- Một là, chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng nói chung, chính sách cho vay nói riêng đã được VietinBank quy định trong Sổ tay tín dụng và phổ biến cho toàn hệ thống. Tuy nhiên, có thể thấy chính sách tín dụng chưa có tính định hướng cụ thể cho hoạt động cho vay của ngân hàng dẫn đến chưa phát huy được vai trò định hướng cho hoạt động cho vay. Chính sách tín dụng còn nhiều thiếu sót quan trọng như các nội dung về:
+ Chính sách khách hàng: mới chỉ dừng ở việc chấm điểm tín dụng, chưa đề cập một cách chi tiết về định hướng của VietinBank đối với từng nhóm khách hàng, từng ngành nghề cụ thể.
+ Chính sách đảm bảo: những yêu cầu về đảm bảo mà cụ thể là TSBĐ vẫn chỉ được hướng dẫn một cách chiếu lệ, chưa có tính thực tiễn để góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
thức nên dẫn đến khi có nợ quá hạn, nợ xấu làm cho các cán bộ tín dụng gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý.
- Hai là, quy trình thẩm định cho vay, thời gian xét duyệt khi nhận được đơn xin vay vốn của khách hàng
+ Việc thực hiện quy trình thẩm định cho vay chưa đầy đủ, còn qua loa không đảm bảo tính chặt chẽ. Chưa thực sự coi trọng tính khả thi, hiệu quả của dự án, tính pháp lý của hồ sơ, tình hình tài chính và năng lực của khách hàng thậm chí còn thực hiện chiếu lệ hình thức. Năng lực đội ngũ cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng còn chưa cao đặc biệt là kiến thức về kỹ thuật, kinh tế, pháp luật,... chưa thực sự nắm vững và làm theo quy trình, đa số làm theo kinh nghiệm, chưa đủ khả năng thẩm định kỹ càng các dự án và khách hàng. Nhất là đối với các dự án lớn, dự án trung và dài hạn thì nhiều cán bộ chưa đủ năng lực để thẩm định.
+ Quá chú trọng đến TSBĐ mà không chú ý đến hiệu quả của dự án, dẫn đến cho vay bảo đảm bằng chính tài sản của dự án nhưng khi dự án không hiệu quả thì tài sản thế chấp đó đem ra phát mại thì giá trị thu về cũng là rất thấp khi không có người mua.
- Ba là, đội ngũ nhân sự
+ Về trình độ của cán bộ: các cán bộ của ngân hàng nói chung đều có trình độ chuyên môn khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong việc nắm bắt các kiến thức mới, các phương pháp mới.
+ Mặt khác, các cán bộ tín dụng chủ yếu đều có thâm niên lâu năm, nên có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực truyền thống. Nhưng trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh yêu cầu các cán bộ tín dụng phải nhanh chóng nắm bắt, chủ động tìm kiếm các nguồn khách hàng mới, đây là một điểm thiếu sót rất lớn cuả ngân hàng hiện nay.
+ Về đạo đức cán bộ: các cán bộ tín dụng phần lớn đều có đạo đức tốt, tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn chế:
o Tình trạng thiếu nghiêm túc trong tác nghiệp, dẫn đến không tuân thủ các kỷ luật của ngân hàng.
o Một số cán bộ không tuân thủ đầy đủ quy trình cho vay của ngân hàng dẫn đến các khoản cho vay không chất lượng và từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng.
o Các cán bộ tín dụng chưa nhận thức được ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động của ngân hàng nên không tích cực trong công tác đôn đốc thu hồi nợ. o Nhiều cán bộ thiếu năng động trong công tác tìm hiểu khách hàng, tìm hiểu thị trường dẫn đến không có được nguồn thông tin chính xác, phần lớn chỉ dựa vào các thông tin do chính khách hàng cung cấp.
- Bốn là, chất lượng hệ thống thông tin
Chất lượng thông tin mà chi nhánh thu thập được chỉ ở mức khá. Các thông tin mà chi nhánh thu thập thường liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng, tình hình kinh tế xã hội, cạnh tranh trên thị trường và sau đó dựa vào các thông tin thu thập được để ra quyết định cho vay. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải lúc nào các thông tin ngân hàng thu thập được đều có tính chính xác, đầy đủ và kịp thời. Do vậy, một phần hệ thống thông tin tín dụng của chi nhánh không hoạt động hiệu quả, cập nhật được những thông tin đáng tin cậy thì tất yếu dẫn đến việc ngân hàng thất thoát vốn khi cho vay.
- Năm là, công tác tổ chức và quản lý
Sự giám sát của các cấp quản lý trong chi nhánh chỉ ở mức tương đối. Tại chi nhánh và các phòng giao dịch, cấp trên có sự kiểm tra, đánh giá xem quyết định của cán bộ đã thực sự chính xác chưa rồi mới đưa đến quyết định giải ngân. Hạn mức giải ngân sẽ được phân quyền theo từng đối tượng để tăng mức chính xác trong việc cấp tín dụng và giảm thiểu tối đa rủi ro. Hơn nữa, sau khi giải ngân rồi, cán bộ tín dụng vẫn phải tiếp tục theo dõi khách hàng để sớm phát hiện ra dấu hiệu của những khoản nợ có vấn đề.
Cơ sở vật chất trang thiết bị của chi nhánh tương đối tốt, thoả yêu cầu nhanh chóng, chính xác, đảm bảo an toàn tuyệt đối được đặt ra trong lĩnh vực hoạt động của ngân hàng. Góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, nâng cao hình ảnh tốt đẹp về ngân hàng VietinBank trong mắt của khách hàng.
Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng: các dịch vụ ngân hàng VietinBank trong những năm gần đây phát triển khá mạnh mẽ, ngày càng thu hút được nhiều khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Giúp cho ngân hàng duy trì ổn định lượng khách hàng cũ và thu hút được nhiều hơn số lượng khách hàng mới. Từ đó, ngân hàng được người dùng biết đến nhiều hơn và nâng cao doanh số cho ngân hàng.
- Bảy là, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng trên địa bàn hoạt động, khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác cùng địa bàn hoạt động
Cạnh tranh là yếu tố không thể không tính đến trong hoạt động của ngân hàng. Là một ngành kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ nên cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Mặc dù vậy, VietinBank CN 11 luôn là ngân hàng dẫn đầu trong hoạt động cho vay của các NHTM tại địa bàn TP.HCM.
Tám là, chế độ đãi ngộ
Từ bảng 2.8 ta có thể thấy lương của VietinBank luôn nằm trong top đầu những ngân hàng chi trả lương cao. Tại VietinBank đến cuối năm 2015, tổng số nhân viên của hệ thống là 21.024 người. Chi phí cho nhân viên cả năm là 5.492 tỷ đồng, trong đó chi lương và phụ cấp là 4.725 tỷ đồng. Tính trung bình mỗi tháng VietinBank chi trả cho người lao động của ngân hàng 18,72 triệu đồng/người.
Song những con số thống kê thu nhập cao từ báo cáo trên chỉ là mức lương trung bình từ cấp lãnh đạo đến nhân viên. Nếu đánh đồng đó là mức lương chung của người làm ngân hàng thì rõ ràng là không hợp lý, bởi thực tế phần đông nhân viên đều đã chia sẻ đều không hài lòng về mức thực nhận của mình, đặc biệt so với các con số trung bình được thống kê cho toàn hệ thống.
Tại VietinBank, nhân viên sẽ được nhận lương dựa trên hai loại lương là lương cứng và lương mềm theo chỉ tiêu KPI.
Lương cứng
Lương cứng được chi trả dựa trên việc giao chỉ tiêu theo kế hoạch, đảm bảo phù hợp với vị trí công việc, bậc và mức lương được xếp của người lao động. Theo nguyên tắc: cán bộ nhân viên hưởng tiền lương cao hơn phải giao chỉ tiêu/ khối lượng công việc cao hơn, phức tạp hơn.
Lương mềm theo chỉ tiêu KPI
KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số hiệu suất cốt yếu của một đối tượng tương ứng, có thể đó là chỉ số chính để đo lường hiệu quả thành công của một công việc, một dự án, năng lực nhân sự hoặc quy trình cụ thể trong kinh doanh.
Ưu điểm của KPI:
+ Các chỉ số KPI giúp tổ chức đo lường được sự tăng trưởng so với mục tiêu đã đề ra một cách rõ nét, cụ thể.
+ Với việc áp dụng hợp lý thì các chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu này có thể giúp ban quản lý theo dõi, đánh giá hiệu quả làm việc từng bộ phận, từng nhân viên, đặc biệt hơn là so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác.
chung, tùy vào từng lĩnh vực cụ thể mà các chỉ số KPI sẽ được xây dựng linh hoạt tương ứng.
+ Là các chỉ tiêu có thể lượng hóa nên kết quả đo lường chính xác cao. + Gia tăng liên kết nhóm làm việc, các bộ phận trong cùng một tổ chức.
Nhược điểm của KPI:
+ Để xây dựng được hệ thống các chỉ số KPI thì yêu cầu người sử dụng phải có chuyên môn cao, phải hiểu rõ bản chất KPI là gì, ưu, nhược điểm cụ thể để áp dụng một cách khoa học nhất.
+ Nếu không đảm bảo các yêu cầu nêu trên thì việc áp dụng KPI có thể phản tác dụng, KPI không phát huy hiệu quả tối đa nếu được sử dụng trong thời gian quá dài.