Kết luận ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp việt nam (Trang 73 - 76)

5. Kết cấu đề tài nghiên cứu

4.1.1. Kết luận ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn doanh nghiệp Việt Nam

Kết quả nghiên cứu ở chương 3 cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam khi xây dựng nguồn vốn tài trợ cũng tuân theo những nguyên tắc chung giống như lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn doanh nghiệp nhưng mức độ ảnh hưởng khá thấp. Nguyên nhân không phải do yếu tố thuế ít được các nhà quản trị tài chính Việt Nam lưu ý đến mà do còn tồn tại những bất cập trong việc xây dựng cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Việc xem xét các ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn được thực hiện chưa đầy đủ. Do vậy, tổng hợp các kết quả nghiên cứu của chương 3 cùng thực trạng ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn doanh nghiệp ở chương 2, đề tài sẽ kết luận những ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp Việt Nam và những yếu tố có tác động đến cấu trúc vốn. Từ những đánh giá đó, luận văn đề xuất một số giải pháp đối với cấu trúc vốn nhằm mang đến nhiều lợi ích kinh tế hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay dưới ảnh hưởng của chính sách thuế.

4.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn doanh nghiệp Việt Nam doanh nghiệp Việt Nam

Kết quả hồi quy biến phụ thuộc và các biến độc lập cho thấy những yếu tố có ảnh hưởng đến việc hoạch định cấu trúc vốn doanh nghiệp Việt Nam là thuế TNDN (+), thuế TNCN (-), tấm chắn thuế phi nợ (-), tài sản thế chấp (+), quy mô doanh nghiệp (+), tốc độ tăng trưởng (-), rủi ro kinh doanh (-), lợi nhuận (+). Đồng thời kết quả nghiên cứu đã khẳng định thuế có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn doanh nghiệp Việt Nam.

4.1.1. Kết luận ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn doanh nghiệp Việt Nam Nam

Về thuế TNDN, nếu doanh nghiệp nộp thuế cao thì có xu hướng vay nợ nhiều hơn do được hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế. Mối quan hệ dương giữa thuế TNDN và cấu trúc vốn lại có ý nghĩa với độ tin cậy khá thấp đối với biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ thực trạng các

doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là vay nợ ngắn hạn, còn nợ dài hạn rất ít khi được doanh nghiệp chú trọng. Nguyên nhân sâu xa của mức độ ảnh hưởng từ thuế đến cấu trúc vốn còn thấp là do vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp có cấu trúc vốn không theo xu hướng chung, chưa có định hướng rõ ràng, việc vay nợ còn tự phát nhất là vay nợ dài hạn, những bất cập, hạn chế vẫn còn tồn tại trong quá trình hoạch định cấu trúc vốn doanh nghiệp và trong luật thuế tại Việt Nam. Do vậy, cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam cần được những nhà quản trị theo dõi và điều chỉnh cho phù hợp với tỷ lệ thuế TNDN phải nộp vừa tránh được nguy cơ rơi vào mất tự chủ tài chính, vừa tận dụng được lợi ích từ tấm chắn thuế mang lại.

Về thuế TNCN, kết quả nghiên cứu phù hợp với những nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện, cho rằng thuế TNCN trên cổ tức chi trả có tác động ngược chiều đến cấu trúc vốn doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp quyết định tăng việc chi trả cổ tức, giá cổ phần thường tăng theo do các nhà đầu tư cho rằng đây là dấu hiệu tốt, doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Khi đó, việc phát hành thêm vốn sẽ có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam hoặc các doanh nghiệp khi chi trả cổ tức nhiều sẽ có khả năng sinh lợi cao và dùng lợi nhuận còn lại để tái đầu tư cho nên họ ít vay nợ. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của yếu tố này không nhiều nhất là ở trường hợp biến phụ thuộc là nợ dài hạn trên tổng tài sản do thị trường tài chính tại Việt Nam chưa lớn mạnh, mọi thông tin phát ra trên thị trường đều gây ra những tác động trái chiều, một mặt vì hiện tượng thông tin bất cân xứng, một mặt do số lượng đầu tư còn ít, tâm lý còn e ngại rủi ro. Mặt khác, thực trạng cũng cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đa số là vay ngắn hạn nên tác động của thuế TNCN trên cổ tức cũng như các yếu tố khác ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản đều không cao. Nhìn chung, theo phân tích thực trạng ở chương 2 và kết quả nghiên cứu định lượng ở chương 3, thuế TNCN là một loại thuế mới được áp dụng và mức độ ảnh hưởng của loại thuế TNCN trên cổ tức chi trả đến cấu trúc vốn chỉ mới thể hiện rõ nét trong những năm gần đây nên mức độ ảnh hưởng trong cả giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2014 là không nhiều.

4.1.2. Kết luận tác động của các yếu tố khác đến cấu trúc vốn doanh nghiệp trong mô hình nghiên cứu

Bên cạnh ảnh hưởng của thuế, cấu trúc vốn của doanh nghiệp khi được xây dựng cũng chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Chiều hướng tác động của các yếu tố trong kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn sẽ là cơ sở để đề tài xây dựng giải pháp về cấu trúc vốn của các doanh nghiệp một cách hiệu quả. Ngoài sự ảnh hưởng của thuế đã nêu ở trên, đề tài đưa ra một số kết luận về các yếu tố còn lại trong mô hình nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, tấm chắn thuế phi nợ là yếu tố có mối quan hệ ngược chiều với

cấu trúc vốn. Các doanh nghiệp Việt Nam nên lưu ý đặc điểm này để điều chỉnh cấu trúc tài chính hiệu quả. Tấm chắn thuế phi nợ trong mô hình nghiên cứu gắn liền với chi phí khấu hao của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có chi phí khấu hao cao thì xu hướng vay nợ giảm. Chi phí khấu hao cũng là một khoản chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN. Việc tận dụng khoản chi phí này để tạo ra tấm chắn thuế là một điều cần thiết. Do vậy, doanh nghiệp nên lưu ý việc trích chi phí khấu hao hằng năm cũng có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn.

Thứ hai, vấn đề về tài sản thế chấp quan hệ thuận chiều với tỷ lệ nợ vay trên

tổng nguồn vốn. Doanh nghiệp Việt Nam nên cân nhắc điều này khi muốn tăng nợ vay trong cơ cấu vốn. Các NHTM tại Việt Nam sẽ không sẵn sàng cho vay khi doanh nghiệp đó có quá ít tài sản để làm tài sản đảm bảo.

Thứ ba, doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thì việc huy động vốn cổ

phần trên thị trường chứng khoán cũng sẽ thuận lợi hơn do được các nhà đầu tư đánh giá cao về khả năng sinh lợi và vì vậy họ sẽ đi vay nợ ít hơn. Do đó, các doanh nghiệp không nên tăng nợ vay đều đều hằng năm trong khi đang ở giai đoạn tăng trưởng cao. Cấu trúc vốn như vậy vừa tạo áp lực cho doanh nghiệp khi chi trả nợ vay, vừa tạo nên một cơ cấu tài chính không vững chắc khi có những biến động của nền kinh tế xảy ra.

Thứ tư, quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn thông qua việc

hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường tạo được uy tín và giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn vay từ các NHTM hơn. Do vậy, việc mở rộng quy mô đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất cần thiết khi họ muốn có vị trí vững vàng trên thị trường và tiếp cận nguồn tài trợ bằng nợ vay cao hơn.

Thứ năm, các nhà quản trị Việt Nam khi hoạch định cấu trúc vốn chưa xem

xét kỹ đến vấn đề rủi ro kinh doanh mà đa số là tự phát theo nhu cầu căn cứ mức độ tác động của yếu tố này hầu như không đáng kể thông qua hệ số Bê-ta rất nhỏ ở cả 3 mô hình. Tuy nhiên, chiều hướng tác động ngược chiều là phù hợp vì doanh nghiệp nào có rủi ro kinh doanh cao thì họ sẽ hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính. Các doanh nghiệp nên thiết lập các hệ thống quản trị rủi ro kinh doanh có hiệu quả để có cơ sở ra quyết định tài chính đúng đắn.

Cuối cùng, các doanh nghiệp Việt Nam tuy có sự tuân thủ theo lý thuyết trật tự phân hạng khi sử dụng nguồn vốn nhưng mức độ ảnh hưởng không nhiều thể hiện qua hệ số hồi quy trong kết quả nghiên cứu khá thấp mặc dù mức độ tin cậy lại khá cao. Điều này có thể lý giải rằng tình hình thị trường tài chính ở Việt Nam luôn biến động và chưa thật sự phát triển. Do vậy, khá nhiều doanh nghiệp có cấu trúc vốn không theo xu hướng như trên mà tuân theo quy luật thời điểm giá cả biến động trên thị trường.

Từ những kết luận về ảnh hưởng của thuế và các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn doanh nghiệp Việt Nam, đề tài sẽ xây dựng các giải pháp đối với cấu trúc vốn tương ứng với từng yếu tố ảnh hưởng nhằm giúp cho doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí thuế TNDN, vừa mang lại lợi ích cho cổ đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp việt nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)