Plasmid sau khi xử lý với enzyme cắt giới hạn sẽ có dạng thẳng với hai đầu dính khác nhau nên không có khả năng tự nối. Đoạn gen fljB và plasmid pVFT-hab
sau khi cắt được sử dụng trong phản ứng nối nhờ enzyme T4 ligase theo chiến lược nối đầu dính. Sản phẩm sau đó được biến nạp vào chủng E. coli DH5α và được sàng lọc bước đầu trên môi trường LB-Kan30. Kết quả được trình bày trong Hình 3.3.
6000bp 6086bp
Luận văn thạc sĩ Kết quả - Biện luận
Trang 55
Hình 3.3.Kết quả biến nạp plasmid pVFT-fljB-hab vào tế bào E coli DH5α 1, E. coli DH5α; 2, Đĩa biến nạp E. coli DH5α/ pVFT-fljB-hab
Plasmid pVFT-fljB-hab có mang gen Kanr, giúp tế bào chủ sinh trưởng được trong môi trường có kanamycine. Ở đĩa đối chứng, các tế bào E. coli DH5 không nhận được plasmid, do đó không có được tính kháng kháng sinh từ gen Kanr trên plasmid, do đó không có tế bào nào mọc được trên môi trường LB-Kan30. Ở đĩa 2, các tế bào nhận được plasmid nên có thể sinh trưởng bình thường trong điều kiện kháng sinh. Khi plasmid pVFT-fljB-hab được cắt bằng hai enzyme SalI và EcoRI sẽ tạo ra hai đầu dính khác nhau, do đó làm giảm đáng kể tỉ lệ tự nối. Tuy nhiên vẫn còn trường hợp enzyme cắt giới hạn cắt không hoàn toàn, một số plasmid chỉ bị cắt bằng một enzyme nên vẫn có trường hợp tự nối. Do đó, trong số các khuẩn lạc mọc trên môi trường LB-Kan30 sẽ bao gồm các khuẩn lạc của dòng vi khuẩn có plasmid tái tổ hợp và các khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn mang plasmid tự nối. Các khuẩn lạc này được chúng tôi tiến hành sàng lọc để thu nhận các dòng có mang plasmid tái tổ hợp trong các bước tiếp theo.