Cơ hội cho phát triển dịch vụ thẻcủa Ngân hàng TMCPÁ Châu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 116 (Trang 63 - 65)

t Tổng DSSD hẻh ịrường

3.1.1. Cơ hội cho phát triển dịch vụ thẻcủa Ngân hàng TMCPÁ Châu

Dịch vụ thẻ được xếp vào nhóm dịch vụ có tiềm năng phát triển cao nhất vì vậy thông qua sự phát triển mạnh của dịch vụ thẻ trong nước, Ngân hàng TMCP Á Châu sẽ nắm bắt được những cơ hội:

Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ cùng với Hiệp định thương mại cuối năm 2015 sẽ tạo cơ hội tiềm năng cho thị trường dịch vụ, cụ thể là thị trường thẻ. Với tốc độ tăng trưởng 6,88% trong năm 2015, tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua, Việt Nam đã gần đạt được mức tăng trưởng của Trung Quốc [24]. Bên cạnh đó, Việt nam có điểm thuận lợi hơn khi hàng loạt Hiệp định thương mại tự do với các quốc gia và khu vực: Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do VN- EU, Cộng đồng kinh tế Asean,... là tiền đề tốt để tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt dược 6,8- 7% như mức dự đoán và vượt qua Trung Quốc [22]. Đây là con số đáng mừng với nước ta, đời sống nhân dân được từng bước nâng cao, nhu cầu chi tiêu ngày càng lớn và không chỉ bó hẹp trong phạm vi hàng hóa thiết yếu mà còn tiêu dùng hàng hóa cao cấp, mua hàng hóa từ nhiều các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, nhu cầu thanh toán thẻ ngày càng tăng.

Thứ hai, NHNN đang nỗ lực giảm bớt các giao dịch tiền mặt và đặt mục tiêu đến cuối năm 2016, cả nước sẽ có 250.000 điểm chấp nhận thẻ và số lượng giao dịch thực hiện qua thẻ đạt con số 200 triệu lượt. Còn theo thống kê của Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam, đến năm 2014, lượng thẻ do 52 tổ chức phát hành đạt trên 74 triệu thẻ với khoảng 490 thương hiệu, hầu hết là thẻ ghi nợ (chiếm gần 92%), còn lại là thẻ tín dụng (chiếm gần 4%) và thẻ trả trước (trên 4%).Tổ chức này cũng cho biết, hiện đã có trên 16.000 ATM và khoảng 153.200 POS được lắp đặt trên toàn quốc. Nếu phân theo phạm vi hoạt động, thẻ nội địa đạt gần 66,5 triệu (chiếm gần 90%), thẻ quốc tế đạt trên 7,5 triệu thẻ (chiếm trên 10%). Việc mở rộng mạng lưới ĐVCNT và điểm giao dịch sẽ51

tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện thanh toán bằng thẻ, kích thích thị trường kinh doanh thẻ phát triển. [22]

Thứ ba, Việt Nam là một trong những nước có có tỷ lệ người dùng Internet, điện thoại di động cao nhất trên thế giới và ngày càng có nhiều người lựa chọn kênh mua bán trực tuyến. Theo số liệu khảo sát về hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng cuối tháng 3/2014, hơn 91% người Việt Nam trả lời có ý định mua sắm trực tuyến [25]. Điều đó cho thấy, thanh toán không dùng tiền mặt sẽ trở thành xu hướng tất yếu. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng dịch vụ, sản phẩm thẻ của người tiêu dùng ngày một gia tăng và khác nhau, nên việc phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng cũng khá đa dạng.

Thứ tư, ngành công nghệ thông tin và hệ thống cơ sở hạ tầng đang được Ngân hàng Nhà nước chú trọng và đề cao, tạo điều kiện cho việc phát triển dịch vụ thẻ. Công nghệ thông tin cùng với các phương tiện truyền thông đang ngày càng góp phần đưa thẻ đến gần với bộ phận dân cư, từ đó nhận thức của người dân về sản phẩm thẻ ngân hàng.

Thứ năm, các trung tâm thương mại, các siêu thị đã và đang mọc lên hàng ngày thay thế các khu chợ nhỏ, dân chúng bắt đầu nhận thấy việc sử dụng thẻ là phương thức thanh toán hiện đại, văn minh, an toàn và hiệu quả.

Thứ sáu, hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ tiếp tục được hoàn thện: Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 2453/QĐ- TT phê duyệt đề án đẩy mạnh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011- 2015. Ngày 28/12/2012, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa (Thông tư 35), trong đó quy định nguyên tắc thu phí, biểu khung phí theo lộ trình, tổ chức phát hành thẻ không được thu thêm phí ngoài biểu khung phí dịch vụ thẻ đã ban hành, đơn vị chấp nhận thẻ không được thu phí giao dịch POS đối với chủ thẻ, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể liên quan; ban hành Thông tư quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động ATM (Thông tư 36) nhằm thực hiện song hành đồng bộ với Thông tư 35 từ ngày 01/03/2013, qua đó tăng cường nghĩa vụ và trách nhiệm đảm bảo chất lượng, hiệu quả sử dụng ATM của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trang bị ATM và các đơn vị liên quan.[22,24]

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 116 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w