Tác động của chính sách đến cải thiện sinh kế, thu nhập của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 70 - 72)

nghề rừng và cộng đồng địa phương

Nhờ triển khai chính sách, thu nhập bình quân của các hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng phục vụ chi trả DVMTR đã từng bƣớc đƣợc cải thiện. Cùng với các thu nhập khác từ rừng và rừng đƣợc bảo vệ tốt hơn đã góp phần tạo thêm nhiều công ăn, việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế, giúp ngƣời dân yên tâm gắn bó với rừng, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa phƣơng. Thu nhập từ chi trả DVMTR không ngừng tăng lên theo từng năm, do kinh phí và đơn giá chi trả ngày càng cao. Đơn giá chi trả bình quân của lƣu vực thủy điện Hủa Na, Cửa Đạt năm 2014 là 338.212 đ/ha/năm, năm 2015, 2016 là 400.000 đ/ha/năm; Đơn giá chi trả bình quân của lƣu vực thủy điện Bản Cốc năm 2015 là 302.282 đ/ha/năm, tăng lên năm 2016 là 401.907 đ/ha/năm; Đơn giá chi trả bình quân của lƣu vực thủy điện Sao Va năm 2015 là 205.957 đ/ha/năm và năm 2016 là 200.000 đ/ha/năm. Nhờ triển khai chính sách, thu nhập thực tế bình quân của các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng đã từng bƣớc cải thiện, cụ thể nhƣ sau:

- Tại lƣu vực thuỷ điện, trong đó mỗi hộ dân nhận khoán bảo vệ 30 ha rừng theo hợp đồng nhận khoán thì thu nhập từ tiền DVMTR đạt 12.000.000 đồng/hộ/năm.

- Tại lƣu vực thuỷ điện Bản Cốc, năm 2015, 2016 với đơn giá bình quân 350.000 đ/ha/năm, trong đó mỗi hộ dân nhận khoán bảo vệ 30 ha rừng theo hợp

đồng nhận khoán có thu nhập từ tiền DVMTR đạt 10.500.000 đồng/hộ/năm.

- Tại lƣu vực thuỷ điện Sao Va, năm 2015, 2016 với đơn giá bình quân 200.000 đ/ha/năm, trong đó mỗi hộ dân nhận khoán bảo vệ 30 ha rừng theo hợp

đồng nhận khoán thì thu nhập từ tiền DVMTR đạt 6.000.000 đồng/hộ/năm.

Đối với các hộ nhận khoán có diện tích thấp nhất là 15 ha, với đơn giá thấp nhất là 200.000 đ/ha/năm cũng đạt 3.000.000 đồng/hộ/năm. Nhƣ vậy việc thực hiện chính sách trên địa bàn huyện Quế Phong đã thực sự đem lại những hiệu quả đáng khích lệ cả về môi trƣờng, kinh tế và hiệu ứng xã hội. Mức thu nhập bình quân của ngƣời dân từ chính sách chi trả DVMTR hàng năm đạt từ 6 đến 8 triệu đồng/hộ/năm. Cùng với thu nhập khác, tiền DVMTR đã góp phần

xoá đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế, giúp ngƣời dân yên tâm gắn bó với rừng, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa phƣơng thuộc khu vực miền núi, biên giới.

Bên cạnh thu nhập của các hộ nhận khoán bảo vệ rừng, hàng năm trên địa bàn huyện Quế Phong số tiền chi trả DVMTR cho các cộng đồng bản để bảo vệ rừng gần 6 tỷ đồng, thay vì phải đóng góp tiền các cộng đồng bản ngoài việc đầu tƣ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng và nâng cao đời sống ngƣời dân, còn đƣợc sử dụng hiệu quả cho việc xây dựng các trình nông thôn mới. Gắn kết trách nhiệm ngƣời dân với việc bảo vệ và phát triển rừng.

Ở các xã Đồng Văn, Thông Thụ, huyện Quế Phong, hiện nay tiền chi trả DVMTR là một nguồn thu lớn cho cộng đồng, năm 2016 trên địa bàn nghiên cứu có bản nguồn thu cho công tác bảo vệ rừng tại cộng đồng bản lớn, cụ thể:

- Các cộng đồng bản có nguồn thu DVMTR cho công tác bảo vệ rừng trên 300 triệu đồng/năm nhƣ các bản: Đồng Mới, Na Chảo, Mƣờng Hinh xã Đồng Văn.

- Các cộng đồng bản có nguồn thu DVMTR cho công tác bảo vệ rừng trên 250 triệu đồng/năm nhƣ các bản: Khủn Na, Tục, Đồng Tiến xã Đồng Văn và bản Mƣờng Phú xã Thông Thụ.

- Các cộng đồng bản có nguồn thu DVMTR cho công tác bảo vệ rừng trên 150 triệu đồng/năm nhƣ các bản: Huổi Lƣớm, Lốc xã Thông Thụ và bản Pang xã Đồng Văn và nhiều bản có nguồn thu DVMTR cho công tác bảo vệ rừng trên 50 triệu đồng/năm trên địa bàn huyện, nguồn kinh phí này sẽ nhiều hơn gấp 2 lần trong năm 2017 và các năm tiếp theo do tăng định mức đơn giá lên 36 đồng/KWh đối với điện thƣơng phẩm theo Nghị định 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 và các cơ sở sản xuất thủy điện đang xây dựng và sắp đi vào hoạt động. Vì vậy nếu quản lý và sử dụng nguồn lực này có hiệu quả sẽ có những tác động tích cực cho phát triển sinh kế hộ gia đình. Xuất phát từ vấn đề trên, năm 2015 đƣợc sự hỗ trợ của tƣ vấn Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam VFD đã khảo sát, nghiên cứu cơ chế quản lý và sử dụng tiền chi trả DVMTR với mục tiêu nhằm nâng cao năng lực và trách nhiệm của cộng đồng dân cƣ đối với công tác quản lý và bảo vệ rừng, thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh tế của các hộ

gia đình trong thôn bản thông qua việc sử dụng có hiệu quả nguồn tiền DVMTR và tăng cƣờng sự tham gia quản lý, kiểm tra và giám sát việc sử dụng tiền chi trả DVMTR.

Đến nay đã có 04 bản trên địa bàn huyện Quế Phong, gồm các bản: Na Chảo, Đồng Tiến xã Đồng Văn và Huổi Lƣớm, Lốc xã Thông Thụ đã thành lập Ban quản lý thôn/bản làm nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền DVMTR hiệu quả nhƣ:

- Triển khai các hoạt động quản lý bảo vệ rừng cung ứng DVMTR trên diện tích đƣợc giao cho cộng đồng thôn bản quản lý bảo vệ.

- Thay mặt cộng đồng thôn bản ký kết hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng với chủ rừng là tổ chức, UBND xã hoặc với tổ chức chi trả cấp huyện.

- Tiếp nhận và lập kế hoạch sử dụng tiền chi trả DVMTR, tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến cộng đồng thôn bản về kế hoạch BVR và tình hình tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền cũng nhƣ việc thực hiện quy chế có hiệu quả…

- Quy định quản lý tiền DVMTR, báo cáo kết quả sử dụng tiền DVMTR - Giám sát quản lý và sử dụng tiền DVMTR

- Khen thƣởng, đề xuất cấp trên khen thƣởng và xử phạt vi phạm quy chế. Kết quả cho thấy, bên cạnh kinh phí phục vụ tốt cho công tác quản lý bảo vệ rừng tại các bản trên, còn đƣợc sử dụng hiệu quả vào xây dựng các công trình phúc lợi cộng đồng tại địa phƣơng, đặc biệt hơn là tạo nguồn vốn riêng cho các hộ dân vay quay vòng để phát triển sinh kế góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập của hộ gia đình các thành viên. Tại các thôn bản thực hiện quy chế tiếp nhận, quản lý tiền chi trả DVMTR, nhu cầu vay vốn phát triển sinh kế của các hộ gia đình khá cao, trong đó các loại hình sản xuất, đầu tƣ mang lại hiệu quả cao nhƣ nuôi bò, nuôi lợn, nuôi gà, trồng cây Chanh leo, cây Bon bo, trồng rừng sản xuất và một số mô hình trồng trọt khác có hiệu quả…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)