Đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 11 TP HCM (Trang 100 - 101)

3.3.1.1 Về phân cấp quản lý

VietinBank nên có chủ trương khuyến khích nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung, hiệu quả cho vay nói riêng với từng chi nhánh. Trong hoạt động cho vay, thực hiện phân loại và đánh giá tiềm lực và khả năng của từng chi nhánh một cách cụ thể hơn qua đó đưa ra các hạn mức cho vay với từng chi nhánh một cách chính xác và hợp lý.

Theo đó, qua đánh giá chung về hiệu quả cho vay của VietinBank CN 11 có thể thấy, chi nhánh hoàn toàn có thể mở rộng hơn nữa quy mô cho vay mà vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Do vậy, đề nghị VietinBank tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh nâng cao hạn mức dư nợ hàng năm, nhằm đưa tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động của chi nhánh tăng lên, qua đó đạt hiệu quả cao hơn và thu được lợi nhuận lớn hơn.

3.3.1.2 Về chính sách tín dụng

Xuất phát từ những hạn chế trong chính sách tín dụng hiện nay, đề nghị VietinBank hoàn thiện chính sách tín dụng theo hướng hợp lý hoá và cụ thể hoá nhằm phát huy tính hiệu quả trong việc định hướng cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng của toàn hệ thống.

- Chính sách khách hàng: phải định hướng cụ thể những nhóm khách hàng là đối tượng ưu tiên của ngân hàng và kèm theo các ưu tiên cụ thể phù hợp với chiến lược danh mục đầu tư của chi nhánh trong từng thời kỳ.

- Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng: cần phải thiết lập một hệ thống chấm điểm tín dụng hoàn thiện nhằm xác định rủi ro với từng nhóm khách hàng từ đó giúp cán bộ tín dụng có cơ sở và chủ động hơn trong việc xác định quy mô và giới hạn tín dụng cho từng nhóm khách hàng.

- Chính sách đảm bảo tiền vay: cần phải thiết lập những quy định rõ ràng hơn trong vấn đề đảm bảo tiền vay bên cạnh các quy định mang tính hướng dẫn. Các quy định này phải có sự kết hợp giữa các yêu cầu về pháp lý với chính

sách cho vay riêng của ngân hàng, nhằm giúp cán bộ nắm vững hơn về các yêu cầu trong đảm bảo tiền vay.

3.3.1.3 Về nhân sự

Ngân hàng cần tiếp tục công tác đào tạo, hướng dẫn cho cán bộ thử việc để đáp ứng được công việc khi chính thức ký hợp đồng. Tập trung ưu tiên bố trí cán bộ bán hàng để tăng trưởng quy mô họat động, đảm bảo đạt kế hoạch kinh doanh.

Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần đổi mới phong cách giao dịch, đổi mới phong cách giao tiếp, đề cao văn hoá kinh doanh đối với với toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh. Các nhân viên giao dịch của ngân hàng phải luôn giữ được phong cách thân thiết, tận tình, chu đáo, cởi mở,... tạo lòng tin cho khách hàng gửi tiền. Thực hiện đoàn kết nội bộ, xử lý nghiêm minh những trường hợp gây ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của VietinBank.

VietinBank cần thực hiện tốt hơn nữa các chính sách về nhân sự nhằm nâng cao chất lượng nhân sự như tuyển chọn, đào tạo cán bộ, khen thưởng kịp thời, rõ ràng để tạo động lực và cạnh tranh cho cán bộ nhân viên ngân hàng. Đồng thời cần cho phép các chi nhánh chủ động hơn trong công tác tuyển chọn cán bộ, đặc biệt là chế độ lương, thưởng, phạt.

3.3.1.4 Về mạng lưới hoạt động

VietinBank nên xúc tiến việc thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện ở một số quốc gia thường xuyên mua, bán hàng hóa với Việt Nam và ở hầu hết các quận, huyện trong khắp cả nước thay vì tập trung ở những thành phố lớn như từ trước đến nay. Có như vậy, VietinBank sẽ tiếp cận được những thông tin có giá trị từ nhu cầu cụ thể của từng phân khúc thị trường, khách hàng tiềm năng cho đến thông tin về đối tác nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 11 TP HCM (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)