh. Dẫn đến khách hàng lâm vào tình trạng sản xuất kinh doanh khó khăn, thất thoát tài sản thì nguy cơ trước mắt là không đủ khả năng tài chính để hoàn trả nợ và lãi cho ngân hàng, kéo theo rủi ro tín dụng là điều không tránh khỏi.

Chính sách tiền tệ của NHNN tác động tới VietinBank

Chính sách tín dụng đóng vai trò then chốt điều tiết các mặt hoạt động như huy động vốn và cho vay, lãi suất, sản phẩm tín dụng, kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng, thu hút khách hàng. Vì vậy, trong từng thời kỳ nhất định của môi trường cạnh tranh khá gay gắt VietinBank luôn có những định hướng xây dựng mục tiêu phấn đấu cụ thể nhằm tạo tác động tích cực đến việc điều chỉnh mọi mặt hoạt động cho vay, chính sách lãi suât và sản phâm huy động cho vay phải được điều tiết linh hoạt gắn liền với từng loại hình huy động và cho vay nhằm đáp ứng được yêu cầu hoàn thành chính sách tiền tệ được giao và kích thích công chúng đến với chi nhánh. Trong các công cụ về chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất được xem là công cụ gián tiếp trong trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng lên hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà còn có thể kích thích hay kìm hãm sản xuất. Cơ chế điều chỉnh lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của NHNN nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định.

Trong quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng, lãi suất cho vay phản ánh giá cả của đồng vốn mà người sử dụng vốn là các khách hàng phải trả cho người cho vay là các ngân hàng. Đối với khách hàng, lãi suất cho vay hình thành nên chi phí vốn và là chi phí đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trường cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh hay nói cách khác là tác động trực tiếp đến lợi nhuận của khách hàng và qua đó điều chỉnh các hành vi của họ các hoạt động kinh tế. Khi lãi suất cho vay của NHTM tăng sẽ đẩy chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm tăng lên, làm suy giảm lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của khách hàng, gây ra tình trạng thua lỗ, phá sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Xu hướng tăng lãi

suất ngân hàng sẽ luôn đi liền với xu hướng cắt giảm, thu hẹp quy mô và phạm vi của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Ngược lại, khi lãi suất ngân hàng giảm sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Lãi suất cho vay thấp luôn là động lực khuyến khích các khách hàng mở rộng đầu tư, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó kích thích tăng trưởng trong toàn bộ nền kinh tế.

Hiện nay ở Việt Nam sau khi Nhà nước chuyển sang điều hành theo lãi suất cơ bản từ ngày 02/08/2000 thì các NHTM có thể chủ động linh hoạt thay đổi lãi suất cho phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể, vì vậy đã dẫn đến hiện tượng cạnh tranh lãi suất làm lãi suất hạ rất thấp gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực như “phá giá” lãi suất, gây áp lực cho các ngân hàng nhỏ, đồng thời môi trường hoạt động khó khăn. Vì vậy các NHTM muốn cạnh tranh thì cũng cần phải quan tâm đến các loại hình cho vay và các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất để có thể đưa ra những khung lãi suất các loại một cách đúng đắn sao cho đảm bảo được hiệu quả tín dụng, mở rộng tín dụng phải có lợi nhuận, đặc biệt quan tâm đến sự phát triển chung của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 11 TP HCM (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)