5. Kết cấu đề tài nghiên cứu
3.1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Căn cứ những cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn doanh nghiệp kết hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn doanh nghiệp, luận văn đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Từ mô hình nghiên cứu đề xuất như hình 3.2, đề tài sẽ xây dựng các biến độc lập và biến phụ thuộc biểu hiện từng yếu tố trong mô hình. Các biến đưa vào mô hình được kế thừa từ những nghiên cứu trước đây và phù hợp với thực trạng tại Việt Nam. Bảng 3.1 sẽ tổng hợp các biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình nghiên cứu với ký hiệu của các biến, công thức tính và tên các nghiên cứu trước đây đã sử dụng: Quy mô doanh nghiệp Tấm chắn thuế phi nợ Rủi ro kinh doanh Tốc độ tăng trưởng DN Lợi nhuận Tài sản thế chấp Thuế TNCN trên cổ tức Thuế TNDN
Bảng 3.1: Tổng hợp các biến phụ thuộc và biến độc lập đề xuất
STT Tên biến Ký
hiệu
Tác giả của nghiên cứu trước đây đã đề cập
Công thức tính Biến phụ thuộc
1 Tỷ số nợ ngắn hạn
trên tổng tài sản
SDR Lin và Flannery (2012), Song
(2005), Chen (2004) Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản 2 Tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản LDR Booth và các đồng sự (2001),
Huang và Song (2002), Frank và Goyal (2003), Phan Thị Bích Nguyệt (2011), Lê Đạt Chí (2013), Tarazi (2013) Nợ dài hạn/Tổng tài sản 3 Tỷ số nợ trên tổng tài sản TDR Tổng nợ/Tổng tài sản Biến độc lập 4 Thuế TNDN MTR Booth và các đồng sự (2001),
Huang và Song (2002), Phan Thị Bích Nguyệt (2011), Lê Đạt Chí (2013), Rao và Barakat (2012)
Thuế TNDN phải nộp/Lợi nhuận trước thuế
5 Thuế TNCN trên cổ
tức
DIV Frank và Goyal (2003), Rao và
Barakat (2012), Lin và Flannery (2012) Cổ tức chi trả/Lợi nhuận sau thuế 6 Tấm chắn thuế phi nợ
NDTS Song (2005), Huang và Song (2002), Chen (2003),
Deesomsak, Paudyal và Pescetto (2004), Tarazi (2013)
Khấu hao/Tổng tài sản
7 Tài sản thế chấp COLL Booth và các đồng sự (2001),
Frank và Goyal (2003), Chen (2003), Tarazi (2013), Rao và Barakat (2012), Lin và Flannery (2012) (Hàng tồn kho+tài sản cố định+bất động sản đầu tư)/Tổng tài sản
8 Tốc độ tăng trưởng GRO Chen (2003), Song (2005),
Huang và Song (2002), Tarazi (2013), Phan Thị Bích Nguyệt (2011), Lê Đạt Chí (2013)
(Doanh thu năm t – doanh thu năm t-1)/doanh thu năm t-1
9 Quy mô doanh
nghiệp
SIZE Booth và các đồng sự (2001), Frank và Goyal (2003), Chen (2003), Tarazi (2013), Song (2005), Huang và Song (2002), Phan Thị Bích Nguyệt (2011), Lê Đạt Chí (2013), Rao và Barakat (2012). Ln (Doanh thu)
10 Rủi ro kinh doanh VOL Booth và các đồng sự (2001),
Huang và Song (2002), Chen (2003), Song (2005), Rao và
%biến động EBIT/% biến động doanh thu
Barakat (2012). thuần
11 Lợi nhuận ROA Booth và các đồng sự (2001),
Chen (2003), Song (2005), Phan Thị Bích Nguyệt (2011), Lê Đạt Chí (2013), Tarazi (2013)
Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Biến phụ thuộc: Cấu trúc vốn được xem xét ở các khía cạnh khác nhau.
Theo chương 1 đã trình bày, các lý thuyết về ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn doanh nghiệp đều tập trung vào mối quan hệ giữa thuế và nợ vay nên chỉ tiêu luận văn chọn để đại diện cho cấu trúc vốn doanh nghiệp là tỷ số nợ trên tổng tài sản. Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, chỉ tiêu cấu trúc vốn khi đưa vào mô hình đều được biểu hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Trong nghiên cứu của Song (2005) đã sử dụng 3 biến phụ thuộc sau để đo lường đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp: (1) tổng nợ phải trả trên tổng tài sản; (2) tổng nợ vay trên tổng tài sản; (3) tổng nợ vay trên VCSH. Ramesh P.Rao và Mounther Barakat (2012) cũng sử dụng 3 biến phụ thuộc để đo lường cấu trúc vốn doanh nghiệp: (1) tỷ lệ nợ ngắn hạn trên VCSH; (2) tỷ lệ nợ dài hạn trên VCSH; (3) tỷ lệ tổng nợ trên VCSH. Phan Thị Bích Nguyệt (2011) sử dụng 2 biến phụ thuộc: (1) tỷ lệ nợ trên tổng tài sản; (2) tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản.
Thực trạng số liệu thống kê ở hình 2.4 cho thấy nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp nghiên cứu, tỷ lệ nợ dài hạn trong tổng nợ rất thấp. Do đó, ngoài chỉ tiêu đã chọn là tỷ số nợ để thể hiện cấu trúc vốn, luận văn xây dựng thêm 2 biến phụ thuộc khác: (1) Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, (2) Tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản nhằm nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của thuế cũng như các yếu tố khác đến cấu trúc vốn như thế nào được đo lường về 2 khía cạnh khi doanh nghiệp sử dụng nợ ngắn hạn hay nợ dài hạn để tài trợ. Tóm lại, luận văn xây dựng 3 biến phụ thuộc tương ứng với 3 mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn doanh nghiệp Việt Nam như sau:
(1)Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDR) = Nợ ngắn hạn / Tổng tài sản (2)Tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDR) = Nợ dài hạn / Tổng tài sản
(3)Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản (TDR) = Tổng nợ / Tổng tài sản
Biến độc lập: mô hình nghiên cứu gồm 8 biến độc lập đại diện cho 8 yếu tố
ảnh hưởng đến cấu trúc vốn doanh nghiệp.
Các biến được đưa vào mô hình ngoài việc xem xét sự phù hợp với thực trạng tại Việt Nam, còn là các yếu tố được sử dụng khá nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn doanh nghiệp: (1) Thuế TNDN (MTR); (2) Thuế TNCN trên cổ tức chi trả (DIV); (3) Tấm chắn thuế phi nợ (NDTS); (4) Tài sản thế chấp (COLL); (5) Tốc độ tăng trưởng (GRO); (6) Quy mô doanh nghiệp (SIZE); (7) Rủi ro kinh doanh (VOL); (8) Lợi nhuận (ROA).
Giải thích sự lựa chọn các biến độc lập:
Thuế TNDN: Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây khi nghiên cứu ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn doanh nghiệp đã xây dựng biến thuế TNDN với các cách thức đo lường khác nhau tùy thuộc vào quan điểm và mục tiêu nghiên cứu của từng tác giả. Nghiên cứu của Givoly và các đồng sự (1992) đã sử dụng chỉ tiêu thuế suất thuế TNDN đo lường ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn doanh nghiệp. Thuế suất thuế TNDN trong nghiên cứu của ông là tỷ lệ giữa tổng số thuế thực nộp hằng năm và số thuế lũy kế chậm trả khấu trừ hằng năm trên lợi nhuận trước thuế. Graham (1996) thì sử dụng chỉ tiêu thuế suất biên dựa trên dòng tiền thu nhập chịu thuế đại diện cho tác động của thuế TNDN. Phan Thị Bích Nguyệt (2011), Lin và Flannery (2012), Rao và Barakat (2012), Lê Đạt Chí (2013), sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ giữa số thuế TNDN phải nộp trên tổng lợi nhuận trước thuế để đo lường ảnh hưởng của thuế TNDN.
Để phù hợp với luật thuế TNDN Việt Nam và kế thừa các nghiên cứu trên, đề tài đã chọn chỉ tiêu thuế TNDN (MTR). Yếu tố này được đo lường bằng tổng số thuế TNDN phải nộp trong năm chia cho tổng lợi nhuận trước thuế đạt được trong cùng kỳ thể hiện tỷ lệ số thuế TNDN phải nộp từ thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
Thuế TNCN trên cổ tức: Theo luật thuế TNCN tại Việt Nam, thuế TNCN
đông và lợi nhuận của doanh nghiệp tạo ra trong năm. Kế thừa các nghiên cứu trước đây, việc đưa yếu tố thuế TNCN trên cổ tức vào mô hình nghiên cứu là hoàn toàn phù hợp với thực trạng nền kinh tế tại Việt Nam. Thuế TNCN trên cổ tức chi trả phải nộp nhiều hay ít phụ thuộc vào chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp và lợi nhuận hoạt động kinh doanh tạo ra trong năm. Do đó, yếu tố thuế TNCN trên cổ tức đưa vào mô hình bằng biến DIV được đo lường bằng tỷ lệ giữa cổ tức chi trả và lợi nhuận sau thuế TNDN dựa theo nghiên cứu của Lin và Flannery (2012), Rao và Barakat (2012).
Tấm chắn thuế phi nợ: Tấm chắn thuế phi nợ là giá trị chi phí khấu hao
hằng năm của doanh nghiệp. Titman và Wessels (1988) đã sử dụng tỷ số giữa nợ thuế trên tổng tài sản và tỷ số giữa khấu hao trên tổng tài sản như là những phương pháp đo lường tấm chắn thuế phi nợ. Nghiên cứu của Song (2005) cũng sử dụng tỷ số khấu hao trên tổng tài sản làm cơ sở đo lường cho chỉ tiêu tấm chắn thuế phi nợ khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty Thụy Điển. Tại Việt Nam, do khó khăn trong vấn đề thu thập số liệu nợ thuế của các công ty một cách chính xác nên trong nghiên cứu này tác giả cũng sử dụng tỷ số giữa khấu hao trên tổng tài sản để đo lường yếu tố tấm chắn thuế phi nợ (NDTS).
Tài sản thế chấp: Trong một số nghiên cứu, biến tài sản thế chấp được đặt là tài sản hữu hình hay tài sản đảm bảo. Cấu trúc tài sản của một công ty có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc vốn bởi tài sản hữu hình là một nguồn đảm bảo được hầu hết các NHTM chấp nhận để cho vay. Tại Việt Nam, tài sản thế chấp là toàn bộ tài sản hữu hình mà doanh nghiệp có được làm căn cứ xác định tài sản đảm bảo khi NHTM xem xét cấp tín dụng. Do vậy, tài sản thế chấp được đưa vào mô hình với ký hiệu là COLL, đo lường bằng tỷ trọng tài sản hữu hình bao gồm hàng tồn kho, tài sản cố định, bất động sản đầu tư trên tổng tài sản.
Tốc độ tăng trưởng: Đây là chỉ tiêu thể hiện sự phát triển và năng lực hoạt
động của một doanh nghiệp. Một số các nghiên cứu trên thế giới đo lường tốc độ tăng trưởng của công ty bằng quy mô tổng tài sản. Tuy nhiên tại Việt Nam, thị trường tài chính bất ổn, giá trị tài sản trên thị trường có nhiều biến đổi so với giá trị
sổ sách. Vì thế nếu sử dụng số liệu tổng tài sản trên sổ sách làm thước đo về tốc độ tăng trưởng sẽ không phản ánh sát với tình hình kinh tế thị trường. Trong nghiên cứu này tác giả đưa vào mô hình yếu tố tốc độ tăng trưởng, ký hiệu GRO, được đo lường bằng tốc độ thay đổi doanh thu bán hàng vì hiện nay, doanh thu bán hàng là một trong những căn cứ đánh giá về tiềm năng hoạt động của doanh nghiệp đối với một số tổ chức kinh tế và các cơ quan chức năng.
Quy mô doanh nghiệp: Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về
ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn đều có đề cập yếu tố quy mô doanh nghiệp. Khi đánh giá năng lực phát triển của một công ty thì quy mô doanh nghiệp là điều mà các nhà đầu tư quan tâm khá nhiều. Do vậy, đề tài đã đưa yếu tố này vào mô hình nghiên cứu tại Việt Nam. Cũng giống như các nghiên cứu trước đây, yếu tố này được đưa vào mô hình ký hiệu là SIZE, đo lường bằng Ln (doanh thu).
Rủi ro kinh doanh: Rủi ro kinh doanh là việc xem xét sự không chắc chắn
trong thu nhập hoạt động của doanh nghiệp, được hình thành từ biến đổi của doanh thu theo chu kỳ kinh doanh, biến đổi giá bán, chi phí,… Thực trạng cho thấy yếu tố rủi ro kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp cũng như các quyết định tài chính. Theo các nghiên cứu trước đây, rủi ro kinh doanh khi đưa vào mô hình được đo lường bằng tỷ lệ giữa tỷ suất biến động EBIT trên tỷ suất biến động doanh thu thuần. Tác giả ký hiệu yếu tố rủi ro kinh doanh là VOL.
Lợi nhuận: Theo lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về ảnh
hưởng của thuế đến cấu trúc vốn doanh nghiệp, hiện có khá nhiều chỉ tiêu minh họa cho yếu tố lợi nhuận của một doanh nghiệp. Một số nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay đại diện cho biến lợi nhuận do họ muốn xem xét mối quan hệ giữa toàn bộ lợi nhuận doanh nghiệp đạt được tác động như thế nào đến việc vay nợ. Trong nghiên cứu này, do mục đích của đề tài tập trung vào khả năng tài trợ của lợi nhuận so với các nguồn tài trợ khác trong doanh nghiệp và kế thừa từ các nghiên cứu trước đây như: Phan Thị Bích Nguyệt (2011), Lin và Flannery (2012), Lê Đạt Chí (2013), các tác giả đưa vào mô hình yếu tố lợi nhuận được đo lường bằng ROA thể hiện suất sinh lợi trên tài sản của doanh nghiệp. Do đó yếu tố
lợi nhuận ký hiệu là ROA, được đo lường bằng tỷ số lợi nhuận sau thuế TNDN trên tổng tài sản.