Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp việt nam (Trang 55 - 59)

5. Kết cấu đề tài nghiên cứu

3.1.3. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu

Mỗi giả thuyết nghiên cứu của đề tài luận văn đều gắn liền với mối quan hệ giữa một biến độc lập với biến phụ thuộc. Việc xây dựng các giả thuyết nghiên cứu nhằm giải thích rõ mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập mà đề tài kỳ vọng. Các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ cũng như chiều hướng tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu đề xuất được kế thừa từ các lý thuyết về ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn doanh nghiệp và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây (xem bảng 3.2):

Bảng 3.2 : Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu đề xuất Giả

thuyết

Mô tả chi tiết giả thuyết nghiên cứu

Kỳ vọng dấu

H1 Thuế TNDN có quan hệ cùng chiều với cấu trúc vốn. +

H2 Thuế TNCN có mối quan hệ ngược chiều với cấu trúc

vốn.

-

H3 Tấm chắn thuế phi nợ có mối quan hệ cùng chiều hay

ngược chiều với cấu trúc vốn.

+/- H4 Tài sản thế chấp có mối quan hệ cùng chiều với cấu

trúc vốn.

+ H5 Tốc độ tăng trưởng có mối quan hệ cùng chiều hoặc

ngược chiều với cấu trúc vốn.

+/-

H6 Quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều hay

ngược chiều với cấu trúc vốn.

+/- H7 Rủi ro kinh doanh có mối quan hệ ngược chiều với

cấu trúc vốn.

- H8 Lợi nhuận có mối quan hệ cùng chiều hoặc ngược

chiều đối với cấu trúc vốn.

+/-

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Ghi chú: (+) : biến độc lập có biến động cùng chiều với biến phụ thuộc

(-) : biến độc lập có biến động ngược chiều với biến phụ thuộc

Mối quan hệ giữa thuế TNDN và cấu trúc vốn

Trong nghiên cứu của M&M, các doanh nghiệp có thuế suất thuế TNDN tức tỷ lệ thuế TNDN phải nộp cao hơn sẽ có xu hướng sử dụng nợ nhiều hơn. Xét trên

khác vì nợ vay tạo ra lá chắn thuế làm cho thuế phải nộp giảm đi. Do đó, khi thuế TNDN phải nộp tăng sẽ tạo ra động lực khuyến khích các doanh nghiệp vay nợ nhiều hơn.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Givoly và các đồng sự (1992), Graham (1996), Rao và Barakat (2012), Lê Đạt Chí (2013) cho thấy tỷ lệ thuế TNDN phải nộp có mối quan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài chính.

Giả thuyết 1: Thuế TNDN có quan hệ cùng chiều với cấu trúc vốn

Mối quan hệ giữa thuế thu nhập cá nhân trên cổ tức và cấu trúc vốn

Theo lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, khi thuế TNCN trên cổ tức xuất hiện thì mục tiêu của doanh nghiệp không những tối thiểu hóa thuế TNDN mà còn cố gắng tối thiểu hóa hiện giá của tất cả các khoản thuế chi trả từ lợi nhuận của doanh nghiệp. Dựa trên nghiên cứu của Givoly và các đồng sự (1992), Frank và Goyal (2003), các doanh nghiệp thường gia tăng chi trả cổ tức nghĩa là khả năng sinh lời cao, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho hoạt động doanh nghiệp cũng nhiều, do đó sẽ ít sử dụng nợ hơn.

Giả thuyết 2: Thuế TNCN trên cổ tức có mối quan hệ ngược chiều với cấu trúc vốn

Mối quan hệ giữa tấm chắn thuế phi nợ và cấu trúc vốn

Theo lý thuyết chi phí phá sản, một doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy hoạt động cao hơn thì rủi ro kinh doanh càng tăng, làm tăng chi phí phá sản. Khi đó, doanh nghiệp càng sử dụng ít nợ vay hơn. Tấm chắn thuế phi nợ là một yếu tố tác động đến cấu trúc vốn mà khá nhiều các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã đề cập đến.

Kết quả thực nghiệm của Givoly và các đồng sự (1992), Graham (1996) phát hiện ra mối tương quan âm giữa mức độ sử dụng nợ của công ty và trị giá tấm chắn thuế phi nợ. Các tác giả cho rằng tấm chắn thuế của khấu hao là sản phẩm thay thế cho các lợi ích từ thuế do sử dụng nợ vay và một doanh nghiệp có tấm chắn thuế phi nợ lớn sẽ được dự kiến sử dụng nợ vay ít hơn.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Bathala và các đồng sự (1994) phát hiện mối quan hệ cùng chiều giữa tấm chắn thuế phi nợ và mức độ nợ của doanh nghiệp. Mối quan hệ này được lập luận trên giả thiết là tấm chắn thuế phi nợ càng cao càng tăng thêm sự bảo đảm cho việc vay nợ, giá trị tài sản thế chấp cao hơn dẫn đến nợ vay nhiều hơn.

Giả thuyết 3: Tấm chắn thuế phi nợ có mối quan hệ cùng chiều hay ngược chiều với cấu trúc vốn.

Mối quan hệ giữa tài sản thế chấp và cấu trúc vốn

Trên thực tế, nếu các NHTM có những thông tin không hoàn hảo về khách hàng của mình, công ty nào có giá trị tài sản hữu hình ít hơn sẽ khó khăn hơn trong vấn đề vay vốn. Do đó, nghiên cứu của Chen và các đồng sự (1998) đã sử dụng tài sản hữu hình là một trong các biến quan trọng tác động đến việc lựa chọn cấu trúc vốn của các công ty tại Hà Lan. Nghiên cứu của Tarazi (2013) cũng sử dụng biến tài sản hữu hình (tangible asset) để phân tích tác động của các yếu tố đến cấu trúc vốn doanh nghiệp thông qua bằng chứng thực nghiệm tại Thái Lan. Các nghiên cứu đều cho rằng có tồn tại một mối quan hệ dương giữa giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp với cấu trúc vốn của nó. Phù hợp với lý thuyết đánh đổi, những nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn tìm thấy nợ có mối quan hệ cùng chiều với tài sản hữu hình.

Giả thuyết 4: Tài sản thế chấp có mối quan hệ cùng chiều với cấu trúc vốn

Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và cấu trúc vốn

Myers (1977) cho rằng những doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao rất dễ bỏ qua những cơ hội đầu tư có lợi nhuận. Vì vậy, những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng ở tương lai thường sử dụng ít nợ vay và nhiều vốn cổ phần để tránh vấn đề về chi phí đại diện liên quan đến việc sử dụng nợ vay. Do đó, ông cho rằng tốc độ tăng trưởng có mối quan hệ nghịch chiều với đòn bẩy tài chính.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Chen (2003) cho rằng tồn tại mối quan hệ dương giữa tốc độ tăng trưởng và nợ trong một nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty tại Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu của Booth và

các đồng sự (2001) cũng cho rằng tốc độ tăng trưởng có mối quan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài chính.

Giả thuyết 5: Tốc độ tăng trưởng có mối quan hệ cùng chiều hoặc ngược chiều với cấu trúc vốn.

Mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và cấu trúc vốn

Theo lý thuyết đánh đổi, những công ty với quy mô lớn thường được kỳ vọng một năng lực vay nợ cao và có khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính cao bởi các doanh nghiệp lớn thường có rủi ro phá sản thấp và chi phí phá sản thấp do đó có khả năng đàm phán cao hơn với các định chế tài chính.

Chen và các đồng sự (1998) cũng cho rằng quy mô các doanh nghiệp tại Hà Lan có tác động dương đến đòn bẩy tài chính. Rajan và Zingales (1995) cho rằng quy mô doanh nghiệp tương quan thuận với nợ vay dựa trên nghiên cứu thực nghiệm ở các nước phát triển nhưng trong đó Đức là nước ngoại lệ.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Song (2005) cũng đưa ra kết quả quy mô doanh nghiệp có tác động ngược chiều hay thuận chiều đến cấu trúc vốn còn tùy thuộc vào việc xem xét nợ vay ở góc độ nợ ngắn hạn hay dài hạn.

Giả thuyết 6: Quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều hay ngược chiều với cấu trúc vốn.

Mối quan hệ giữa rủi ro kinh doanh và cấu trúc vốn

Thực tế cho thấy nếu rủi ro kinh doanh càng tăng làm cho chi phí phá sản tăng theo, các vấn đề về chi phí đại diện liên quan đến việc sử dụng nợ vay cũng nhiều hơn do đó doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nợ vay ít hơn.

Hovakimian và các đồng sự (2001) cho thấy rủi ro kinh doanh và tỷ lệ nợ có mối quan hệ nghịch chiều. Nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) khẳng định mối quan hệ giữa rủi ro kinh doanh và đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp là nghịch chiều.

Giả thuyết 7: Rủi ro kinh doanh có mối quan hệ ngược chiều với cấu trúc vốn.

Myers (1977) cho rằng các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn theo một trật tự phân hạng để tài trợ cho phần tài sản, đầu tiên là lợi nhuận giữ lại, tiếp theo là nợ và cuối cùng là phát hành cổ phiếu mới. Theo Myers (1984) các doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận giữ lại như là một nguồn tài trợ đầu tiên và an toàn nhất mà họ nghĩ đến để giảm thiểu thông tin bất cân xứng và chi phí giao dịch. Điều này cho thấy lợi nhuận có mối quan hệ nghịch chiều với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản. Nghiên cứu của Phan Thị Bích Nguyệt (2011), Lê Đạt Chí (2013) cho kết quả tương tự.

Tuy nhiên, Jensen (1986) lại cho rằng lợi nhuận có mối quan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài chính, trong một thị trường tài chính cạnh tranh cao, các công ty lớn mạnh bị gây áp lực chi trả tiền mặt nhiều trong khi lượng tiền mặt hiện có không đủ dẫn đến nợ vay tăng. Kết quả nghiên cứu của Rajan và Zingales (1995) cho rằng các nhà đầu tư sẵn lòng cho các doanh nghiệp có lợi nhuận cao vay vốn, làm giảm chi phí sử dụng nợ. Do vậy, các doanh nghiệp có lợi nhuận cao càng có nhiều điều kiện thuận lợi để sử dụng nợ nhiều hơn là dùng VCSH.

Giả thuyết 8: Lợi nhuận có mối quan hệ cùng chiều hoặc ngược chiều với cấu trúc vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp việt nam (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)