1.1.4.1 Tổ chức thẻ quốc tế
Tổ chức thẻ quốc tế là những tổ chức phi chính phủ có chức năng và đầy đủ điều kiện đứng ra làm ngƣời tổ chức, điều hành, điều tiết, hƣớng dẫn và giám sát hoạt động của các ngân hàng thành viên hoạt động trong khuôn khổ và điều lệ nhất định. Tổ chức thẻ quốc tế có mạng lƣới hoạt động rộng khắp với thƣơng hiệu nổi tiếng và các sản phẩm đa dạng nhƣ các tổ chức thẻ: tổ chức thẻ Visa, tổ chức thẻ MasterCard, công ty thẻ American Express, công ty thẻ JCB, công ty thẻ Diners Club, công ty Mondex… Tổ chức thẻ quốc tế đƣa ra những quy định cơ bản về hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ, đóng vai trò trung gian giữa các tổ chức và các công ty thành viên trong việc điều chỉnh và cân đối các lƣợng tiền thanh toán giữa các công ty thành viên.
1.1.4.2 Ngân hàng phát hành thẻ
Ngân hàng phát hành thẻ là tổ chức tài chính - tín dụng thực hiện việc phát hành thẻ cho chủ thẻ một cách hợp pháp. Ngân hàng phát hành thẻ cũng có thể là ngân hàng đƣợc sự cho phép của tổ chức thẻ hoặc công ty thẻ trao quyền phát hành thẻ mang thƣơng hiệu của những tổ chức và công ty thẻ này. Tên của Ngân hàng phát hành thẻ đƣợc in trên thẻ, thể hiện thẻ đó là sản phẩm do mình phát hành. Ngân hàng phát hành thẻ qui định các điều khoản, điều kiện sử dụng thẻ cho chủ thẻ tuân thủ và có quyền kí kết hợp đồng đại lý với bên thứ ba là một ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính tín dụng khác trong việc thanh toán hoặc phát hành thẻ tín dụng. Trong trƣờng hợp này, Ngân hàng phát hành thẻ tận dụng đƣợc ƣu thế của bên thứ ba về kinh nghiệm, khả năng thâm nhập thị trƣờng và những ƣu việt về vị trí địa lý, tuy nhiên, cũng phải chịu rủi ro về tài chính bởi bên thứ ba (lúc này hoạt động dƣới danh nghĩa là ngân hàng đại lý). Bên thứ ba khi ký kết hợp đồng đại lý với Ngân
hàng phát hành thẻ đƣợc gọi là ngân hàng đại lý phát hành. Nếu tên của ngân hàng đại lý xuất hiện trên tấm thẻ của khách hàng thì nhất thiết ngân hàng đại lý phát hành thẻ phải là thành viên chính thức của tổ chức thẻ hoặc các công ty thẻ.
Ngân hàng phát hành thẻ có trách nhiệm quản lý hệ thống tài khoản thẻ, hệ thống phát hành thẻ và các hoạt động liên quan sử dụng thẻ.
1.1.4.3 Chủ thẻ
Chủ thẻ là cá nhân hoặc tổ chức đƣợc tổ chức phát hành thẻ cung cấp thẻ để sử dụng, bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ [8]. Mỗi chủ thẻ chính có thể phát hành thêm thẻ phụ, cả thẻ chính và thẻ phụ cùng chi tiêu chung một tài khoản. Chủ thẻ chính là ngƣời có trách nhiệm thanh toán cuối cùng các khoản phát sinh trong kỳ đối với ngân hàng.
Chủ thẻ có thể là những cá nhân hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền (nếu là thẻ do công ty ủy quyền sử dụng) đƣợc ngân hàng phát hành thẻ và sử dụng thẻ theo những điều khoản, điều kiện do NHPH quy định. Chủ thẻ đƣợc sử dụng thẻ của mình để thanh toán hàng hóa - dịch vụ tại các đơn vị cung ứng hàng hóa - dịch vụ có chấp nhận thẻ, ứng tiền mặt tại các điểm ứng tiền mặt thuộc hệ thống ngân hàng hoặc sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch tại máy ATM.
1.1.4.4 Ngân hàng thanh toán thẻ
Ngân hàng thanh toán thẻ là ngân hàng trong hệ thống các ngân hàng quốc tế chấp nhận thanh toán các loại dịch vụ liên quan đến thẻ do ngân hàng phát hành đã phát hành. Vai trò của Ngân hàng thanh toán thẻ là thiết lập và duy trì mạng lƣới các ĐVCNT trong nghiệp vụ thẻ cũng nhƣ vai trò của ngân hàng phát hành là thiết lập và duy trì quan hệ với các chủ thẻ. Nhiều ngân hàng phát hành cũng nhƣ các tổ chức tài chính làm nghiệp vụ thẻ với tƣ cách vừa là nhà phát hành vừa là nhà thanh toán thẻ. Quản lý tốt hệ thống ĐVCNT có thể thu lợi nhuận cho nhà thanh toán và nhiều lợi ích khác cho việc liên kết. Các ngân hàng phát hành thực hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ phải đầu tƣ hệ thống máy móc xử lý và quản lý giao dịch, hệ thống cấp phép tại nội bộ ngân hàng và hệ thống máy móc chấp nhận thẻ tại các ĐVCNT. Các ngân hàng thu phí chấp nhận thẻ từ các ĐVCNT để bù đắp cho chi phí đầu tƣ,
phí trao đổi thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng và thu lợi nhuận
1.1.4.5 Đơn vị chấp nhận thẻ
Các đơn vị cung ứng hàng hoá dịch vụ ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ nhƣ một phƣơng tiện thanh toán đƣợc gọi là đơn vị chấp nhận thẻ. Các ngành kinh doanh của các ĐVCNT trải rộng từ những cửa hiệu bán lẻ đến các nhà hàng ăn uống, khách sạn, sân bay... [11]. Tại nhiều nƣớc trên thế giới khi thẻ ngân hàng đã trở thành một phƣơng thức thanh toán thông dụng, chúng ta có thể nhìn thấy những biểu trƣng của thẻ xuất hiện rộng rãi tại các cửa hàng. Ở Việt Nam, các ĐVCNT tập trung chủ yếu tại các ngành hàng, dịch vụ phục vụ cho ngƣời nƣớc ngoài nhƣ hàng thủ công mỹ nghệ, nhà hàng, khách sạn, du lịch, các đại lý bán vé máy bay. Mặc dù phải trả cho ngân hàng thanh toán một tỷ lệ phí chiết khấu nhất định nhƣng bù lại các ĐVCNT thông qua đó thu hút đƣợc một khối lƣợng khách hàng lớn, bán đƣợc nhiều hàng hơn qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng nhƣ lợi nhuận của đơn vị.
Để trở thành ĐVCNT của một ngân hàng nhất thiết đơn vị đó phải có tình hình tài chính tốt và có năng lực kinh doanh. Cũng nhƣ các ngân hàng phát hành thẩm định khách hàng trƣớc khi phát hành thẻ, ngân hàng thanh toán cũng tiến hành đánh giá lựa chọn ĐVCNT. Chỉ có những đơn vị có hiệu quả kinh doanh cao, có khả năng thu hút đƣợc nhiều giao dịch thanh toán thẻ thì ngân hàng mới có thể thu hồi đƣợc vốn đầu tƣ cho các đơn vị đó và có lãi.
1.1.5 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM 1.1.5.1 Khái niệm rủi ro 1.1.5.1 Khái niệm rủi ro
Rủi ro đƣợc hiểu là những sự việc xảy ra dẫn đến kết quả không nhƣ mong đợi, có thể gây tổn thất về vật chất hoặc phi vật chất. Rủi ro gắn liền với bất cứ hoạt động tài chính nào, vì vậy các giao dịch tài chính cần đƣợc quản lý một cách đúng mực. Các ngân hàng có thể phải đối mặt với các tổn thất lớn nếu không quản lý chặt chẽ các rủi ro.
Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng đƣợc hiểu là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về vật chất hoặc phi vật chất của ngân
hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành đƣợc một nghiệp vụ tài chính nhất định.
1.1.5.2 Khái niệm rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM là các tổn thất về vật chất hoặc phi vật chất có liên quan tới hoạt động kinh doanh thẻ, bao gồm hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Đối tƣợng chịu rủi ro là ngân hàng, chủ thẻ, ĐVCNT.
1.1.5.3. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM
+ Rủi ro hệ thống
- Rủi ro pháp lý: Nếu các chủ thể tham gia trong hoạt động kinh doanh thẻ không hiểu rõ các quy định sẽ dễ dẫn đến rủi ro. Bên cạnh đó, hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh thẻ chƣa ban hành đầy đủ, không đƣợc chỉnh sửa để phù hợp với thực tế hay ban hành với nội dung không rõ ràng, minh bạch, gây hiểu nhầm đối với các đối tƣợng tham gia hoạt động kinh doanh thẻ sẽ gây ra những khó khăn trong việc xử lý khiếu nại, kiện tụng giữa các bên, vận hành sai.
- Rủi ro kinh tế: Nền kinh tế không ổn định thì sẽ ảnh hƣởng đến đời sống và thu nhập của ngƣời dân. Từ đó sẽ tác động đến nhu cầu mua sắm, du lịch, giải trí của ngƣời dân và ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng. Bên cạnh đó, các cơ chế chính sách về thuế giá trị gia tăng đối với thanh toán thẻ hay các loại phí liên quan đến sản phẩm, dịch vụ thẻ có thể sẽ ảnh hƣởng đến việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ thẻ của ngƣời dân; thuế nhập khẩu ảnh hƣởng đến việc đổi mới, nâng cấp kỹ thuật công nghệ, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh thẻ. Chế độ tỷ giá thay đổi liên tục cũng ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh thẻ quốc tế.
- Rủi ro chính trị: Hệ thống chính trị xảy ra biến cố nhƣ chiến tranh, khủng bố,... sẽ tác động đến nền kinh tế, dẫn đến những rủi ro có thể xảy ra; đặc biệt trong quan hệ với nƣớc ngoài hoặc các tổ chức quốc tế, bất cứ một lệnh cấm vận nào có hiệu lực thực hiện với nƣớc có liên quan đều ảnh hƣởng và có thể gây ra tổn thất.
- Rủi ro xã hội: Trình độ dân trí thấp, thói quen sử dụng tiền mặt, các chủ thể nhận thức chƣa hết trách nhiệm, quyền hạn dẫn đến những sai sót gây nên rủi ro cho
chính bản thân hoặc cho các chủ thể khác. Tệ nạn xã hội nhƣ gian lận, lừa đảo, phá hoại ATM,... cũng sẽ gây ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM. + Rủi ro phi hệ thống
- Rủi ro đạo đức
+ Chủ thẻ: Chủ thẻ cung cấp thông tin giả mạo về bản thân, khả năng tài chính,... cho NHPH khi yêu cầu phát hành thẻ, đặc biệt là thẻ tín dụng; giám đốc công ty sử dụng thông tin cá nhân của các CBNV của công ty để phát hành thẻ tín dụng và giám đốc chiếm đoạt các thẻ tín dụng đó để sử dụng; chủ thẻ cố tình gian lận, báo mất thẻ và sau đó sử dụng thẻ; chủ thẻ cố tình sử dụng nhiều lần các giao dịch dƣới hạn mức phải xin cấp phép và dẫn đến tổng số tiền chủ thẻ đã sử dụng vƣợt quá hạn mức ngân hàng cấp cho thẻ đó hoặc khi chủ thẻ giao dịch thẻ với số tiền giao dịch vừa đúng bằng hạn mức ngân hàng cấp phép cho thẻ, nhƣng khi phần phí, lãi của giao dịch đƣợc tính vào thẻ thì tổng số tiền chủ thẻ đã sử dụng vƣợt quá hạn mức ngân hàng cấp cho thẻ đó và chủ thẻ không đủ khả năng thanh toán; chủ thẻ thông đồng với ngƣời khác, giao thẻ và mã số PIN cho ngƣời đó mang đi sử dụng ở nƣớc ngoài bằng chữ ký giả mạo của chủ thẻ, sau đó chủ thẻ từ chối thanh toán và đƣa ra bằng chứng hợp lý tại thời điểm đó chủ thẻ không có mặt tại nơi xảy ra giao dịch.
+ Tội phạm: Tội phạm làm thẻ giả dựa trên các thông tin lấy đƣợc qua việc đánh cắp dữ liệu của thẻ thật bằng các thủ đoạn khác nhau từ các chứng từ giao dịch thẻ; skimming đƣợc gắn trên ATM/POS; từ thẻ bị mất cắp, thất lạc; truy cập bất hợp pháp vào cơ sở dữ liệu; tấn công vào một số trang web, hệ thống bán hàng trên mạng; phát tán thƣ rác hay dùng email giả, trang web bán hàng giả; mua thông tin thẻ của tội phạm trên mạng; dữ liệu bị đánh cắp trên đƣờng truyền tín hiệu... Số PIN của khách hàng khi giao dịch tại ATM có thể bị lấy trộm bằng các cách nhƣ nhìn trộm qua vai ngƣời giao dịch, giả làm ngƣời tốt để giúp đỡ, đặt camera bí mật để quay lén mã PIN, ghi hình bằng camera điện thoại, sử dụng màng phủ bàn phím nhập mã PIN để trộm dữ liệu. Ngoài ra, tội phạm sử dụng các công cụ cắt phá ATM để trộm tiền, trƣớc đó đối tƣợng đã che camera theo dõi của ngân hàng trƣớc khi
tiến hành hoạt động phá hoại; kẻ gian sử dụng thẻ bị mất cắp hoặc thất lạc; nhân viên bƣu điện lấy cắp thẻ và PIN để sử dụng trong quá trình chuyển thƣ.
+ ĐVCNT: ĐVCNT cố tình đăng ký các thông tin không chính xác với NHTT chỉ để thực hiện một số giao dịch gian lận, giả mạo và thu đƣợc tiền từ NHTT rồi đóng cửa vì vậy NHTT sẽ chịu những tổn thất khi không thu đƣợc những khoản đã tạm ứng cho ĐVCNT, không thu hồi đƣợc máy POS. Hay trƣờng hợp ĐVCNT phá sản, di dời đến nơi khác mà NHTT không biết đƣợc thông tin kịp thời; ĐVCNT cấu kết với tội phạm gắn skimming lên POS; ĐVCNT kinh doanh trái phép các loại hàng hóa, dịch vụ không đƣợc cấp phép kinh doanh ch ng hạn bán thuốc tây qua mạng trái phép, bán hàng giả, hàng không đƣợc phép lƣu hành, hàng bị pháp luật cấm; ĐVCNT không có sản phẩm, không có kho hàng, không kiểm tra đƣợc hàng hóa; nhân viên của ĐVCNT đã cố tình qu t thẻ nhiều lần và in ra nhiều bộ hóa đơn thanh toán thẻ, nhƣng chỉ giao một bộ hóa đơn cho chủ thẻ ký để hoàn thành giao dịch, sau đó nhân viên của ĐVCNT giả mạo chữ ký của chủ thẻ và nộp các hóa đơn thanh toán còn lại cho NHTT để lấy tiền tạm ứng của NHTT; ĐVCNT đã cấu kết với chủ thẻ ứng tiền mặt thẻ tín dụng để đƣợc miễn lãi của ngân hàng, nhƣng trên hóa đơn chứng từ vẫn thể hiện là giao dịch thanh toán; ĐVCNT nâng giá hàng hóa, dịch vụ hay thu thêm phụ phí của chủ thẻ hoặc từ chối thanh toán bằng thẻ; ĐVCNT cấu kết với tội phạm sử dụng thẻ giả, thẻ mất cắp, thất lạc để hƣởng hoa hồng hay chấp nhận giao dịch thanh toán trên POS/E-commerce (ECOM) nhƣng không phải để thanh toán hàng hóa, dịch vụ, mà sau đó chuyển tiền theo yêu cầu của tội phạm; ĐVCNT lợi dụng quy định về hạn mức phải xin cấp phép hay hạn mức giao dịch phải đƣợc NHTT kiểm tra hóa đơn trƣớc khi báo có cho ĐVCNT nên cố tình tách thƣơng vụ giao dịch lớn thành nhiều giao dịch nhỏ để trốn tránh việc xin cấp phép.
+ CBNV ngân hàng: CBNV lợi dụng những hiểu biết của mình, lợi dụng vị trí công tác, những lỗ hổng trong quy trình tác nghiệp để tự mình hoặc cấu kết với ngƣời khác thực hiện những hành vi gian lận; CBNV đánh cắp cơ sở dữ liệu của ngân hàng để bán cho tội phạm; CBNV đƣợc ngân hàng ủy quyền thực hiện trọn gói
từ khâu tiếp thị thẻ tín dụng, thẩm định thông tin đến việc giao thẻ cho khách hàng sẽ dễ xảy ra trƣờng hợp CBNV đó không giao thẻ tín dụng cho khách hàng mà sử dụng thẻ đó cho mục đích cá nhân của mình.
- Rủi ro tín dụng Chủ thẻ sử dụng thẻ tín dụng nhƣng không thanh toán, thanh toán không đầy đủ hoặc không đủ khả năng thanh toán. Khi ngân hàng đồng ý phát hành thẻ cũng có nghĩa là cam kết cho chủ thẻ vay tiền, nếu nhƣ chủ thẻ không thanh toán hoặc không đủ khả năng thanh toán các khoản chi tiêu đó ngân hàng sẽ bị tổn thất.
- Rủi ro tác nghiệp
+ Chủ thẻ: Chủ thẻ không nắm rõ quy định về việc sử dụng thẻ nhƣ không thông báo cho ngân hàng khi mất thẻ; giao thẻ và PIN cho ngƣời khác sử dụng; không quản lý số PIN cẩn thận hay không đổi PIN thƣờng xuyên; chƣa hoàn tất giao dịch trƣớc khi rời khỏi ATM, quên lấy thẻ; chủ thẻ không thông báo cho ngân hàng khi mất chứng minh nhân dân hay thay đổi số chứng minh nhân dân, số điện thoại...
+ ĐVCNT: ĐVCNT không tuân thủ quy định ngân hàng nhƣ thanh toán vƣợt hạn mức giao dịch không xin cấp phép; nhân viên ĐVCNT nhập sai số tiền giao dịch hay một giao dịch nhƣng nhân viên của ĐVCNT lại cà thẻ nhiều lần; ĐVCNT