5. Kết cấu đề tài nghiên cứu
4.2.5. Điều chỉnh cấu trúc vốn phù hợp với tốc độ tăng trưởng
Khi doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng, lợi nhuận làm ra nhiều, nhà quản trị nên tận dụng nguồn tài trợ từ lợi nhuận sau thuế hơn là sử dụng nợ vay. Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp căn cứ trên doanh thu tạo ra hằng kỳ. Do đó, khi doanh nghiệp có doanh thu lớn, mục tiêu tiết kiệm chi phí thuế TNDN để tăng nợ vay không còn phù hợp mà các nhà đầu tư trên thị trường sẽ đánh giá cao về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để huy động vốn cổ phần, hoặc sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư. Cấu trúc vốn nên được điều chỉnh theo hướng giảm nợ vay để giảm bớt áp lực thanh toán chi phí lãi vay tạo nên sự chuyển biến tích cực cho cơ cấu vốn doanh nghiệp. Do đó, khi tốc độ tăng trưởng cao, các doanh nghiệp cần phải khai thác vốn tài trợ từ những nguồn khác mà không bị áp lực trả lãi vay hay đến hạn thanh toán.
Thứ nhất, doanh nghiệp cần chủ động đảm bảo thực hiện thanh toán tiền cho
nhà cung cấp để tạo uy tín, củng cố niềm tin và gia tăng vị thế tín dụng, tăng cường hoạt động đàm phán, yêu cầu nhà cung cấp mở rộng chính sách tín dụng thương mại. Đây là một cách để doanh nghiệp khai thác nguồn vốn chiếm dụng từ các đơn vị cung cấp, nhằm hạn chế vốn vay từ các NHTM.
Thứ hai, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu tạo ra các khoản chênh lệch
tạm thời giữa lợi nhuận chịu thuế và lợi nhuận kế toán trước thuế theo hướng trì hoãn việc nộp thuế, tạo cơ hội giảm bớt tiền chi nộp thuế trong năm hiện hành và nộp trả cho NSNN ở những năm sau.
Với những cách thức khai thác nguồn vốn như trên, doanh nghiệp vừa gia tăng được nguồn tài trợ, vừa giảm được nợ vay, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn. Hơn nữa doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng, không nên duy trì cấu trúc vốn với nợ vay cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.