Khí hậu, thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 31 - 33)

3.1.4.1. Khí hậu

Huyện Quế Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mƣa nhiều, khu vực chịu ảnh hƣởng lớn của khí hậu dãy Trƣờng Sơn Bắc.

- Nhiệt độ trung bình năm 23,5 độ C. Nhiệt độ cao nhất 40 độ C (tháng 6), thấp nhất 10 độ C (tháng 12).

- Lƣợng mƣa trung bình năm 1.800mm. Mùa mƣa từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm, do địa hình cao dốc nên mỗi khi mƣa lớn thƣờng gây lũ nhanh, lũ lớn trên các con sông. Lƣợng mƣa thấp ở các tháng về mùa khô (1-3).

- Gió: Trong khu vực có hai loại gió chính, đó là: Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thổi mạnh vào tháng 11, 12 và tháng 1, mỗi đợt 3 - 4 ngày, có khi kéo dài cả tuần. Gió mùa Đông Bắc về gây giá rét, thƣờng kéo theo mƣa phùn. Gió Lào thổi từ tháng 5 đến tháng 7, khi có gió Lào, nhiệt độ lên cao, có khi lên đến 39 độ C, độ ẩm xuống thấp, gây khô nóng.

3.1.4.2. Thủy văn

- Sông Chu ở phía Bắc bắt nguồn từ nƣớc bạn Lào với tên là Nậm Xấm chảy qua huyện Hửa Phăn, vào Việt Nam với tên là sông Chu, chảy qua các xã Thông Thụ, Đồng Văn huyện Quế Phong về Thanh Hóa với chiều dài đi qua hơn 64km. Lƣu vực của sông Chu chiếm diện tích lớn, hệ động thực vật phong phú và đa dạng, đây là tiềm năng rất lớn cho việc cung ứng DVMTR. Trong lƣu vực của sông Chu có rất nhiều khe suối lớn nhƣ: Nậm Hàn, Nậm Liêm, Nậm Cấn, Tộ Noọng, Suối Cam, suối Câng, suối Phanh, suối Muông, suối Cà Dai, suối Lạc To, suối Pa, suối Hinh, suối Ke, suối Chà Là, suối Cát, suối Piệt, suối Nậm Nam, suối Dinh… vô số các khe suối lớn nhỏ đổ nƣớc về sông Chu, tạo thành một hệ thủy văn có lƣu lƣợng nƣớc lớn, nƣớc chảy mạnh quanh năm. Đây là hệ thống thủy lợi lớn, nổi tiếng phong phú về các loài thủy sinh, cá, lƣỡng cƣ cả về thành phần loài và số lƣợng. Dọc hai bên sông, bên các suối lớn là vùng sinh sống và canh tác của cộng đồng các dân tộc thuộc hai xã Thông Thụ và Đồng Văn.

- Sông Hiếu có lƣu vực lớn bắt nguồn trên địa bàn huyện Quế Phong là hệ thống thủy lớn thứ hai trong khu vực với các chi lƣu Nậm Việc, Nậm Giải, Nậm Quàng:

+ Sông Nậm Việc bắt nguồn từ xã Hạnh Dịch, Tiền Phong, lƣu lƣợng nƣớc rất lớn, chảy quanh năm. Hệ thủy này đƣợc tạo bởi khá nhiều khe suối lớn bắt nguồn từ biên giới Việt Lào, từ các đỉnh núi cao đổ về nhƣ: suối Hạt; suối Phùng; suối Hiên; suối Co; suối Vải Ôm; suối Nậm Lan.

+ Sông Nậm Quàng bắt nguồn từ biên giới Việt Lào ở xã Tri Lễ, dài 71km, diện tích lƣu vực 594,8 km2.

+ Sông Nậm Giải bắt nguồn từ biên giới Việt Lào ở xã Nậm Giari dài 43 km chảy qua các xã Châu Kim, Mƣờng Nọc.

Nhờ hệ thống sông suối khá dày đặc, cùng với địa hình tƣơng đối cao, là cơ hội lớnđể phát triển các công trình thủy điện phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc và toàn xã hội. Hiện nay, trên địa bàn huyện nhiều công trình thủy điện đƣợc đầu tƣ xây dựng gồm: Thủy điện Hủa Na, Bản Cốc, Sao Va, Sông Quang, Nhãn Hạc, Đồng Văn, Châu Thắng, Tiền Phong, Nậm Giải, Châu Thôn với tổng công suất trên 350 MW, trong đó có các công trình đã đƣợc đƣa vào vận hành và hòa vào mạng lƣới điện quốc gia là thủy điện Hủa Na, Bản Cốc, Sao Va, Châu Thắng và thủy điện Cửa Đạt nằm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhƣng có lƣu vực ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Vì vậy việc triển khai chính sách trên địa bàn huyện Quế Phong là rất phù hợp và có nhiều thuận lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)