Những bài học kinh nghiệm tại Quế Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 78 - 80)

Qua kết quả điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

- Chi trả DVMTR là bƣớc ngoặt về chính sách cho ngƣời làm nghề rừng ở Việt Nam, là hƣớng đi mới huy động đƣợc nguồn tài chính bền vững cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Do đó, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa của chính sách, về vai trò tầm quan trọng của rừng trong việc tạo ra các DVMTR trong các cấp các ngành, trong nhân dân phải thực hiện thƣờng xuyên, liên tục cho các đối tƣợng có quyền và nghĩa vụ thực hiện chính sách, nhất là các bản vùng sâu vùng xa…Nội dung tuyên truyền phải phong phú, đa dạng phù hợp với từng đối tƣợng và khuyến khích tuyên truyền thông qua các đợt chi trả tiền bảo vệ rừng phục vụ chi trả DVMTR của chủ rừng là tổ chức và tổ chức chi trả cấp huyện tại các bản của huyện.

- Chính sách chi trả DVMTR là mô hình hoạt động mới nên cần tham mƣu các quy định, hƣớng dẫn cho phù hợp với thực tế của địa phƣơng nhƣ: Phƣơng án bảo vệ rừng, hình thức giao, khoán bảo vệ rừng, cách xác định đơn giá phù hợp để hạn chế trên cùng một địa bàn có nhiều đơn giá chênh lệch quá lớn.

- Xuất phát từ chi trả DVMT theo hình thức chi trả gián tiếp, trong đó vai trò của chính quyền địa phƣơng và sự phối hợp của ngƣời dân rất quan trọng trong việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Vì vậy, phải tập trung huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc chỉ đạo, lãnh đạo phải quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng, đặc biệt là công tác quản lý bảo vệ rừng phù hợp gắn với hƣơng ƣớc, phong tục tập quán lại làng, bản.

- Việc rà soát, xác định diện tích, ranh giới rừng để lập hồ sơ thiết kế bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ thôn/bản phải chính xác, đúng đối tƣợng và có sự tham gia thống nhất của chính quyền địa phƣơng và nhân dân trên địa bàn. Số tiền chi trả phải rõ ràng, đƣợc niêm yết tại trụ sở UBND xã và thôn bản để nhân dân biết tham gia kiểm tra, giám sát nhằm hƣớng tới chính sách chi trả DVMTR ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn.

- Cần có sự phối hợp nhịp nhàng trong việc triển khai chính sách giữa các đơn vị trực tiếp thực hiện chính sách trên địa bàn huyện nhƣ: Chủ rừng là tổ chức, tổ chức chi trả cấp huyện và chính quyền các xã có liên quan. Bên cạnh đó cần tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát và hƣớng dẫn, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Xây dựng cơ chế quản lý sử dụng tiền DVMTR, hàng năm có đánh giá và lấy chủ rừng, cộng đồng có phƣơng pháp tổ chức có hiệu quả công tác bảo vệ

rừng làm nòng cốt làm để các chủ rừng, cộng đồng khác học tập và làm theo. Đồng thời xây dựng quy chế quản lý, sử dụng nguồn kinh phí chi trả DVMTR một cách có hiệu quả sẽ có tác động tích cực cho phát triển sinh kế hộ gia đình.

- Thực hiện giao khoán rừng theo mô hình nhóm hộ gia đình hoặc thôn/bản để chi trả DVMTR, quản lý BVR phù hợp với tập quán đồng bào miền núi, phát huy đƣợc tính cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng...

- Để triển khai chính sách chi trả DVMTR đƣợc thuận lợi và hiệu quả hơn, tại huyện Quế Phong cần sớm tiến hành quy hoạch sử dụng đất, trong đó đảm bảo ổn định lâu dài cho quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp để rừng đƣợc duy trì và phát triển, tạo nguồn cung ứng DVMTR có chất lƣợng và mang tính bền vững.

- Việc thực hiện chính sách cần quan tâm đến yếu tố xã hội, ngoài lợi ích quốc gia, lợi ích doanh nghiệp (bên sử dụng DVMTR), phải chú trọng đến lợi ích của ngƣời dân. Nếu lợi ích của ngƣời dân không đƣợc giải quyết thỏa đáng, sẽ không có động lực phát triển. Một khi lợi ích của doanh nghiệp đứng trên lợi ích của ngƣời dân sẽ bị ngƣời dân phản ứng và họ không tham gia thực hiện. Đồng thời phải căn cứ vào đặc điểm văn hóa của ngƣời dân sở tại để đƣa ra các giải pháp thực hiện cho phù hợp với đặc điểm văn hóa các tộc ngƣời ở địa phƣơng, đảm bảo tốt hơn cho việc thực hiện các mục tiêu của chính sách.

- Ban chỉ đạo chi trả DVMTR huyện Quế Phong cần tăng cƣờng giám sát về công tác quản lý bảo vệ rừng và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí đƣợc chi trả đúng mục đích tại các cộng đồng. Làm sao để các bên tự giám sát lẫn nhau.

- Hàng năm tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai chính sách trên địa bàn huyện, kịp thời khen thƣởng động viên những nhân tố tích cực, cách làm có hiệu quả, qua đó khắc phục những yếu kém tồn tại để thực hiện tốt hơn trong những tiếp theo. Đồng thời tăng cƣờng công tác kiểm tra định kỳ và đột xuất để kịp thời phát hiện và uốn nắm những thiếu sót và xử lý nghiêm những vi phạm trong công tác chỉ đạo điều hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)