Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 11 TP HCM (Trang 81 - 86)

Về phía ngân hàng

năng lực và phẩm chất đạo đức. Nếu một cán bộ tín dụng non kém về trình độ, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm thì sẽ không có khả năng thẩm định và xử lý thông tin, đánh giá khách hàng thiếu chính xác, mức vay, lãi suất vay và kỳ hạn không phù hợp; dẫn đến chất lượng tín dụng thấp, rủi ro cao. Ngoài ra, nếu cán bộ tín dụng không tuân thủ theo đúng quy trình tín dụng như giải ngân trước khi hoàn thành chứng từ hay không kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn của người vay, thì việc mất vốn rất dễ xảy ra. Hơn nữa, cán bộ tín dụng có phẩm chất đạo đức kém, không có tinh thần trách nhiệm, dễ bị cám dỗ thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng bằng cách cho vay chỉ dựa trên mối quan hệ với khách hàng, dựa trên lợi ích cá nhân mà bỏ qua những điều kiện và thủ tục cần thiết.

- Thứ hai: sự giám sát của các cấp quản lý trong chi nhánh còn thiếu sát sao. Cán bộ tín dụng cần có sự phê duyệt của lãnh đạo trước khi giải ngân. Vậy nên nếu cấp trên không có sự kiểm tra, đánh giá xem quyết định của cán bộ đã thực sự chính xác chưa thì nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ là rất cao. Hơn nữa, sau khi giải ngân rồi, cán bộ tín dụng vẫn phải tiếp tục theo dõi khách hàng để sớm phát hiện ra dấu hiệu của những khoản nợ có vấn đề. Tuy nhiên, việc theo dõi này đối với nhiều cán bộ chỉ mang tính hình thức. Do vậy, nếu các cấp quản lý không có sự giám sát đối với cán bộ tín dụng, hoạt động của các cán bộ tín dụng sẽ không hiệu quả, thậm chí dẫn đến những sai phạm đạo đức trong cho vay và thu nợ. Ngoài ra, các cơ quan cấp trên không quan tâm đến thực trạng tín dụng của ngân hàng thì sẽ không có những chỉ đạo kịp thời để ngăn ngừa và xử lý rủi ro xảy ra.

- Thứ ba: ngân hàng chưa đa dạng hoá thêm các danh mục đầu tư. Một công cụ luôn được nhắc đến trong quản trị tín dụng ở tất cả các ngân hàng trên thế giới là quản trị danh mục đầu tư. Quản trị danh mục làm cân đối và kiềm chế rủi ro bằng cách nhận dạng, dự báo và kiểm soát mức độ rủi ro với từng thị trường, khách hàng, loại sản phẩm tín dụng và điều kiện hoạt động khác nhau. Nhiều chuyên gia ngân hàng tin rằng đa dạng hoá là giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng hữu hiệu nhất. Mặc dù hiểu rõ tầm quan trọng của việc đa dạng hoá danh mục đầu tư, song Chi nhánh chỉ cho vay tập trung một hoặc hai ngành hoặc chỉ cho vay một vài doanh

nghiệp lớn, nhóm kinh doanh đơn lẻ. Một danh mục đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào một ngành hay một loại mặt hàng là rất nguy hiểm vì không ngành nào là không có rủi ro.

- Thứ tư: định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng. Về cơ cấu, lãi suất cho một khoản vay phải được xác định ở mức đảm bảo bù đắp được chi phí vốn đầu vào, chi phí quản lý, phần lợi nhuận mong muốn và phần bù đắp rủi ro của khoản vay. Khách hàng được đánh giá có mức độ rủi ro càng cao, phần bù rủi ro càng lớn. Nhưng vì cạnh tranh nên một số ngân hàng có thể chấp nhận mức giá cho vay thấp, thậm chí chỉ đủ chi phí vốn đầu vào và chi phí quản lý, không tính đến phần bù rủi ro. Việc làm đó trong dài hạn không những làm giảm lợi nhuận mà còn làm tăng tính rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Môi trường kinh tế

- Môi trường kinh tế trong những năm vừa qua có nhiều biến động. Những biến động trong một số ngành nghề, tác động không nhỏ tới một số đối tượng khách hàng của ngân hàng qua đó cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động cho vay của ngân hàng.

- Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, nền kinh tế nước ta nói chung bị ảnh hưởng xấu. Các ngành thương mại, dịch vụ, công nghiệp và xây dựng giảm sút. Kéo theo đó là mặt bằng giá cả leo thang gây ra nhiều khó khăn về nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp. Đây là một nguyên nhân quan trọng gây ra các khoản nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng.

- Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đóng băng, giá vàng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng các khoản cho vay của ngân hàng.

Về phía khách hàng

- Đối với cá nhân, nguyên nhân nợ quá hạn xuất phát từ nguồn thu chính để trả nợ của một số khách hàng vay mà chi nhánh mở rộng cho vay từ sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi rủi ro thiên tai, giá nông sản bị giảm,... từ đó kéo theo tác động xấu tình hình thu nợ. Ngoài ra, nợ quá hạn còn tập trung vào các món vay do

điều kiện khách quan từ phía khách hàng như gia đình bất hoà, ly thân, kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ, nợ dây dưa kéo dài phải đưa ra pháp luật xử lý.

- Nhóm khách hàng doanh nghiệp quá hạn chủ yếu của ngân hàng hiện nay là các công ty, đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các cơ chính sách. Mặt khác, cơ chế chính sách chưa ổn định, thiếu đồng bộ, thiếu tính hoạch định có tính chiến lược lâu dài và hay thay đổi đột ngột đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của các công ty này.

- Một vài công ty vay vốn của chi nhánh không trung thực trong các báo cáo tài chính, làm cho quy trình thẩm định dự án cho vay của chi nhánh không chính xác, làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong hệ thống VietinBank, VietinBank CN 11 là một trong những chi nhánh tiêu biểu của VietinBank và nằm trong 10 chi nhánh xuất sắc nhất hệ thống, chính vì vậy chi nhánh đã thu hút được một lượng lớn tiền gửi và thực hiện nhiều hoạt động cho vay với số dư khá lớn. Hiện tại chi nhánh là đối tác cung cấp vốn quan trọng cho nhiều khách hàng là doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận. Trong đó, hoạt động cho vay của chi nhánh chiếm giá trị cao với 14.101 tỷ đồng năm 2016, lợi nhuận đạt 280 tỷ đồng. Hạt động cho vay của chi nhánh chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của chi nhánh nói riêng và của toàn hệ thống nói chung.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã được trình bày và phân tích cụ thể về các mảng huy động vốn, tài trợ thương mại, các hoạt động cung cấp dịch cụ. Đặc biệt về tình hình cho vay tại chi nhánh, các nội dung chi tiết về thời hạn khoản vay, đối tượng vay vốn, ngành nghề cho vay cũng được trình bày cặn kẽ đi cùng với việc phân tích và đánh giá về các chỉ số phản ánh độ an toàn, các khoản mục cho thấy mức độ sinh lời của khoản vay. Từ những phân tích và đánh giá, kết hợp với những quan sát thực tế những gì đang diễn ra tại chi nhánh, những mặt tích cực đồng thời các điểm còn hạn chế đã được đưa ra với nguyên nhân cụ thể được phân tích. Điều này gợi ra một thực tế rằng hoạt động cho vay tại chi nhánh chưa đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho nền kinh tế, chưa xứng với sự kỳ vọng của Ban Giám Đốc và đòi hỏi cần phải có những nỗ lực phát triển hơn nữa trong thời gian sắp tới.

Chính những nghiên cứu trong Chương 2 về hoạt động cho vay của VietinBank CN 11 trong khoảng thời gian 2014-2016, trong đó trọng tâm vào phân tích rõ thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng và đánh giá được thực trạng dựa trên các yếu tố, chỉ tiêu và tác động của cơ chế chính sách thị trường sẽ tạo ra cơ sở hợp lý để từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp trong Chương 3 nhằm hoàn thiện hơn hoạt động cho vay tại chi nhánh.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM – CHI NHÁNH 11 TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 11 TP HCM (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)