Cấu trúc vốn của doanh nghiệp dưới sự ảnh hưởng của thuế TNCN trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp việt nam (Trang 42 - 47)

5. Kết cấu đề tài nghiên cứu

2.2.2. Cấu trúc vốn của doanh nghiệp dưới sự ảnh hưởng của thuế TNCN trên

trên cổ tức chi trả

Với quy định của luật thuế TNCN không tính thuế đối với khoản thu nhập giữ lại không chia, sẽ là cơ hội cho các công ty cổ phần sử dụng khoản thu nhập sau thuế để tái đầu tư, vừa giảm chi phí sử dụng vốn trong tình hình lãi suất vay NHTM đang tăng cao và không ổn định, vừa gia tăng giá trị công ty, đem lại lợi ích cho cổ đông thông qua việc trì hoãn được khoản thuế TNCN phải nộp.

Tỷ lệ chi trả cổ tức của 352 doanh nghiệp có xu hướng giảm, cấu trúc vốn các doanh nghiệp tăng nhẹ và khá ổn định. Sự biến động cùng chiều hay nghịch chiều vể tỷ lệ chi trả cổ tức và cấu trúc vốn doanh nghiệp thông qua tỷ lệ nợ vay trên tổng vốn không rõ ràng. Nhìn chung, từ năm 2009-2011 tỷ lệ nợ trên tổng vốn và tỷ lệ chi trả cổ tức có xu hướng biến thiên cùng chiều. Tuy nhiên, cấu trúc vốn giai đoạn 2012-2014 lại có biến động nghịch chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức. (xem hình 2.6)

ĐVT: (%)

Hình 2.6: Biến động cấu trúc vốn và tỷ lệ chi trả cổ tức giai đoạn 2009-2014

(Nguồn: Tổng hợp từ www.cophieu68.com)

Năm 2012, tỷ lệ chi trả cổ tức là 18,13% tăng lên 19,67% năm 2013 và giảm nhẹ còn 18,42% năm 2014. Trong khi đó, tỷ lệ nợ trên tổng vốn lại giảm dần từ

2012 với 51,13% xuống 51,10% năm 2013 và 50,96% năm 2014. Do đó, số liệu thống kê chưa thể hiện rõ sự ảnh hưởng của thuế TNCN trên cổ tức chi trả đến cấu trúc vốn doanh nghiệp. Hơn nữa, thuế TNCN như đã giới thiệu là một loại thuế khá mới nên ảnh hưởng của nó chưa có biểu hiện rõ rệt. Tuy nhiên, biểu đồ trên đã cho thấy ở những năm 2012-2014 xu hướng chi trả cổ tức của doanh nghiệp ít hơn so với các năm 2010-2011. Các doanh nghiệp đã kìm hãm việc chi trả cổ tức để giảm mức khấu trừ thuế TNCN mà các cổ đông phải chịu để phần thu nhập sau thuế góp phần xây dựng cấu trúc vốn và tạo lợi nhuận nhiều hơn cho công ty. Thực trạng các doanh nghiệp chia cổ tức bằng cổ phiếu cũng là một hình thức tránh việc khấu trừ thuế TNCN. Đồng thời, khi chia cổ tức bằng cổ phiếu, các doanh nghiệp thường kỳ vọng gia tăng VCSH thông qua việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, một số công ty niêm yết lại có chính sách cổ tức và cấu trúc vốn không đi theo xu hướng chung như trên. Bảng 2.3 là số liệu của 3 công ty niêm yết trong mẫu nghiên cứu tại Việt Nam với cấu trúc vốn vẫn được duy trì khá ổn định và bảo thủ, ít có sự biến động khi chính sách chi trả cổ tức có nhiều thay đổi.

Bảng 2.3: Cấu trúc vốn và tỷ lệ chi trả cổ tức của một số doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2009-2014

Tên công ty Mã chứng khoán công ty Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Công ty CP khoáng sản Á Châu AMC Tỷ lệ chi trả cổ tức/ lợi nhuận sau thuế (%) 0,00 0,00 0,00 56,42 42,44 81,36 Tổng nợ/Tổng nguồn vốn (%) 36,31 38,83 42,33 39,47 34,35 38,59 Công ty CP tập đoàn dầu khí An Pha ASP Tỷ lệ chi trả cổ tức/ lợi nhuận sau thuế (%) 28,58 8,82 0,00 1,43 5,45 92,34 Tổng nợ/Tổng nguồn vốn (%) 65,17 73,54 74,62 70,43 66,97 61,43 Công ty CP vận tải Ngoại thương VNF Tỷ lệ chi trả cổ tức/ lợi nhuận sau thuế (%) 33,18 18,96 39,06 87,71 8,38 35,14 Tổng nợ/Tổng nguồn vốn (%) 35,59 40,38 42,18 50,75 54,50 57,58

Bảng 2.3 cho thấy xu hướng chi trả cổ tức cao trong khi cấu trúc vốn của 3 công ty niêm yết giữ ổn định và tăng nhẹ dần trong giai đoạn 2009-2014. Giai đoạn 2013-2014, công ty CP khoáng sản Á Châu có tỷ lệ chi trả cổ tức tăng cao từ 42,44% đến 81,36% tương ứng với cấu trúc vốn tăng từ 34,35% lên 38,59%. Bên cạnh đó, công ty CP tập đoàn dầu khí An Pha và công ty CP vận tải Ngoại thương có tỷ lệ chi trả cổ tức tăng đột biến từ 5,45% và 8,38% đến 92,34% và 35,14%. Trong khi đó cấu trúc vốn của 2 công ty này năm 2013 và 2014 giữ ổn định ở mức khá cao khoảng 50%-60%. Nhìn chung, tỷ lệ chi trả cổ tức cao từ 80% đến 90% chứng tỏ các doanh nghiệp một mặt vẫn chia cổ tức nhiều để đảm bảo lợi ích của các cổ đông, mặt khác không thay đổi cấu trúc vốn theo hướng giảm nợ vay, không tận dụng nguồn lợi nhuận giữ lại tạo ra nhiều để tái đầu tư làm cho áp lực trả nợ của các doanh nghiệp càng cao.

Theo lý thuyết và quan điểm của các nhà nghiên cứu ở chương 1, khi doanh nghiệp chi trả cổ tức cao nghĩa là lợi nhuận sau thuế tạo ra nhiều và có xu hướng giảm nợ vay để thiết lập cơ cấu vốn vững chắc hơn. Tuy nhiên, thực trạng trên cho thấy các doanh nghiệp vẫn tăng cường chia cổ tức trong khi cơ cấu vốn vẫn nghiêng về nợ vay. Nguyên nhân có thể do thực tế lợi nhuận tạo ra của doanh nghiệp không nhiều và việc chia cổ tức chỉ thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu với mục đích tạo dấu hiệu tốt cho việc huy động vốn cổ phần để điều chỉnh cấu trúc vốn theo hướng giảm nợ vay. Nhưng nếu duy trì cấu trúc vốn như trên sẽ tạo nhiều rủi ro cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay có nhiều đối thủ cạnh tranh, tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán khiến cho các nhà đầu tư nghĩ rằng công ty kinh doanh kém hiệu quả, không đảm bảo khả năng tạo lợi nhuận, việc chia cổ tức chỉ mang tính chất tạo tín hiệu trên thị trường, từ đó làm cho giá cổ phiếu giảm mạnh. Khi đó, doanh nghiệp sẽ chịu nhiều gánh nặng từ nợ và lợi ích của các cổ đông cũng bị ảnh hưởng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã khái quát được thực trạng cấu trúc vốn của 352 doanh nghiệp đại diện cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay dưới những ảnh hưởng của chính sách thuế. Qua các số liệu thống kê hằng năm từ năm 2009 đến 2014, sự biến động của tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn cùng với việc thực hiện chính sách thuế giúp đề tài rút ra những nhận xét ban đầu về xu hướng xây dựng cấu trúc vốn tại Việt Nam hiện nay dưới ảnh hưởng của thuế như sau:

Thứ nhất, cấu trúc vốn các doanh nghiệp Việt Nam biến động cùng chiều

với tỷ lệ thuế TNDN phải nộp. Chính sách thuế TNDN điều chỉnh mức thuế suất phổ thông khiến tỷ lệ nộp thuế TNDN của các doanh nghiệp có xu hướng giảm từ năm 2009-2014 và tỷ lệ nợ vay trên tổng nguồn vốn cũng giảm theo. Cơ cấu nguồn vốn các doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ nợ vay xấp xỉ từ 50% trở lên tuân theo quy luật tài trợ khi xây dựng cấu trúc vốn của lý thuyết trật tự phân hạng. Ngoài ra, trong cơ cấu nợ vay, các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nợ vay ngắn hạn là chủ yếu.

Thứ hai, sự ảnh hưởng của thuế TNCN trên cổ tức chi trả đến cấu trúc vốn

doanh nghiệp theo số liệu thống kê chưa được thể hiện rõ. Xu hướng các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là cắt giảm việc chi trả cổ tức nhằm hạn chế việc khấu trừ thuế TNCN cho cổ đông. Biến động của tỷ lệ chi trả cổ tức và tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu chưa xác định được chính xác.

Thứ ba, tồn tại một số doanh nghiệp có cấu trúc vốn không đi theo xu hướng

chung là biến động cùng chiều với tỷ lệ thuế TNDN phải nộp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số doanh nghiệp khác lại có cấu trúc vốn khá ổn định với tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn vẫn tăng lên qua các năm trong khi tỷ lệ chi trả cổ tức ngày càng cao. Cấu trúc vốn như vậy sẽ mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp và các cổ đông nhất là trong nền kinh tế bất ổn nhiều sự cạnh tranh như hiện nay.

Thực trạng số liệu thống kê trên đây đã khái quát được những ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp Việt Nam. Nhà quản trị đã biết tận dụng

những lợi ích từ mối liên hệ giữa chính sách thuế với cơ cấu vốn của doanh nghiệp để đưa ra quyết định tài chính hiệu quả. Bên cạnh đó, thực trạng cho thấy dưới ảnh hưởng của chính sách thuế, cấu trúc vốn của một số doanh nghiệp như hiện tại cũng mang lại không ít rủi ro trong hoạt động SXKD của họ. Do đó, chương 3 của đề tài sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng dựa trên khung lý thuyết chương 1 cùng các nghiên cứu thực nghiệm trước đây và thực trạng tại Việt Nam. Với mẫu nghiên cứu là 352 doanh nghiệp như đã nghiên cứu định tính ở chương 2, đề tài sẽ xác định được chính xác mức độ ảnh hưởng và chiều hướng tác động của thuế đến cấu trúc vốn doanh nghiệp.

3. CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CÁC DOANH

NGHIỆP VIỆT NAM

Qua thực trạng ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn tại Việt Nam ở chương 2 thông qua số liệu thống kê bằng các bảng biểu và đồ thị, đề tài sẽ thiết lập quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp việt nam (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)