thương mại
1.1.4.1.Các căn cứ, quy trình xác định giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Giá cả của các tổ chức tài chính ngân hàng ngày nay trở thành một vấn đề được quan tâm, bởi sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng gia tăng và giá cả không chỉ là yếu tố cạnh tranh giữa các ngân hàng mà còn có tác động mạnh mẽ đến quyết định lựa chọn sản phẩm dịch vụ và ngân hàng của khách hàng. Tuy nhiên, việc định giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng hết sức phức tạp vì nó bị chi phối bởi nhiều nhân tố. Vì vậy, khi xây dựng giá cho sản phẩm các ngân hàng phải dựa trên những căn cứ sau:
Thứ nhất, chi phí là các nguồn lực mà ngân hàng phải bỏ ra để duy trì sự hoạt động và cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Giá của sản phẩm dịch vụ ngân hàng tối thiểu phải bù đắp đủ các chi phí phát sinh
Thứ hai, định giá cho các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phải tính đến yếu tố rủi ro, rủi ro cao thì giá cao hơn và ngược lại
Thứ ba, đặc điểm cầu của khách hàng, ngân hàng thường định giá căn cứ vào sự phản ứng của khách hàng đối với giá. Đối với nhóm khách hàng ít nhạy cảm, ngân hàng có thể áp dụng mức cao hơn và ngược lại
Thứ tư, giá của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, vì giá là nhân tố ảnh hưởng lớn tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Thực tiễn hoạt động của ngân hàng trên thế giới đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong hoạch định chiến lược giá, đặc biệt đã chỉ rõ tiến trình xác định giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng gồm 7 giai đoạn
Mô hình 1.3 – Mô hình xác định giá dịch vụ ngân hàng
(Nguồn: Học viện ngân hàng, Marketing ngân hàng, Hà Nội: NXB Thống kê[1])
Một trong những lợi ích mà việc bán kèm sản phẩm hay bán sản phẩm, dịch vụ trọn gói đó là lợi ích kinh tế. Doanh nghiệp có thể giảm chi phí khi chỉ cung cấp một gói duy nhất thay vì theo những tập hợp sản phẩm dịch vụ do người mua yêu cầu. Tính kinh tế này xuất phát từ mối tương quan trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, có thể được khai thác khi chỉ cung cấp trọn gói.