3.1.2.1. Địa hình đồi núi cao
Là địa hình đặc trƣng trong khu vực, gồm các dải núi có độ cao hơn 1.000m, địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và hệ thống sông suối khá dày đặc, điển hình dãy núi cao Trƣờng Sơn từ 1.600 - 1.828m, đỉnh cao nhất là Pù Hoạt (2.457m), núi Pả Môn (1.197m), núi Canh Cỏ (1.123m), núi Mong 1.071m . Địa hình có độ dốc thƣờng trên 30, dễ gây hiện tƣợng sạt lở, trƣợt đất, dạng địa hình này chiếm gần 52% diện tích tự nhiên, đây cũng là vùng thƣợng lƣu của hai con sông lớn là sông Chu và sông Hiếu. Thảm thực vật chủ yếu là rừng cây tự nhiên có ý nghĩa duy trì độ che phủ đất rừng tự nhiên phòng hộ, tạo nguồn sinh thủy điều hòa khí hậu trong vùng.
3.1.2.2. Địa hình núi trung bình và núi thấp
Bao gồm các dãy núi có độ cao trung bình từ 250m đến 850m; là vùng chuyển tiếp khu vực núi cao và vùng thấp, nằm ở phía Tây Nam của huyện, tập trung ở các xã Quang Phong, Mƣờng Nọc, Quế Sơn, Tiền Phong. Diện tích chiếm 50% diện tích tự nhiên, thảm thực vật chủ yếu là rừng tự nhiên và rừng trồng đặc sản (quế), rừng nguyên liệu gỗ nhƣ keo lai, mỡ, trám... Trên địa hình này còn diện tích đất đồi núi chƣa sử dụng có khả năng khai thác vào sản xuất nông nghiệp nhƣ trồng cây ăn quả, làm nƣơng rẫy, làm ruộng bậc thang, trồng rừng theo mô hình nông, lâm kết hợp...
3.1.2.3. Địa hình bằng, thấp
Gồm những thung lũng nằm dƣới chân núi cao hoặc dải đất bằng nằm dọc hai ven bờ suối, có những nơi diện tích rộng từ 300 đến 400 ha, phân bố tập trung ở các xã Tiền Phong, Châu Kim, Mƣờng Nọc, Quế Sơn, Tri Lệ… Với độ dốc thƣờng từ 3 đến 5 độ rất thuận lợi cho canh tác, đây là vùng sản xuất lúa, rau, màu tập trung với sản lƣợng lớn của huyện Quế Phong.