Hiện trạng đất lâm nghiệp và tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 39 - 43)

3.4.1.1. Diện tích các loại rừng

Tỷ lệ che phủ rừng của huyện Quế Phong là 76,7% trong đó rừng tự nhiên là 76,2% và rừng trồng các loại là 0,5% . Nhƣ vậy, tỷ lệ che phủ của rừng Quế Phong cao hơn nhiều so với bình quân chung của tỉnh Nghệ An (57,2%).

Bảng 3.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng

TT Loại đất Tổng diện tích 3 loại rừng Rừng SX Rừng PH Rừng Đặc dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ % Diện tích (ha) Tỷ lệ % Diện tích (ha) Tỷ lệ % Tổng diện tích TN 189.086,5 Đất lâm nghiệp 174.330,4 82.850,7 43,8 52.458,4 27,7 39.021,3 20,6 1,0 Đất có rừng 141.239,4 62.175,3 32,9 43.878,7 23,2 35.185,5 18,6 1.1 Rừng tự nhiên 140.239,5 61.176,4 32,4 43.877,7 23,2 35.185,5 18,6 1.1.1 Rừng nguyên sinh 44.540,7 8.789,4 4,6 16.877,8 8,9 18.873,4 10,0 a Rừng giàu 9.824,0 890,6 0,5 2.545,3 1,3 6.388,0 3,4 b Rừng trung bình 34.716,7 7.898,8 4,2 14.332,5 7,6 12.485,4 6,6 1.1.2 Rừng thứ sinh 72.853,3 39.000,5 20,6 20.009,8 10,6 13.843,0 7,3 a Rừng sau khai thác nghèo 31.970,2 15.751,7 8,3 7.194,3 3,8 9.024,1 4,8 b Rừng phục hồi nghèo 40.883,1 23.248,7 12,3 12.815,5 6,8 4.818,9 2,5 1.1.3 Rừng hỗn giao xen tre nứa 17.356,2 9.981,5 5,3 5.199,4 2,7 2.175,4 1,2

a Gỗ xen tre nứa 2.214,9 1.558,4 0,8 656,5 0,3

b Gỗ xen Lùng 12.965,9 8.423,0 4,5 4.542,9 2,4 0,0 0,0

1.1.4 Rừng tre nứa thuần

loài 5.489,4 3.405,0 1,8 1.790,7 0,9 293,6 0,2 a Tre nứa 3.736,1 158,1 0,1 3.578,0 1,9 b Lùng 4.211,8 3.246,9 1,7 964,9 0,5 1.2 Rừng trồng 999,9 998,9 0,5 1,0 0,0 2,0 Đất chƣa có rừng 33.090,9 20.675,5 10,9 8.579,7 4,5 3.835,8 2,0 2.1 Đất trống có cây gỗ tái sinh quy hoạch cho LN

10.099,2 4.155,1 2,2 4.226,9 2,2 1.717,1 0,9

2.2 Đất trống không có

cây gỗ tái sinh QH LN 22.991,8 16.520,3 8,7 4.352,8 2,3 2.118,6 1,1

a) Rừng tự nhiên

Tổng diện tích rừng tự nhiên là 140.239,5 ha, chiếm 99,3% diện tích đất có rừng và chiếm 74,2% diện tích tự nhiên toàn huyện. Rừng tự nhiên còn nhiều ở tất cả các xã của huyện Quế Phong, và diện tích lớn nhất là Đồng Văn, Thông Thụ. Trong đó diện tích rừng tự nhiên là rừng đặc dụng là 35.185,5 ha chiếm 18,6% tổng diện tích tự nhiên, rừng phòng hộ là 43.877,7 ha chiếm 23,2% tổng diện tích tự nhiên, rừng sản xuất là 61.176,4 ha chiếm 32,4% tổng diện tích tự nhiên.

Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên đều là rừng gỗ, rừng hỗn giao gỗ xen tre nứa và rừng tre nứa thuần loài. Tuy nhiên, diện tích rừng có Lùng chủ yếu tập trung ở rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Cụ thể nhƣ sau:

-Rừng nguyên sinh:

+ Rừng giàu (trữ lƣợng 201-300 m3/ha): diện tích 9.824,0 ha chiếm 5,2% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại rừng ít bị khai thác, còn các loài gỗ tốt, có giá trị kinh tế và bảo tồn, trữ lƣợng bình quân 252 m3/ha. Loại rừng này hiện chỉ có ở xã Đồng Văn, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Mƣờng Nọc, Châu Thôn, thƣờng phân bố vùng sâu, nơi cao, xa, địa hình khó khăn, phức tạp, độ dốc lớn.

+ Rừng trung bình (trữ lƣợng 101-200 m3/ha): diện tích 34.716,7 ha chiếm

chiếm 18,4% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại rừng bị khai thác, còn các loài gỗ tốt, có giá trị kinh tế và bảo tồn, trữ lƣợng bình quân 151 m3/ha. Loại rừng này hiện chỉ có ở xã Quang Phong, Châu Kim, Nậm Giải, Tiền Phong, Hạnh Dịch, Thông Thụ, Đồng Văn, cũng thƣờng phân bố vùng sâu, nơi cao, xa, địa hình khó khăn, phức tạp, độ dốc lớn.

-Rừng thứ sinh:

+ Rừng sau khai thác nghèo (trữ lƣợng 10-100m3/ha): diện tích 31.970,2 ha

chiếm 16,9% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại rừng đã bị khai thác đi khai thác lại nhiều lần, nên kết cấu tầng tán bị phá vỡ, các loài gỗ tốt, có giá trị kinh tế

và bảo tồn hầu nhƣ không còn, trữ lƣợng bình quân 73 m3/ha. Loại rừng này hiện

chỉ có ở tất cả các xã, thƣờng phân gần khu dân cƣ.

+ Rừng phục hồi nghèo (trữ lƣợng 10-100m3/ha): diện tích 40.883,1 ha chiếm 21,6% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại rừng đã bị khai thác đi khai thác lại nhiều lần, đƣợc khoanh nuôi bảo vệ nên đã bắt đầu phục hồi, trữ lƣợng

bình quân 83 m3/ha. Loại rừng này hiện chỉ có ở tất cả các xã, thƣờng phân gần khu dân cƣ.

- Rừng hỗn giao gỗ xen tre nứa: diện tích 17.356,2 ha chiếm 9,2% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại rừng đã bị khai thác, trữ lƣợng gỗ bình quân 30-67

m3/ha. Loại rừng này có nhiều ở các xã Đồng Văn, Thông Thụ, Nậm Giải, Hạnh

Dịch, thƣờng phân bố vùng sâu, nơi cao, xa, địa hình khó khăn, phức tạp, độ dốc lớn. Trong đó rừng hỗn giao gỗ xen Lùng có diện tích 12.965,9 ha chiếm 6,9% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại rừng mà cây Lùng phân bố chủ yếu, sinh trƣởng và phát triển khá tốt với đƣờng kính trung bình khoảng 5cm, mật độ từ 200-400 bụi/ha, trữ lƣợng khoảng 60 -90 tấn/ha, thƣờng phân bố ở vùn sâu, nơi cao, xa. Những diện tích rừng Lùng này cần đƣợc khoanh nuôi, bảo vệ và áp dụng biện pháp kỹ thuật khai thác bền vững.

+ Rừng tre nứa thuần loài: diện tích 4.89,4 ha chiếm 2,9% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại rừng ít bị khai thác, trữ lƣợng bình quân 30-120 tấn/ha. Loại rừng này hiện có nhiều ở các xã Đồng Văn, Thông Thụ, thƣờng phân bố gần khu dân cƣ, đi lại thuận tiện. Trong đó rừng Lùng thuần loài có diện tích 4.211,8 ha chiếm 2,2% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại rừng mà cây Lùng sinh trƣởng và phát triển trung bình, một số diện tích còn trữ lƣợng cao đƣờng kính trung bình khoảng 5cm, mật độ 500-600 bụi, trữ lƣợng 90-120 tấn. Tuy nhiên cũng nhiều diện tích rừng Lùng bị suy thoái với đƣờng kính trung bình khoảng 3,8cm, mật độ từ 300-600 bụi/ha, trữ lƣợng khoảng 30-60tấn/ha. Những diện tích rừng Lùng này không chỉ cần đƣợc khoanh nuôi, bảo vệ, khai thác bền vững mà còn phải áp dụng biện pháp kỹ thuật phục tráng mới cho hiệu quả kinh tế cao.

b) Rừng trồng

Tổng diện tích rừng trồng các loại là 999,9 ha, chiếm 0,5% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Rừng trồng chủ yếu là loài Keo, Xoan, Quế có tất cả ở các xã trong huyện, tập trung nhiều nhất ở xã Tiền Phong, Quế Sơn.

3.4.1.2. Diện tích các loại đất chưa có rừng

Tổng diện tích đất chƣa có rừng quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp thuộc rừng sản xuất toàn huyện là 33.090,9 ha, chiếm 17,5% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong đó:

- Đất trống có cây gỗ tái sinh quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp là 10.099,2 ha chiếm 5,3% diện tích đất tự nhiên toàn huyện tập trung ở xã Tri Lễ, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Nhóong, Cắm Muộn. Đây là diện tích có thể trồng và phát triển rừng.

- Đất trống không có cây gỗ tái sinh quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp

là 22.991,8 ha chiếm 12,2% diện tích đất tự nhiên toàn huyện tập trung ở xã Đồng Văn, Thông Thụ, Châu Thôn, Cắm Muộn, Quang Phong, Quế Sơn, Tiền Phong, Tri Lễ. Đất này bao gồm nhiều loại đất khác nhau nhƣ đất trống, đất nông nghiệp, đất mặt nƣớc, đất trồng rừng nhƣng chƣa thành rừng...

3.4.1.3. Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của toàn huyện là 174.330,4 ha. Phân theo các chủ quản lý nhƣ sau:

Bảng 3.2. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý

TT Loại đất

Toàn huyện KBTTN Lâm trƣờng,

công ty Hộ gia đình, cá nhân UBND xã, cộng đồng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 189.086,5 Đất lâm nghiệp 174.330,4 92,2 89.508,3 47,3 8.736,7 4,6 26.544,0 14,0 49.541,3 26,2 1 Đất có rừng 141.239,4 74,7 77.600,8 41,0 4.472,6 2,4 21.002,9 11,1 38.163,2 20,2 1.1 Rừng tự nhiên 140.239,5 74,2 77.599,7 41,0 3.877,5 2,1 20.788,7 11,0 37.973,6 20,1 1.1.1 Rừng nguyên sinh 44.540,7 23,6 35.446,5 18,7 93,7 0,0 3.183,2 1,7 5.817,4 3,1 1.1.2 Rừng thứ sinh 72.853,3 38,5 32.544,3 17,2 3.574,8 1,9 14.340,0 7,6 22.394,2 11,8 1.1.3 Rừng hỗn giao xen tre nứa 17.356,2 9,2 7.604,6 4,0 57,1 0,0 2.694,9 1,4 6.999,6 3,7 a Gỗ xen tre nứa

khác 4.390,3 3.001,3 1,6 57,1 0,0 837,2 0,4 494,7 0,3 b Gỗ xen Lùng 12.965,9 6,9 4.603,2 2,4 1.857,8 1,0 6.504,9 3,4 1.1.4 Rừng tre nứa thuần

loài 5.489,4 2,9 2.004,4 1,1 151,9 0,1 570,6 0,3 2.762,4 1,5 a Tre nứa khác 1.277,6 1.039,5 0,5 79,9 0,0 52,6 0,0 105,6 0,1 b Lùng 4.211,8 2,2 964,9 0,5 72,0 0,0 518,0 0,3 2.656,9 1,4

1.2 Rừng trồng 999,9 0,5 1,0 0,0 595,1 0,3 214,2 0,1 189,6 0,1

2 Đất chưa có rừng 33.090,9 17,5 11.907,6 6,3 4.264,1 2,3 5.541,1 2,9 11.378,1 6,0

(Nguồn: Kết quả kiểm kê rừng huyện Quế Phong, 2016)

- Ban quản lý KBTTN Pù Hoạt có 89.508,3 ha chiếm 47,3% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Trong đó đất có rừng là 77.600,8 ha, chiếm 41,0% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, đất không có rừng là 11.907,6 ha chiếm 6,3%

diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong đó diện tích cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng đƣợc chi trả cho công tác bảo vệ rừng là 38.198,62 ha chiếm 50% diện tích có rừng của đơn vị.

- Các công ty Lâm nghiệp Lâm trƣờng Quế Phong, Công ty Cao su) có 8.736,7 ha chiếm 4,6% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Trong đó đất có rừng tự nhiên là 3.877,5 ha, chiếm 2,1% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, đất có rừng trồng 595,1 ha, chiếm 0,3% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, đất không có rừng là 4.264,1 ha, chiếm 2,3% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện.

- Các hộ gia đình và cá nhân có 26.554,0 ha chiếm 14,0% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Trong đó đất rừng tự nhiên là 20.788,7 ha, chiếm 11,0% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Rừng Lùng xen gỗ là 1.857,8 ha chiếm 1,0% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, rừng Lùng thuần loài là 518,0 ha chiếm 0,3% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Nhiều diện tích rừng Lùng đang có nguy cơ bị suy thoái, cần đƣợc khoanh nuôi, bảo vệ, phục tráng và khai thác bền vững. Đất có rừng trồng 214,2 ha, chiếm 0,1% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Đất không có rừng là 5.541,1 ha , chiếm 2,9% diện tích đất đất tự nhiên của toàn huyện. Đây là những diện tích có thể trồng Lùng.

- Phần còn lại do UBND xã, huyện và cộng đồng quản lý là có 49.541,3 ha chiếm 26,2% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Trong đó đất rừng tự nhiên là 37.973,6 ha, chiếm 20,1 % diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Rừng Lùng xen gỗ là 6.504,9 ha chiếm 3,4% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Hầu hết diện tích rừng Lùng ở đây đang có nguy cơ bị suy thoái mạnh, cần đƣợc khoanh nuôi, bảo vệ, phục tráng và khai thác bền vững. Đất có rừng trồng 189,6 ha, chiếm 0,1% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Đất không có rừng là 11.378,1 ha, chiếm 6,0% diện tích đất đất tự nhiên của toàn huyện. Đây là những diện tích có thể giao cho các tổ chức, cá nhân để bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)