Bảo đảm giá trị tài sản bảo đảm luôn đủ cho khoản vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 11 TP HCM (Trang 99)

Đối với hoạt động tín dụng, TSBĐ được xem như “phao cứu sinh” nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, đảm bảo ngân hàng có thể thu hồi một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi khi khách hàng không trả được nợ. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, công tác xử lý TSBĐ tại các ngân hàng còn tồn tại nhiều bất cập. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật liên quan đến TSBĐ và xử lý TSBĐ vừa chồng chéo vừa thiếu hụt. Hiện nay, thông thường khi vay vốn ngân hàng với số vốn lớn người vay thường phải có TSBĐ có giá trị tương ứng hoặc cao hơn khoản vay. Tùy thuộc vào chính sách của từng ngân hàng mà số tiền được vay có thể được linh động. Theo thông lệ, hầu hết các ngân hàng cho vay (có TSBĐ) tối đa là 75% giá trị TSBĐ. Lý do mà việc giá trị TSBĐ phải tương đương hoặc cao hơn phần vốn vay là để đảm bảo quyền lợi, lợi ích của ngân hàng khi có rủi ro đối với khoản vay. Đây cũng là nguyên tắc cơ bản và cốt lõi đối với hoạt động cho vay. Khi thực hiện hoạt động cho vay có TSBĐ thì ngân hàng cũng như người vay phải ký kết hợp đồng vay trong đó nêu rõ khoản tiền vay và TSBĐ. Giá trị TSBĐ không đồng nghĩa với số tiền vay trên thực tế. Việc dùng tài sản để đảm bảo khi vay vốn là cơ chế nhằm đảm bảo quyền lợi của bên cho vay khi có rủi ro liên quan tới khoản vay trên.

Do đó VietinBank CN 11 cần kiểm tra và tuân thủ việc đánh giá lại TSBĐ theo quy định NHNN lẫn VietinBank. Các trường hợp không đầy đủ, không rỏ ràng hay đối phó cần được xử lý nghiêm khắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 11 TP HCM (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)