Khai thác nguồn tài trợ bằng nợ vay theo hướng phù hợp với giá trị tà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp việt nam (Trang 80 - 81)

5. Kết cấu đề tài nghiên cứu

4.2.4. Khai thác nguồn tài trợ bằng nợ vay theo hướng phù hợp với giá trị tà

tài sản đảm bảo

Theo kết quả nghiên cứu định lượng ở chương 3, yếu tố tài sản đảm bảo có mức độ ảnh hưởng thấp đến cấu trúc vốn doanh nghiệp. Tại Việt Nam hiện nay, nền kinh tế còn nhiều bất ổn, hoạt động SXKD không hiệu quả, doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận thấp, vấn đề xây dựng nguồn tài trợ cũng gặp nhiều khó khăn. Thị trường tài chính Việt Nam hiện còn chưa phát triển nên nguồn tài trợ bằng vốn vay chủ yếu vẫn là từ các NHTM.

Hiện nay, các NHTM thường xem TSCĐ, hàng tồn kho, trị giá bất động sản đầu tư là toàn bộ giá trị tài sản đảm bảo của doanh nghiệp khi xem xét cấp tín dụng. Doanh nghiệp cần lập kế hoạch quản lý tài sản đảm bảo hiệu quả, phân bổ trị giá khấu hao, thanh lý TSCĐ, để khai thác nguồn nợ vay khi cần thiết. Lịch khấu hao TSCĐ phải được lập và quản lý hằng kỳ, lập dòng tiền ròng của dự án kinh doanh, ước lượng khoản chi phí xác định để có quyết định tài trợ nguồn vốn hợp lý.

Bên cạnh đó, khi chỉ tiêu TSCĐ tăng do doanh nghiệp mở rộng đầu tư, cơ cấu vốn cũng nên được điều chỉnh theo hướng hạn chế nợ ngắn hạn mà tăng cường nguồn vốn tài trợ dài hạn để đảm bảo tính cân bằng giữa cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản. Thực trạng cấu trúc vốn ở hình 2.4 cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đa số đều khai thác nguồn vốn vay là nợ ngắn hạn do tính chất dễ tiếp cận và đáp ứng nhu cầu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên việc sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ trong quá trình đầu tư TSCĐ, mở rộng quy mô thì rủi ro mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp khá cao. Do đó, các biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn được đặt ra là tăng nguồn vốn dài hạn bằng cách gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ, đề xuất chính sách giữ lại lợi nhuận nhiều hơn so với chia lợi nhuận cho chủ sở hữu, chủ động tìm hiểu và mở rộng lựa chọn kênh huy động nguồn tài trợ dài hạn như

thuê tài chính, phát hành trái phiếu thông thường hoặc trái phiếu chuyển đổi,… Tất cả những hình thức tài trợ này phải được nghiên cứu và kết hợp xem xét điều kiện thực tế thị trường tài chính tại Việt Nam để ra quyết định thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp việt nam (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)