Tình hình tổ chức, vận hành Quỹ BVPTR và thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 46 - 52)

trả DVMTR

4.1.1.1. Thành lập và vận hành Quỹ B PTR

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An dƣới đây gọi tắt là Quỹ) đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 2 năm 2012, trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT và chịu sự kiểm tra, giám sát về tài chính của Sở Tài chính. Ngày 12/8/2014, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 3805/QĐ- UBND.TM, về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và phân loại đơn vị sự nghiệp cho Quỹ BVPTR tỉnh Nghệ An, theo đó Quỹ đƣợc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ về tài chính và phân loại là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo 100% chi phí hoạt động giai đoạn 2015-2017

Hình 4.1. Bộ máy tổ chức, hoạt động của Quỹ BAN KIỂM SOÁT

PHÒNG NV-QL PHÒNG HC-TH BAN ĐIỀU HÀNH QUỸ TỔ CHỨC CHI TRẢ CẤP HUYỆN HUYỆN, XÃ HỘI ĐỒNG

Cơ cấu tổ chức của Quỹ BVPTR gồm:

- Hội đồng quản lý Quỹ đƣợc thành lập theo Quyết định số 495/QĐ-UBND ngày 25/2/2012 của UBND tỉnh Nghệ An, có 07 thành viên gồm:

+ Chủ tịch HĐQL Quỹ là Phó chủ tịch UBND tỉnh;

+ Phó Chủ tịch HĐQL Quỹ là Phó Giám đốc Sở NN và PTNT;

+ Các thành viên còn lại của HĐQL Quỹ gồm: Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh; Phó Giám đốc các Sở: Tài chính, Công thƣơng, Tài nguyên và Môi trƣờng, Kế hoạch và Đầu tƣ.

- Ban kiểm soát Quỹ đƣợc thành lập theo Quyết định số 547/QĐ-UBND ngày 02/3/2012; Quyết định số 683/QĐ-UBND ngày 12/3/2012 của UBND tỉnh, có 03 thành viên gồm:

+ Trƣởng ban kiểm soát là Trƣởng phòng KHTC Sở Nông nghiệp và PTNT; + Các thành viên còn lại của BKS là Trƣởng phòng Tài chính doanh nghiệp Sở Tài chính và Phó phòng KHTC Sở Nông nghiệp và PTNT;

- Cơ quan điều hành Nghiệp vụ Quỹ gồm 24 ngƣời, trong đó có: + Giám đốc và 01 Phó giám đốc;

+ Hai phòng chuyên môn là: Phòng Nghiệp vụ quản lý và phòng Hành chính - Tổng hợp.

- Thành lập tổ chức chi trả cấp huyện (Quyết định số 4001/QĐ-UBND ngày 08/9/2015) theo đó Tổ chức chi trả cấp huyện đƣợc giao cho các Hạt kiểm lâm các huyện: Kỳ Sơn, Tƣơng Dƣơng, Con Cuông, Quỳ Hợp, Quỳ Châu và Quế Phong làm đầu mối thực hiện việc chi trả tiền dịch vụ môi trƣờng rừng cho các đối tƣợng chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ thôn/bản, UBND xã quản lý.

- Ngoài ra Quỹ BVPTR đã thành lập các tổ chức và các đoàn thể khác theo quy định.

4.1.1.2. Việc huy động các nguồn thu

* Công tác ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR

Việc đàm phán ký kết hợp đồng uỷ thác đối với các cơ sở sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã hoàn thành. Cụ thể đã ký hợp

đồng ủy thác với 19 cơ sở sử dụng DVMTR, trong đó: 14 cơ sở sản xuất thủy

Bảng 4.1. Các cơ sở sử dụng DVMTR đã ký hợp đồng ủy thác

TT Tên cơ sở sử dụng dịch vụ Công ty quản lý, vận hành

Công suất (MW)

Địa chỉ

1 Nhà máy thủy điện Bản Vẽ Công ty Thủy điện Bản Vẽ 320 Xã Yên Na Tƣơng Dƣơng, Nghệ An 2 Nhà máy Thủy điện Bản Cánh Công ty CP Phát triển Điện lực Viễn Thông Miền Trung 1,5 Xã Tà Cạ

Kỳ Sơn, Nghệ An 3 Nhà máy Thủy điện Bản Cốc Công ty CP Thủy điện Quế Phong 18 Xã Châu Kim,

Quế Phong, Nghệ An 4 Nhà máy Thủy điện Sao Va Công ty TNHH MTV Thủy điện Sao

Va 3

Xã Hạnh Dịch Quế Phong, Nghệ An 5 Nhà máy Thủy điện Hủa Na Công ty CP Thủy điện Hủa Na PV

POWER HHC) 180

Xã Đồng Văn Quế Phong, Nghệ An

6 Nhà máy Thủy điện Nậm Mô

Công ty CP Tổng công ty PTNL Nghệ An

18 Xã Tà Cạ Kỳ Sơn, Nghệ An

7 Nhà máy Thủy điện Nậm Nơn 20 Xã Lƣợng Minh, Tƣơng

Dƣơng, NA 8 Nhà máy Thủy điện Khe Bố Chi nhánh Công ty CPPT Điện lực Việt Nam 100 Xã Tam Quang

Tƣơng Dƣơng, Nghệ An 9 Nhà máy Thủy điện Nậm Pông Công ty CP Za Hƣng 30 Xã Châu Hạnh, Quỳ Châu,

Nghệ An 10 Nhà máy thủy điện Nậm Cắn 2 Công ty CP thủy điện sông Nậm Cắn 3,5 Bản Cánh, Xã Tà Cạ, Kỳ

Sơn, Nghệ An 11 Nhà máy thủy điện Châu Thắng Công ty Cổ phần Prime Quế Phong 14 Xã Châu Thôn, huyện Quế

Phong, Nghệ An 12 Nhà máy Thủy điện Bản Ang Công ty CP Tổng công ty PTNL Nghệ An 18 Xã Xá Lƣợng, Tƣơng

Dƣơng, Nghệ An 13 Nhà máy Thủy điện Chi Khê Công ty CP Năng lƣơng AGITA - Nghệ Tĩnh 41 Xã Chi Khê, Con Cuông,

Nghệ An 14 Nhà máy Thủy điện Cửa Đạt Công ty CP ĐT&PT NL Vinaconex 100 Xã Xuân Cẩm, Thƣờng

Xuân,Thanh Hoá 15 Nhà máy nƣớc Quỳnh Lƣu Công ty Cổ phần cấp nƣớc Quỳnh Lƣu 3.000 Cầu Đông, Quỳnh Bá,

Quỳnh Lƣu, Nghệ An 16 Nhà máy nƣớc Cửa Lò Công ty Cổ phần cấp nƣớc Cửa Lò 3.000 Khối 1, Phƣờng Nghi Tân,

TX Cửa Lò, Nghệ An 17 Nhà máy nƣớc Diễn Châu Công ty Cổ phần cấp nƣớc Diễn Châu 2.000

Xóm Ngọc Tân, Diễn Ngọc, Diễn Châu, Nghệ An 18 Nhà máy nƣớc Thái Hòa Công ty Cổ phần cấp nƣớc Thái Hòa 4.000

Số 15, khối Liên Thắng, phƣờng Hòa Hiếu, Thị xã

Thái Hòa, Nghệ An 19 Nhà máy nƣớc Nghệ An Công ty Cổ phần cấp nƣớc Nghệ An 80.000 số 32- đƣờng Phan Đăng

Lƣu-P. Trƣờng Thi - Vinh

* Kết quả huy động các nguồn thu

Tính đến hết năm 2016 Quỹ BVPTR tỉnh Nghệ An đã thu đƣợc: 271.249 triệu đồng, Trong đó: Năm 2012: 43.281 triệu đồng, Năm 2013: 44.336 triệu đồng, Năm 2014: 49.408 triệu đồng, Năm 2015: 69.261 triệu đồng, Năm 2016: 64.963 triệu đồng. Nguồn thu này sẽ đƣợc tăng lên 2 lần trong những năm tới do đơn giá đƣợc điều chỉnh theo quy định tại Nghị định 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP. Đồng thời mở rộng nguồn thu từ các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nguồn nƣớc, các dịch vụ du lịch có hƣởng lợi từ DVMTR, dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, nuôi trồng thủy sản… 43,281 44,336 49,408 69,261 64,963 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 T riệu đồ ng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 (Năm) TÌNH HÌNH THU TIỀN DVMTR QUA CÁC NĂM

Tổng thu

Biểu đồ 4.1. Kết quả huy động nguồn thu qua các năm

* Kết quả giải ngân

Luỹ kế đến hết kế hoạch giải ngân năm 2016 Quỹ BVPTR đã giải ngân tổng số tiền là 224.091 triệu đồng. Kết quả giải ngân qua các năm cụ thể nhƣ sau: Năm 2012: 17.564 triệu đồng, Năm 2013: 20.494 triệu đồng, Năm 2014: 27.336 triệu đồng, Năm 2015: 78.120 triệu đồng, Năm 2015: 80.576 triệu đồng

- 10000.0 20000.0 30000.0 40000.0 50000.0 60000.0 70000.0 80000.0 90000.0 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 17563.501 20494.018 27335.536 78120.209 80576.201 Tr iệ u đồ ng Năm TỔNG CHI TIỀN DVMTR QUA CÁC NĂM

Tổng chi

Biểu đồ 4.2. Tình hình giải ngân qua các năm

* Tác động đến công tác bảo vệ và phát triển rừng

Thực tế cho thấy, cùng với các giải pháp chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, UBND tỉnh và các bên liên quan, chính sách chi trả DVMTR đã phát huy tác dụng, có tác động rất tích cực tới công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Rừng đƣợc bảo vệ tốt hơn, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng giảm dần qua các năm. Năm 2011 số vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn tỉnh là 1.366 vụ, năm 2012 là 1.267 vụ, năm 2013 là 1.141 vụ, năm 2014 là 856 vụ, năm 2015 là 695 vụ, năm 2016 số vụ vi phạm giảm xuống chỉ còn 275 vụ (Số liệu do Chi cục Kiểm lâm Nghệ An cung cấp).

SỐ VỤ VI PHẠM TRONG QUẢN LÝ, BVR QUA CÁC NĂM 1,366 1,267 1,141 856 695 275 - 500 1,000 1,500 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Năm Số v Số vụ vi phạm

Chính sách đã từng bƣớc góp phần ổn định, đảm bảo diện tích rừng, duy trì độ che phủ của rừng, nâng cao chất lƣơng rừng và góp phần cải thiện chất lƣợng môi trƣờng sinh thái. Diện tích giao khoán BVR có xu hƣớng tăng nhanh hàng năm, khẳng định sự kỳ vọng, tin tƣởng của chủ rừng, của ngƣời dân vào lợi ích mà chính sách mang lại cụ thể: Năm 2013 là 47.034,72 ha, năm 2014 là 95.112,57 ha, năm 2015 tổng diện tích khoán BVR đã đƣợc lập hồ sơ và thực

hiện chi trả là 228.106,85 ha ( theo kết quả lập hồ sơ TKKT B R được cấp thẩm

quyền phê duyệt và diện tích được nghiệm thu), đến năm 2016 tổng diện tích khoán BVR đƣợc lập hồ sơ là: 274.600,97ha

- 50.000,00 100.000,00 150.000,00 200.000,00 250.000,00 300.000,00 2012 2013 2014 2015 2016 47.034,72 47.034,72 95.112,57 228.106,85 274.600,97 Diện tích (ha) Năm TỔNG HỢP DIỆN TÍCH CUNG ỨNG DVMTR QUA CÁC NĂM Diện tích

Biểu đồ 4.4. Diện tích cung ứng DVMTR qua các năm

* Cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng

Kết quả từ việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR không những từng bƣớc nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ rừng, nâng số hộ nhận khoán bảo vệ rừng mà còn huy động đƣợc một nguồn nhân lực lớn cho công tác tuần tra bảo vệ rừng một cách thƣờng xuyên. Số lƣợng chủ rừng hƣởng lợi từ chi trả tiền dịch vụ môi trƣờng rừng tăng từng năm song song với đó số tổ chức, hộ gia đình cá nhân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng tăng lên. Cụ thể: Năm 2012 số chủ rừng thụ hƣởng tiền DVMTR là 3 chủ rừng là tổ chức với số lƣợng hợp đồng khoán 765 hợp đồng; Đến năm 2016, số chủ rừng là 6.351 và tổng số lƣợng hợp đồng khoán là 1.756, trong đó gồm 11 chủ rừng là tổ chức, 51 UBND xã, 6.289 hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng đƣợc giao đất lâu dài.

Nhờ triển khai chính sách, thu nhập thực tế bình quân của các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng đã từng bƣớc cải thiện. Nhƣ tại lƣu vực thuỷ

điện Hủa Na/Cửa Đạt, năm 2015 mỗi hộ dân nhận khoán bảo vệ 30 ha rừng thì

thu nhập từ tiền DVMTR đạt 12.000.000 triệu đồng/hộ/năm. Cùng với thu nhập

khác, tiền DVMTR đã góp phần tạo công ăn, việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế, giúp ngƣời dân yên tâm gắn bó với rừng, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa phƣơng thuộc khu vực miền núi, biên giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)