Việc triển khai chính sách chi trả DVMTR đã cho xã hội thấy một giải pháp mới trong quá trình phát triển và bảo vệ rừng, góp phần nâng cao giá trị của rừng trong cuộc sống sinh hoạt của ngƣời dân, đặc biệt là đem lại nguồn vốn để phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện.
Thực tế cho thấy đa số những ngƣời cung cấp DVMTR ở Quế Phong là các hộ nghèo. Vì vậy, chính sách triển khai đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trƣơng xóa đói giảm nghèo và xây dựng chƣơng trình nông thôn mới của Đảng và Nhà nƣớc, từng bƣớc xã hội hóa nghề rừng, đồng thời huy động, hình thành một nguồn tài chính mới bền vững cho công tác bảo vệ rừng để ổn định đời sống ngƣời dân hạn chế tiêu cực và góp phần ổn định an sinh xã hội.
Từ khi triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã từng bƣớc nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên tham gia, huy động đƣợc nguồn nhân lực lớn trong xã hội tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng một cách thƣờng xuyên, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nghề rừng, góp phần ổn định, bảo đảm an sinh xã hội, kinh tế, chính trị ở địa phƣơng. Tại các xã Đồng Văn, Thông Thụ tiền chi trả DVMTR của cộng đồng ngoài việc phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tại địa phƣơng, còn đƣợc sử dụng hiệu quả cho phúc lợi cộng đồng góp phần rất lớn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới nhƣ: Xây dựng nhà văn hóa, sửa chữa đƣờng liên bản, các công trình nƣớc sạch để sinh hoạt…trong 03 năm 2014 - 2016) với tổng kinh phí trên 2 tỷ đồng.
Việc triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR có những tác động tích cực tới công tác quản lý bảo vệ rừng. Qua khảo sát các chủ rừng, các cộng đồng bản có những biện pháp tích cực trong việc bảo vệ rừng, họ đề ra quy ƣớc ngƣời dân trong thôn, bản không đƣợc phá rừng trái phép, các hộ phối hợp với nhau thành lập tổ, nhóm thƣờng xuyên tuần tra, bảo vệ rừng, bên cạnh đó họ còn kết hợp với các ban ngành, chính quyền địa phƣơng tuyên truyền vận động nhân dân không đƣợc phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép, với cách làm này đã tăng cƣờng sức mạnh đoàn kết toàn dân bảo vệ rừng. Do đó tình trạng phá rừng, làm nƣơng rẫy, khai thác gỗ trái phép…đã giảm dần qua các năm. Chất lƣợng rừng ngày một năng cao, tăng
khả năng phòng hộ, phát huy đƣợc vai trò, giá trị của rừng trong việc cung cấp chất lƣợng DVMTR.
Qua triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn huyện Quế Phong không những từng bƣớc nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ rừng, nâng số hộ nhận khoán bảo vệ rừng mà còn huy động đƣợc một nguồn kinh phí, nguồn nhân lực lớn phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng. Số lƣợng chủ rừng hƣởng lợi từ chi trả DVMTR tăng dần qua các năm và số tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng cũng tăng, cụ thể: Năm 2014 số chủ rừng thụ hƣởng tiền DVMTR là 01chủ rừng là tổ chức với số lƣợng hợp đồng khoán 101 hợp đồng; năm 2015 số chủ rừng là 487 chủ rừng và tổng số lƣợng hợp đồng khoán là 163; Đến năm 2016, số chủ rừng là 642 và tổng số lƣợng hợp đồng khoán là 169, trong đó gồm 01 chủ rừng là tổ chức, 05 UBND xã, 636 hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng đƣợc giao đất lâu dài.
- 100.0 200.0 300.0 400.0 500.0 600.0 700.0 2014 2015 2016 Năm SỐ CHỦ RỪNG THAM GIA BVR Số chủ rừng - 50.0 100.0 150.0 200.0 2014 2015 2016 Hợp đồng Năm SỐ HỢP ĐỒNG KHOÁN BVR QUA CÁC NĂM Số HĐ khoán