Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 11 TP HCM (Trang 52 - 63)

Hoạt động cho vay cũng như huy động vốn là các hoạt động chủ yếu và quan trọng của VietinBank. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế đặc biệt là nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá ngành nghề sản xuất của các doanh nghiệp không những có ý nghĩa đối với nền kinh tế trên địa bàn thành phố mà cả đối với bản thân chi nhánh, bởi vì thông qua cho vay để tạo ra nguồn thu nhập và từ đó trả lãi lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp những chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận.

 Phân tích dư nợ cho vay theo thời hạn vay:

Bảng 2.5. Tình hình cho vay tại VietinBank CN 11 theo thời hạn vay năm 2014 – 2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch năm 2015-2014 Chênh lệch năm 2016-2015 Tăng/ Giảm (%) Tăng/ Giảm (%) Ngắn hạn 3.960 4.990 6.368 1.030 26 1.378 28 Trung và dài hạn 3.241 5.400 7.733 602 13 2.333 43 Tổng dư nợ 7.201 10.390 14.101 1.632 19 3.711 36 Nguồn: VietinBank CN 11

Số liệu bảng 2.5 cho thấy dư nợ cho vay ở các nhóm kỳ hạn của ngân hàng qua các năm có xu hướng tăng mạnh về số tuyệt đối với tốc độ tăng trưởng rất nhanh chóng, cụ thể: cuối năm 2015 dư nợ cho vay ngắn hạn là 4.990 tỷ đồng, tăng 1.030 tỷ đồng so với năm 2014 với tốc độ 26%; năm 2016 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 6.368 tỷ đồng, tăng 1.378 tỷ đồng so với năm 2015 với tốc độ tăng trưởng 28%; năm 2016 dư nợ trung dài hạn tăng cao đạt 7.733 tỷ đồng, tăng 2.333 tỷ đồng so với năm 2015 với tốc độ ấn tượng 43%. Điều này là do chi nhánh luôn chủ động trong

việc tìm kiếm các khoản vay khả thi thông qua các mối quan hệ với các hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề (AFA, Hiệp hội doanh nghiệp các tỉnh thành,....), các khách hàng quen thuộc cùng với việc quảng bá rộng rãi thương hiệu VietinBank. Chính sự cố gắng tạo ngày càng nhiều tiện ích cho khách hàng quan hệ giao dịch tại ngân hàng.

Biểu đồ 2.2. Tình hình cho vay tại VietinBank CN 11 theo thời hạn vay năm 2014 - 2016

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: VietinBank CN 11

Theo biểu đồ 2.2, ta thấy được dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng và có xu hướng tăng liên tục, từ năm 2014 cho vay trung dài hạn đạt 3.241 tỷ đồng chiếm 45% tổng dư nợ vay, năm 2015 đạt 5.400 tỷ đồng chiếm 52% dư nợ vay và 2016 là 7,733 tỷ đồng tương ứng 55% dư nợ vay. Điều này xuất phát từ việc ngân hàng đã ngày càng tạo được uy tín và niềm tin nơi khách hàng cũng như đã có được lượng khách hàng thân quen chủ yếu, cạnh tranh bằng lãi suất, sản phẩm rất tốt tại địa bàn. Đồng thời cũng xuất phát từ một phần ở tâm lý khách hàng muốn quan hệ vay vốn ngắn hạn làm quen với việc vay ngân hàng. Ở năm 2015, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt tốc độ tăng trưởng rất tốt tuy có chậm hơn năm 2016, nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay

3960 4990 6368 3241 5400 7733 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng

trung và dài hạn lại tăng lên điều này một phần là do một số khách hàng chuyển sang vay trung dài hạn tại ngân hàng khi đã giao dịch vay vốn trong thời gian trước đó, và họ có nhu cầu về việc sử dụng vốn vay cho mục đích kinh doanh trong dài hạn và muốn hợp tác kinh doanh lâu dài với ngân hàng.

Ngoài ra việc dư nợ cho vay trung và dài hạn của ngân hàng cũng tăng trưởng cao là do một số doanh nghiệp xây dựng trúng thầu xây dựng các công trình xây dựng lớn nên có nhu cầu vay trung và dài hạn lớn vào năm 2016, số lượng khách hàng đến giao dịch vay vốn tăng do các khách hàng cũ giới thiệu và các nhân viên tín dụng marketing lôi kéo về làm cho dư nợ dài hạn cuối năm của ngân hàng tăng mạnh mẽ. Dự kiến dư nợ cho vay trung và dài hạn trong thời gian tới sẽ có xu hướng tăng mạnh.

 Phân tích dư nợ cho vay theo đối tượng vay:

Bảng 2.6. Dư nợ cho vay theo đối tượng vay tại VietinBank CN 11 năm 2014 – 2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch năm 2015-2014 Chênh lệch năm 2016-2015 Tăng/ Giảm (%) Tăng/ Giảm (%) DN Lớn 5.690 7.162 8.672 1.472 26 1.510 21 DN VVN 906 2.046 3.118 1.140 126 1.072 52 FDI 210 330 746 120 57 416 126 KH siêu vi mô 35 89 135 54 154 46 52 KH cá nhân 360 763 1430 403 112 667 87 Tổng dư nợ 7.201 10.390 14.101 3.189 44 3.711 36 Nguồn: VietinBank CN 11

Đối tượng cho vay của ngân hàng cũng rất đa dạng. Dựa trên bảng 2.6, nhìn chung dư nợ cho vay trên từng đối tượng qua các năm có sự tăng trưởng tốt, các chỉ tiêu ở DN VVN, DN Siêu vi mô và KH cá nhân với dư nợ cho vay có tốc độ tăng liên tục trên 100% ở năm 2015, cụ thể là: DN VVN năm 2014 với dư nợ 906 tỷ đồng, năm 2015 là 2.046 tỷ đồng tăng 1.140 tỷ đồng với tốc độ tăng 126% so với năm 2014, tương tự như vậy KH Siêu vi mô và KH cá nhân tăng lần lượt là 154% và 112%. Tuy nhiên sang năm 2016, tốc độ tăng trưởng tương đối lại có sự suy giảm là bởi vì ngân hàng đang bước vào thời kỳ ổn định nên rất chú trọng các món vay có chất lượng cao và việc lựa chọn khách hàng kỹ hơn. Tuy vậy ngân hàng cũng rất cần tìm kiếm thêm nhiều món vay khả thi bằng các nghiệp vu tín dụng, sản phẩm tín dụng mới để có thể duy trì và phát huy tốc độ tăng trưởng, bởi vì đây là đối tượng khách hàng mục tiêu mà ngân hàng đang nhắm đến và cố gắng khai thác tối đa thị trường tiềm năng này.

Một đối tượng khách hàng quan trọng khác là các doanh nghiệp lớn với dư nợ cho vay có tốc độ tăng tương đối tuy thấp nhưng tuyệt đối thì rất lớn (ở năm 2014 dư nợ là 5.690 tỷ đồng, năm 2015 là 7,162 tỷ đồng tăng 1.472 tỷ đồng với tốc độ tăng 26% so với năm 2014, năm 2016 là 8.672 tỷ đồng tăng 1.510 tỷ đồng so với năm 2015 đạt tốc độ tăng 21%). Hiện tượng này cũng rất dễ hiểu là do đối tượng doanh nghiệp lớn với dư nợ luôn có giá trị rất lớn, đồng thời đối tượng này cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

Bên cạnh đó, dư nợ với nhóm khách hàng là cá nhân cũng có một tốc độ tăng trưởng tốt (năm 2015 dư nợ cho vay đạt 763 tỷ đồng, tăng 403 tỷ đồng so với năm 2014 - tương ứng 112%, năm 2016 đạt 1430 tỷ đồng, tăng 667 tỷ đồng so với năm 2015 - tương ứng 87%. Khách hàng cá nhân ngày càng tăng dư nợ do định hướng chính sách của VietinBank hướng tới mở rộng thị phần bán lẻ, phân tán rủi ro và gia tăng lợi nhuận, đi kèm việc bán chéo nhiều sản phẩm, tăng lượng thu phí về cho ngân hàng.

Biểu đồ 2.3. Dư nợ cho vay theo đối tượng vay tại VietinBank CN 11 năm 2014 - 2016

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: VietinBank CN 11

Trên cơ sở kết quả đạt được từ những năm trước, dựa trên phân tích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu các nhân tố tác động từ môi trường bên trong và bên ngoài. Chi nhánh định hướng phát triển thêm về mảng bán lẻ hiện tại và sắp tới như sau:

+ Tiếp tục đẩy mạnh việc tăng trưởng dư nợ tín dụng đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Dựa trên một số nhóm đối tượng chủ yếu như: khách hàng vay mua nhà thuộc dự án bất động sản của khách hàng hiện hữu tại VietinBank CN 11, khách hàng vay tiêu dùng là các cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp lớn, uy tín hiện đang là khách hàng của chi nhánh, khách hàng vay mua xe từ các đại lý có liên kết như KIA Thaco, Hyundai,…

+ Định vị lại đối lượng khách hàng sản xuất kinh doanh trên địa bàn, chiếm lĩnh lại thị phần cho vay đối với các đối tượng trên trong địa bàn Quận 11, Quận 6, Quận Bình Tân. Qua đó, tạo sự cân bằng trong cơ cấu cho vay giữa tiêu dùng và sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ cho vay sản xuất kinh doanh và tiêu dùng hướng đến là

5.690 7.162 8.672 906 2.046 3.118 210 35 360 330 89 763 746 135 1.430 - 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000 10.000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 DN Lớn DN VVN FDI KH siêu vi mô KH cá nhân

30/70 và đối tượng khách hàng tiềm năng là các hộ kinh doanh. Chi nhánh đề ra kế hoạch từng quý, từng kỳ để đi theo và thực hiện đúng lộ trình.

 Phân tích dư nợ cho vay theo ngành nghề

Bảng 2.7. Dư nợ cho vay theo ngành nghề tại VietinBank CN 11 năm 2014 – 2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch năm 2015-2014 Chênh lệch năm 2016-2015 Tăng/

Giảm (%) Tăng/ Giảm (%)

Công nghiệp và xây dựng 2.680 3.200 4.610 520 19 1.410 44 Thương mại và dịch vụ 3.790 6.280 8.390 2.490 66 2.110 34 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 381 422 510 41 11 88 21 Ngành nghề khác 350 488 591 138 39 103 21 Tổng dư nợ 7.201 10.390 14.101 3.189 44 3.711 36 Nguồn: VietinBank CN 11

Qua số liệu bảng 2.7 ta thấy rằng dư nợ cho vay theo các ngành nghề như nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, thương mại dịch vụ, công nghiệp và và xây dựng có tốc độ tăng trưởng khá chậm qua các năm, đồng thời đạt tốc độ tăng trưởng tuyệt đối rất thấp ở giai đoạn năm 2014-2015.

- Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: đạt mức dư nợ cho vay ở năm 2015 là 422 tỷ đồng, tăng 41 tỷ đồng so với năm 2014 với tốc độ tăng 11%, có tỷ lệ tăng thấp nhất trong tất cả các ngành trong giai đoạn từ 2014-2016. Ở năm 2016, dư nợ

cho vay ngành này đạt 510 tỷ đồng, tăng 88 tỷ đồng so với năm 2015 với tốc độ tăng 21%. Dư nợ cho vay có tốc độ tăng trưởng thấp như vậy là do:

+ Các mặt hàng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chưa đáp ứng tốt các yêu cầu về chất lượng để xuất khẩu ra nước ngoài mặc dù giá cả các mặt hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản xuất khẩu tăng cao và nhu cầu thị trường thế giới về các mặt hàng thủy sản của Việt Nam tăng. Với công nghệ ngày càng được tiếp cận với thế giới và đổi mới liên tục, các hộ kinh doanh mở rộng chăn nuôi heo bò tập trung hay trồng cây công nghiệp cây ăn trái lâu năm và các hộ nuôi thuỷ sản ngày càng muốn mở rộng phạm vi, quy mô chăn nuôi để phục vụ sản xuất tăng mạnh với số lượng lớn, quy mô lớn, ngày một tăng để có thể đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.

+ Cán bộ tín dụng của ngân hàng tích cực trong công tác marketing và lôi kéo khách hàng về vay vốn tại ngân hàng. Mối quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng và hiệp hội thủy sản, hiệp hội chăn nuôi trong và ngoài thành phố cũng là một yếu tố quan trọng giúp ngân hàng mở rộng tín dụng đến các đối tượng trong ngành nuôi trồng thủy sản thông qua sự giới thiệu của hiệp hội.

- Ngành công nghiệp và xây dựng: dư nợ cho vay ở năm 2015 đạt 3.200 tỷ đồng, tăng 520 tỷ đồng so với năm 2014 với tốc độ tăng trưởng 19%; ở năm 2016 giá trị dư nợ tăng 1.410 tỷ đồng so với năm 2015, đạt tốc độ tăng 44%. Do có sự nóng trở lại của thị trường bất động sản, nhu cầu về mua đất, xây nhà và những dự án xây nhà chung cư ngày càng tăng và những cố gắng của VietinBank CN 11 trong việc thúc đẩy các mối quan hệ với các công ty thường xuyên phát sinh nhiều dự án đầu tư hạ tầng, dự án cung cấp nước sạch. Với những doanh nghiệp có những mặt hàng thiết yếu thì chi nhánh tập trung vào các doanh nghiệp xăng dầu như: Công ty Xăng Dầu và Dịch Vụ Hàng Hải S.T.S, Công ty Cổ phần Dương Đông, Công ty TNHH TMVT Vinh Thành Đạt,… cùng những tổng đại lý khác, đại lý tiêu thụ cấp 1, cấp 2 và các cơ sở bán lẻ xăng dầu. Ngoài ra, chi nhánh cũng tập trung vào các doanh nghiệp cung cấp vật tư, nguyên liệu, bao bì cho các doanh nghiệp như Nutifood, các công ty con thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Công ty may Trịnh Vương,…và cả đầu ra là các đại lý tiêu thụ sữa, công ty thực phẩm,…nên trong giai

đoạn từ 2014-2016 tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng rất mạnh và vẫn chưa có dấu hiệu sụt giảm nhiều.

- Thương mại và dịch vụ: dư nợ cho vay ở năm 2015 đạt 6.280 tỷ đồng tăng 2.490 tỷ đồng so với năm 2014 với tốc độ tăng trưởng trong năm 2015 là 66%, ở năm 2016 tăng 2.110 tỷ đồng so với năm 2015 với tốc độ tăng 34%. Với đặc điểm của ngành, chi nhánh tập trung khai thác vào các đại lý bán máy bay, các đơn vị cung cấp dịch vụ đầu vào cho các công ty. Với nền kinh tế ngày một đi lên, nhu cầu đi lại bằng máy bay ngày một tăng, các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng phục vụ cho người tiêu dùng, từ đó kéo theo dư nợ từ hoạt động thương mại của ngân hàng tăng trưởng rất ổn định. Ngoài ra, với xu hướng đón đầu hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), VietinBank CN 11 cũng đã có những bước tiếp cận để khai thác triệt để các khách hàng trong Tập Đoàn Dệt May Việt Nam về những hiệp định thương mại xuất nhập khẩu.

- Ngành nghề khác: dư nợ cho vay tăng nhẹ theo từng năm, năm 2015 đạt 488 tỷ đồng, tăng 138 tỷ đồng so với năm 2014 với tốc độ tăng trưởng 39%, năm 2016 tăng 591 tỷ đồng so với năm 2015 đạt tốc độ tăng 21%. Do đối tượng khách hàng trong các ngành nghề khác có mục đích vay vốn rất đa dạng, họ tranh thủ lãi suất thấp và phương thức vay, cung cách phục vụ tốt nhất và phù hợp nhất với mục đích vay vốn của mình, chủ yếu là vay ngắn hạn. Một phần của sự tăng trưởng này là do nhu cầu vốn của các đơn vị kinh tế trên thị trường tăng khi số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng, nắm bắt được yếu tố này ngân hàng đã có những cố gắng trong việc quan tâm, nâng cao chất lượng phục vụ, có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, làm tốt chính sách khách hàng hơn trước và hiệu quả đạt được là dư nợ năm 2016 tăng trưởng rất tốt. Bởi yếu tố quan trọng tác động đến quyết định của họ là tâm lý, khi được phục vụ tốt hơn họ có xu hướng gắn bó với ngân hàng.

Biểu đồ 2.4. Dư nợ cho vay theo ngành nghề tại VietinBank CN 11 năm 2014 - 2016

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: VietinBank CN 11

Tóm lại, ta thấy rằng dư nợ cho vay của ngân hàng có xu hướng tăng liên tục qua các năm do ngân hàng luôn nỗ lực trong việc mở rộng tín dụng và đặc biệt luôn tạo lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng khác thông qua việc tạo nhiều tiện ích cho khách hàng như:

- Áp dụng cơ chế rút vốn linh hoạt, có thể rút một lần hoặc nhiều lần tùy theo tiến độ thực hiện của dự án. Có nhiều phương thức vay và sản phẩm vay phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 11 TP HCM (Trang 52 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)