3.4.2.1. Hệ thống quản lý nhà nước
- Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện trực tiếp theo dõi chỉ đạo các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Là cơ quan tham mƣu giúp
UBND huyện trong việc lập kế hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, đồng thời trực tiếp chỉ đạo cấp xã thực hiện kế hoạch, chỉ đạo và hƣớng dẫn thực hiện các quy trình, quy phạm và biện pháp kỹ thuật sản xuất. Ngoài ra, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã phối hợp với UBND các xã triển khai sâu rộng, có hiệu quả các nội dung của lập kế hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đến các tổ chức, đoàn thể, chính trị xã hội và nhân dân trên địa bàn huyện.
- Hạt Kiểm lâm có chức năng quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện. Đồng thời cũng là cơ quan tham mƣu giúp UBND huyện về việc lập kế hoạch quản lý bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng, xử lý các vụ vi phạm pháp luật về tài nguyên rừng trong phạm vi quyền hạn và chức năng của mình. Hạt kiểm lâm huyện làm đầu mối chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng tới các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cƣ thôn bản đƣợc giao khoán bảo vệ rừng theo Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An đƣợc quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của chính phủ.
- Phòng Tài nguyên môi trƣờng có chức năng tham mƣu giúp UBND huyện về việc lập kế hoạch sử dụng đất, giao đất, giao rừng trên địa trong phạm vi quyền hạn và chức năng của mình.
- Tại các xã đều có cán bộ kiểm lâm địa bàn, cán bộ lâm nghiệp xã làm công tác theo dõi chỉ đạo các hoạt động sản xuất lâm nghiệp và trực tiếp tham gia quản lý bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng trên địa bàn xã.
- Công tác bảo tồn và phát triển các khu rừng đặc dụng: Thực hiện quy hoạch lại hệ thống rừng đặc dụng: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt theo Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ. Thực hiện bảo vệ nghiêm ngặt phân khu vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên thông qua việc xây dựng các chốt bảo vệ rừng; triển khai phƣơng án chia sẻ lợi ích trong công tác bảo vệ rừng tại các thôn bản. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học đặc biệt là nghiên cứu đa dạng sinh học, phát hiện các loài mới, nghiên cứu nhiều loài quý hiếm nhƣ Pơ mu, Bách xanh, Sa mu, Phay sừng, Sến, Táu... để bảo tồn và phát triển.
3.4.2.2. Các doanh nghiệp sản xuất nông lâm nghiệp
- Lâm trƣờng Quế Phong là tổ chức nhà nƣớc làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Các đơn vị này đã đƣợc thành lập cách đây vài chục năm có nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, xây dựng vốn rừng và sản xuất kinh doanh nông lâm kết hợp, khai thác và chế biến lâm sản và làm dịch vụ trong việc cung cấp giống và khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, tiêu thụ sản phẩm.
- Ngoài ra các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc nhƣ Công ty TNHH Thanh Thành Đạt, công ty cao su Nghệ An đã đƣợc UBND tỉnh Nghệ An và huyện Quế Phong cho phép thuê đất để trồng và phát triển rừng nguyên liệu gỗ, cây Cao su. Các cơ sở và công ty chế biến lâm sản đƣợc đầu tƣ xây dựng gắn với việc hình thành phát triển các vùng nguyên liệu tập trung. Mối liên doanh liên kết của 4 nhà trong sản xuất lâm nghiệp đang từng bƣớc phát triển, nổi bật là mối liên kết giữa doanh nghiệp với ngƣời dân trong việc phát triển vùng nguyên liệu...
3.4.2.3. Các hộ gia đình và tư nhân tham gia sản xuất nông lâm nghiệp
Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển nông lâm nghiệp theo mô hình trang trại, hộ gia đình, trên cơ sở đã đƣợc giao quyền sử dụng đất nên từ nhiều năm nay, hàng ngàn hộ gia đình đã hăng hái nhận đất, nhận rừng, tự đầu tƣ vốn, lao động, tìm hiểu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới cho thâm canh cây trồng, vật nuôi nên đã làm thay đổi dần dần cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều trang trại gia đình đã hình thành tạo ra bƣớc phát triển mới góp phần làm tăng trƣởng chung của nền kinh tế toàn huyện. Bƣớc đầu, các hộ gia đình đã trồng mới hàng ngàn ha rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Tuy nhiên, việc phát triển của các hộ gia đình còn gặp một số khó khăn nhƣ việc giao đất còn gặp nhiều khó khăn, một số nơi giao đất còn chồng chéo, ở một số nơi vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng còn kém, chƣa thuận tiện để phát triển lâm nghiệp, phần lớn các hộ gia đình còn thiếu vốn, thiếu giống mới, thiếu kỹ thuật nhất là thông tin thị trƣờng sản phẩm lâm nghiệp. Do vậy cần có các giải pháp tháo gỡ khó khăn để các hộ gia đình trở thành các hạt nhân trong phát triển nghề rừng tại địa phƣơng.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN