Quản lý và chăm sóc khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 99 - 100)

1.3.2.2 .Đối với ngân hàng

3.2. Giảipháp triển khai dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói tại Vietcombank

3.2.5.3. Quản lý và chăm sóc khách hàng

Đối với ngân hàng, điều quan trọng nhất không phải là chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt đến mức nào mà là có đưa được sản phẩm đến khách hàng hay không. Ngân hàng thường sai lầm khi đầu tư rất nhiều vào marketing, xây dựng thương hiệu sản phẩm và hệ thống phân phối nhưng lại thiếu một hệ thống quản lý và chăm sóc khách hàng hiệu quả. Kết quả là khách hàng chỉ đến với ngân hàng một lần rồi đi, không phải vì sản phẩm không đáp ứng nhu cầu của họ mà do thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng của họ.Vì vậy, thay vì duy trì và phát triển cao hơn mối quan hệ với khách hàng hiện có, ngân hàng lại ra sức tìm khách hàng mới và vòng luẩn quẩn lặp lại. Nghịch lý là chi phí để tìm kiếm khách hàng mới cao gấp nhiều lần chi phí để giữ chân một khách hàng cũ. Ngân hàng cần có biện pháp hợp lý cho việc vừa làm hài lòng khách hàng cũ vừa lôi kéo được khách hàng mới tham gia vào sản phẩm dịch vụ của mình một cách tích cực nhất, cụ thể:

- Tập hợp tất cả thông tin khách hàng thành một hệ thống, lưu giữ tất cả thông tin và lịch sử giao dịch với khách hàng. Điều này giúp ngân hàng tránh trường hợp mỗi nhân viên quản lý khách hàng riêng của mình dẫn đến mất thông tin khách hàng khi nhân viên nghỉ việc.

- Kiểm soát được nhân viên đang làm việc gì và tiến độ như thế nào đối với mỗi khách hàng. Điều này đảm bảo nhân viên sẽ triển khai quy trình bán hàng và chăm sóc khách hàng theo đúng quy chuẩn, tránh trường hợp mất khách hàng do chăm sóc không tốt.

- Xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng giúp bộ phận quản lý biết được tiềm năng của từng khách hàng cũng như phải phân tích và đánh giá các thương vụ với khách hàng. Thương vụ nào cần phải tập trung đẩy mạnh, đang tắc ở khâu nào, khách hàng nào cần chăm sóc đặc biệt...Nắm được những thông tin này nhà quản lý mới đánh giá được tình hình thực hiện công việc, khả năng đạt được theo kế hoạch, mục tiêu đặt ra và đưa ra những giải pháp kịp thời.

- Đảm bảo việc chia sẻ thông tin khách hàng giữa các phòng ban nhằm đảm bảo phục tốt nhu cầu của khách hàng.

3.2.6. Quản lý rủi ro phát sinh khi thực hiện dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói. 3.2.6.1. Hạn chế rủi ro tác nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)