Tăng cường công tác truyền thông và marketing

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 116 (Trang 76 - 77)

t Tổng DSSD hẻh ịrường

3.2.6. Tăng cường công tác truyền thông và marketing

Hoạt động marketing của ACB vẫn chưa được chú trọng đúng mức, cụ thể là ACB mới chỉ dừng lại in phẩm, các phiếu giới thiệu, quảng bá trên kênh thông tin với tần số thấp. Vì vậy để phát triển hơn dịch vụ thẻ, ACB phải đẩy mạnh hoạt động marketing. Thị trường dịch vụ ngân hàng là một thị trường hết sức đơn điệu cả về đối tượng khách hàng cũng như các loại sản phẩm, dịch vụ. Do vậy, việc đưa ra một sản phẩm, dịch vụ mới là một việc làm khó khăn và đòi hỏi nhiều thời gian công sức. Tuy nhiên, ngân hàng lại là đơn vị duy nhất không thể độc quyền về sản phẩm mới. Vì vậy, ACB phải có những chiến lược marketing nhằm tạo ra sự khác biệt hóa trong dịch vụ thẻ cuả mình nhằm thu hút khách hàng. Hơn nữa, ngay khi chiếm lĩnh được thị trường, ACB cũng cần phải tiến hành ngay các chiến lược bảo vệ cũng như chiến lược củng cố thị trường nhằm đảm bảo đối thủ cạnh tranh không thể nhanh chóng sao chép mô phỏng, tiến tới chiếm lĩnh thị trường dịch vụ thẻ mới mở của ngân hàng mình.

Thực tế cho thấy, sản phẩm thẻ vẫn còn là một sản phẩm chưa thực sự phổ biến với nhiều người Việt nam. Hiện tại, lượng khách hàng sử dụng thẻ của ACB nói riêng và các ngân hàng khác vẫn chưa nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng chưa hiểu biết nhiều hoặc ngại ngần sử dụng dịch vụ thẻ vì nghĩ là nó phức tạp. Do vậy, ACB cần tiến hành giới thiệu sản phẩm thẻ của mình ra công chúng một cách mạnh mẽ hơn trước, đối với các khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, những đối tác hay người quen thân của khách hàng thì ACB cần có chính sách duy trì những khách hàng lâu năm này. Cụ thể công tác khuếch trương hình ảnh mà ACB cần đấy mạnh bao gồm các nội dung sau:

S Thiết kế hình ảnh (logo,slogan, hình ảnh đặc trưng): tạo cho các sản phẩm thẻ của ACB thống nhất, ấn tượng và mang đặc trưng riêng, khách hàng dễ nhớ và dễ nhận biết khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ thẻ ngân hàng. Đây sẽ là kênh truyền thông tốt cho ngân hàng. Qua đó sẽ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thẻ của ACB. Bộ stoolkit như tờ rơi quảng cáo, mẫu đơn đăng ký phát hành thẻ, hướng dẫn sử dụng, catalog... cũng là những ấn phẩm quan trọng trong việc giới thiệu dịch vụ thẻ tới khách hàng.

J Tổ chức sự kiện: Tổ chức sự kiện nhân dịp ra mắt sản phẩm, dịch vụ thẻ mới, nhân dịp Ngân hàng đạt được mục tiêu về số lượng thẻ phát hành, tài trợ các giải thể thao, các sự kiện lớn của đất nước. Thông qua việc tổ chức sự kiện Ngân hàng thực hiện việc quảng cáo những sản phẩm dịch vụ thẻ mới, những thành tựu đạt được...

J Duy trì hình ảnh: Tổ chức công tác quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để duy trì hình ảnh về sản phẩm, mạng lưới cơ sở thanh toán thẻ của ngân hàng.

J Nhận biết hệ thống ĐVCNT, ATM/POS: ACB cần thiết kế và tổ chức triển khai

các mẫu cabin đặt máy ATM, biểu chỉ dẫn, hình ảnh tại điểm đặt POS thống nhất, có màu sắc đặc trưng riêng cho Ngân hàng để khách hàng sử dụng thẻ nhận biết. Thông qua đặc trưng về thiết kế cabin, biển hiệu điểm đặt máy ATM/POS cũng nâng cao hình ảnh của ngân hàng trong dân chúng.

Để có được lợi nhuận như mong muốn, Ngân hàng TMCP Á Châu cần phải có những biện pháp, chính sách cụ thể trong mọi hoạt động của ngân hàng. Đối với hoạt động thẻ cũng vậy, việc đưa dịch vụ thẻ vào thị trường Việt Nam vào thời điểm nào, với những sản phẩm cụ thể ra sao sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của hoạt động này. Với công cụ marketing, ngân hàng sẽ hiểu được thị trường, phân loại được những khách hàng tiềm năng, tìm ra đoạn thị trường phù hợp nhất với khả năng của mình. Bên cạnh đó, marketing còn là công cụ để ngân hàng có thể nâng cao nhận thức về dịch vụ thẻ cho các đối tượng khách hàng này có quan hệ chặt chẽ với nhau, sự phát triển của đối tượng này sẽ kéo theo sự phát triển của đối tượng kia và ngược lại. Do đặc thù này nên trong hoạt động phát triển dịch vụ thẻ của mình các ngân hàng cần phải đồng thời quan tâm phát triển cả hai đối tượng khách hàng. Thực tế cho thấy tuy thẻ mang lại rất nhiều tiện ích cho cả chủ thẻ và các ĐVCNT song nó vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi tại thị trường Việt Nam, một thị trường được coi là rất có tiềm năng.

3.3. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 116 (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w