Thuận lợi trong thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 74 - 76)

Quế Phong là huyện rộng lớn có nhiều tiềm năng cho việc cung ứng DVMTR. Theo quy hoạch của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020, tổng số nhà máy thủy điện đi vào hoạt động và phát điện thƣơng phẩm là 11 nhà máy, với tổng công suất là 451 MW, sản lƣợng phát điện khoảng 1.500 triệu kwh/năm đến 2.000 triệu kwh/năm. Số tiền thu từ DVMTR đối với các cơ sở sản xuất thủy điện có sử dụng DVMTR trên địa bàn huyện Quế Phong sẽ đạt từ 50 - 60 tỷ đồng mỗi năm. Bên cạnh đó còn nhiều loại dịch vụ chƣa đƣợc khai thác nhƣ dịch vụ hấp thụ và lƣu giữ các bon của rừng… đặc biệt trên địa bàn huyện có thác Bảy Tầng, thác Sao Va, hệ thống Sông Chu rộng lớn với sinh cảnh đ p và có đền Chín Gian đƣợc Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch đƣa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 2067/QĐ-BVHTTDL ngày 13/6/2016. Đây là một lợi thế lớn cho phát triển ngành du lịch và là điểm sáng trên bản đồ du lịch Nghệ An và Việt Nam. Với những lợi thế trên, trong tƣơng lai gần nguồn thu từ dịch vụ du lịch có hƣởng lợi từ DVMTR sẽ đƣợc khai thác, tạo thêm nguồn thu phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện.

Nguồn chi trả DVMTR cao hơn nhiều so với các dự án khác trƣớc đây cho thấy tính đúng đắn và phù hợp với với thực tế, ngƣời dân trong khu vực phần lớn đã tham gia thực hiện nhiều dự án lâm nghiệp, họ có sự hiểu biết và kinh nghiệm khi tham gia thực hiện chính sách.

Việc triển khai chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Quế Phong luôn nhận đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của các cấp xã, huyện, tỉnh, đặc biệt là sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT, Huyện ủy, UBND huyện và sự phối hợp tốt giữa các cơ quan, cấp ủy và sự quan tâm vào cuộc của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Đặc biệt, có sự quan tâm ủng hộ, dành nhiều thời gian cho việc tuyên truyền, tổ chức triển khai, chỉ đạo sát sao các đơn vị trên địa bàn có tính linh động, sáng tạo vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên đến nay việc triển khai chính sách trên địa bàn có nhiều thuận lợi.

Có sự hỗ trợ tích cực về tài chính của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Dự án rừng và Đồng bằng Việt Nam VFD đã hỗ trợ tích cực, kịp thời cả về kinh nghiệm tổ chức, chuyên môn kỹ thuật, tài chính và công tác truyền thông trong triển khai chính sách, đặc biệt có sự hỗ trợ kịp thời của các phƣơng tiện thông tin đại chúng tuyên truyền nâng cao nhận thức, cũng nhƣ sự ủng hộ của ngƣời dân trong việc triển khai chính sách.

- Quan điểm, chủ trƣơng của tỉnh đã xác định ngành lâm nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng và đang tập trung các nguồn lực để thúc đẩy phát triển hƣớng tới xã hội hóa nghề rừng.

- Kết quả thực hiện cho thấy đây là chính sách đúng đắn và phù hợp với thực tiễn công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững trên địa bàn huyện Quế Phong nói riêng và cả tỉnh nói chung. Chính sách bƣớc đầu đã đi vào cuộc sống, gắn kết lợi ích giữa ngƣời sử dụng DVMTR và ngƣời bảo vệ rừng, tạo ra mối liên kết kinh tế mang tính bền vững giữa ngƣời sử dụng và ngƣời cung ứng DVMTR. Hầu hết cán bộ và nhân dân đã nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR công tác bảo vệ rừng ngày càng tốt lên.

- Qua triển khai thực hiện chính sách, cho thấy chính sách đã giải quyết nhiều vấn đề cơ bản trong đó trọng tâm là: môi trƣờng, kinh tế và xã hội. Cụ thể thông qua chính sách đã lƣợng hóa giá trị môi trƣờng rừng nhƣ về vai trò điều tiết nguồn nƣớc, chống bồi lắng lòng hồ, giảm thiểu mất rừng, suy thoái rừng và nâng cao chất lƣợng rừng, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của các nhà máy thủy điện; tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống ngƣời làm nghề rừng với mức chi trả cho công tác bảo vệ rừng theo chính sách đã tăng gấp 2-3 lần so với các chƣơng trình, chính sách trƣớc đây. Đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa nghề rừng, đồng thời huy động hình thành một nguồn tài chính mới ổn định bền vững cho công tác bảo vệ rừng và xây dựng nông thôn mới.

- Thu nhập từ rừng của ngƣời dân vùng có rừng đƣợc tăng thêm. Qua đó chủ rừng đã quan tâm thƣờng xuyên tuần tra canh gác rừng đƣợc giao và có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ rừng của cộng đồng. Đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa ngƣời dân với chính quyền địa phƣơng trong công tác bảo vệ rừng. Chính quyền cơ sở thực sự vào cuộc, từ công tác vận động tuyên truyền, tổ chức, điều hành quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng. Việc tổ chức lại cách thức bảo vệ rừng theo hình

thức tổ, nhóm hộ, cộng đồng bản, phối hợp, hỗ trợ nhau trong tuần tra bảo vệ rừng, tạo sự đồng thuận và quyết tâm hơn trong việc đấu tranh chống các hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Cụ thể: Độ che phủ rừng năm 2014 là 75,9 %, tăng lên 76,7 % năm 2016. Diện tích rừng đƣợc bảo vệ năm 2014 là 37.146,41 ha tăng lên 58.846,12 ha vào năm 2016, kinh phí phục vụ công tác bảo vệ rừng năm 2014 là 12.563,4 triệu đồng tăng lên 22.942.9 triệu đồng trong năm 2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)