Trước hết Nhà nước cần xây dựng hạ tầng tài chính vững chắc. Trong đó, hạ tầng tài chính bao gồm các chuẩn mực, quy định về kế toán, kiểm toán, về quản trị doanh nghiệp; các hệ thống thanh toán; khuôn khổ pháp lý điều tiết thị trường...với
mục tiêu hỗ trợ cho hệ thống tài chính, bảo đảm hiệu quả chu chuyển vốn, khả năng truyền tải và phân tán rủi ro tài chính.
Nếu có một hạ tầng tài chính vững mạnh, rõ ràng sẽ bảo đảm cho các định chế tài chính, mà nòng cốt là NHTM hoạt động tốt và thị trường tài chính được vận hành trôi chảy. Và qua đó mà các cơ quan quản lý và giám sát tài chính - ngân hàng có được điều kiện cần thiết để phát huy đủ vai trò của mình. Nếu thiếu một hạ tầng tài chính vững chắc, các cơ quan quản lý dù có cố gắng, nhưng có thể vẫn không thành công khi thi hành sứ mệnh của mình.
Chính phủ và các cơ quan có chức năng phải gánh vác vai trò định hình hạ tầng tài chính vững mạnh nhằm giúp cho hệ thống TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó cần phải tăng cường pháp chế trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đảm bảo tuyệt đối mọi tổ chức kinh tế và công dân đều phải tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Cố gắng không để xảy ra tình trạng hoạt động tiền tệ - ngân hàng hỗn loạn, vô tổ chức, tích cực giám sát và xử lý nghiêm với các hành động thao túng, làm lũng đoạn thị trường, gian dối số liệu sổ sách và báo cáo,... Nếu làm không khéo thì lòng tin của thị trường sẽ bị đổ vỡ, đe doạ khủng hoảng ngân hàng.
Cùng với đó, Chính phủ tiếp tục triển khai các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và tái cấu trúc nền kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững, qua đó nâng cao chất lượng hoạt động cho vay. Chính phủ cũng nên tranh thủ sự ủng hộ của các TCTC quốc tế. Kinh nghiệm của các định chế tài chính lớn (Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế,…) sẽ có ích rất nhiều cho Chính phủ và NHNN trong quá trình cải cách hệ thống tài chính - ngân hàng, đồng thời tranh thủ những kinh nghiệm này của các tổ chức tài chính quốc tế qua đó nâng cao chất lượng triển khai hoạt động cho vay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trước bối cảnh nợ xấu nổi lên và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự chú ý không chỉ trong giới ngân hàng mà gần như là cả nền kinh tế và sự quan tâm của toàn xã hội, các ngân hàng trong toàn hệ thống nói chung và bản thân VietinBank nói riêng qua đó đã dồn toàn lực chấn chỉnh bộ máy hoạt động của mình, hướng tới mục tiêu trọng tâm là nâng cao hiệu quả toàn diện chất lượng của các khoản cho vay và qua đó giảm đi các rủi ro đe doạ đến an toàn của hệ thống.
Để các khoản cho vay của ngân hàng thực sự mang lại có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự chung tay phối hợp của ngân hàng, của bản thân khách hàng vay và cả sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước. Về phía ngân hàng, cần chú trọng đến việc đào tạo và bố trí cán bộ, hoàn thiện và tuân thủ chặt quy trình tín dụng, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro, cũng như biết khôn khéo trong đánh giá tình hình và phát huy năng lực thẩm định nhằm đánh giá khoản vay sao cho có hiệu quả cao nhất. Về phía Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan ban ngành cần tạo ra một môi trường kinh tế ổn định và thuận lợi, có cơ chế phù hợp, giúp các doanh nghiệp yên tâm kinh doanh và phát triển. Về phía khách hàng, cần thiết phải xây dựng được các phương án kinh doanh sao cho hiệu quả, cung cấp các phương án này một cách trung thực và truyền tải đầy đủ nhất nhằm hướng đến chất lượng của thông tin cùng khả năng sinh lời của phương án.
KẾT LUẬN
Một thực tế xảy ra hiện nay không chỉ trên thị trường ngân hàng ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác là các khách hàng vay vốn thường xuyên gặp khó khăn trong việc huy động vốn, nhu cầu nguồn vốn cho kinh doanh rất lớn.
Trong tất cả các hoạt động của một NHTM thì hoạt động cho vay chiếm vai trò chủ đạo, mang lợi nhuận lớn nhất cho NHTM nhưng cũng đồng thời chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Chính vì vậy đối với ngân hàng, việc nâng cao hiệu quả cho vay là việc làm sống còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Hoạt động cho vay trong ngân hàng hiện nay tại VietinBank CN 11 đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa xứng với tiềm năng của các doanh nghiệp cũng như chưa thực sự đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Do đó trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, luận văn đã hệ thống hoá những lý luận cơ bản về cho vay, hiệu quả hoạt động cho vay, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay. Luận văn cũng đã phân tích, đánh giá tình hình cho vay và hiệu quả hoạt động cho vay tại VietinBank CN 11 trong giai đoạn từ 2015-2016. Đổng thời, trên cơ sở thực trạng, những hạn chế còn tồn tại, luận văn đã đề cập tới một số giải pháp và kiến nghị đối với các cơ quan chức năng có liên quan, tới VietinBank nhằm nâng cao chất lượng cho vay tại VietinBank CN 11. Cũng từ lý luận và thực tiễn nghiên cứu, luận văn cũng đã nêu lên được một số kiến nghị với cơ quan hữu quan, với cơ quan chủ quản và Nhà nước trong việc thúc đẩy sự phát triển của chi nhánh cũng như nền kinh tế địa phương.
Do còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức lý luận cũng như thực tiễn, đổng thời do hạn chế về tài liệu và thời gian nghiên cứu, nhiều vấn đề cần phân tích sâu hơn nhưng chưa được thực hiện trong luận văn này. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, các cán bộ nhân viên ngân hàng về vấn đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Diệu Anh (2013), Hoạt động kinh doanh ngân hàng, NXB Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh.
2. Hồ Diệu (2003), Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê, TP.HCM.
3. Lê Thị Tuyết Hoa (2007), Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê, TP.HCM. 4. Lưu Văn Nghiêm (2008), Marketing dịch vụ, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
5. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư Số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
6. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư Số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2013 Về việc sửa đổi một số điều của thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN về Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
7. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư Số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
8. Nguyễn Đăng Dờn (2011), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đông, TP.HCM.
10. Nguyễn Đình Phan và cộng sự (2012), Giáo trình quản trị chất lượng, NXB Thống kê, TP.HCM.
11. Nguyễn Hường (2013), Chất lượng hoạt động tín dụng, nền tảng cho sức cạnh tranh của ngân hàng, Tạp chí Thuế nhà nước, số 4/2013, trang 14-15.
12. Phan Thị Cúc (2010), Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.
13. Quốc hội (2010), Luật của các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.
14. VietinBank, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thường niên của VietinBank và báo cáo của Chi nhánh 11.TP HCM giai đoạn 2014-2016.
15. Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 về hoạt động cho vay của các TCTD, NHNN đối với khách hàng.