5. Kết cấu đề tài nghiên cứu
3.1.4. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu nghiên cứu
Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp từ BCTC đã kiểm toán trong giai đoạn 2009- 2014 của 352 doanh nghiệp phi tài chính, thuộc các nhóm ngành nghề kinh doanh khác nhau, niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Nguồn số liệu được dùng để thu thập thông tin của các Sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán là các website: CafeF, Vietstock, cophieu68,… Chương 2 đã thực hiện nghiên cứu định tính bằng phương pháp thống kê trên số liệu của 352 doanh nghiệp này. Mẫu nghiên cứu này sẽ được tiếp tục đưa vào nghiên cứu định lượng với mô hình nghiên cứu đã đề xuất ở trên.
Phương pháp chọn mẫu là phương pháp ngẫu nhiên do đề tài xem xét ảnh hưởng của chính sách thuế đến các doanh nghiệp hình thành theo Luật doanh nghiệp Việt Nam và hoạt động tại Việt Nam là như nhau, không kể đến những chính sách ưu đãi của Nhà nước về thuế trong một vài giai đoạn khó khăn của nền
kinh tế nhằm có cái nhìn tổng thể bao quát toàn bộ các doanh nghiệp, không phân biệt ngành nghề và lịch sử hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam.
Về quy mô mẫu nghiên cứu, nhiều chuyên gia có ý kiến khác nhau như sau: Theo Gorsuch (1983), khi phân tích nhân tố cần ít nhất 200 quan sát, Hair và các cộng sự (1998) nói rằng khi nghiên cứu định lượng thì kích thước mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát. Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu là thông thường số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2005). Theo đó trong đề tài này có tất cả 11 biến quan sát trong giai đoạn nghiên cứu từ 2009 đến 2014 là 6 năm nên số mẫu tối thiểu cần thiết là 11x 6 x 5 = 330. Như vậy mẫu nghiên cứu tác giả đề xuất 352 doanh nghiệp với đề tài này là phù hợp.