5. Kết cấu đề tài nghiên cứu
4.2.2. Hoạch định cấu trúc vốn đi đôi với xây dựng chính sách cổ tức phù hợp
sách thuế.
Doanh nghiệp lên kế hoạch xây dựng cấu trúc vốn phù hợp với từng thời điểm chính sách thuế có thay đổi về thuế suất hoặc những quy định nộp thuế,… Việc duy trì một cơ cấu vốn phù hợp với tỷ lệ thuế phải nộp vừa tiết kiệm chi phí thuế TNDN phải nộp cho doanh nghiệp vừa làm chủ được mức độ sử dụng nợ vay tránh rơi vào tình trạng mất quyền kiểm soát tài chính.
Bên cạnh đó, cấu trúc vốn cũng cần xây dựng theo chu kỳ hoạt động kinh doanh để đảm bảo được tính linh hoạt và khả năng tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể kết hợp chu kỳ kinh doanh với sự thay đổi của chính sách thuế mà xây dựng một cơ cấu vốn phù hợp. Tùy theo từng giai đoạn kinh doanh của doanh nghiệp mà số thuế phải nộp có thay đổi, được gia hạn hay được hưởng những ưu đãi, miễn giảm thuế. Ngoài ra, doanh nghiệp cần thực hiện đa dạng hóa đầu tư để giảm thiểu rủi ro. Một khi đa dạng hóa nguồn tài trợ sẽ giúp cơ cấu vốn doanh nghiệp linh hoạt hơn, dễ kiểm soát trong những tình huống bất ngờ của nền kinh tế. Nhà quản trị cần xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ và triển khai các công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính hiệu quả, đảm bảo nguồn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp.
4.2.2. Hoạch định cấu trúc vốn đi đôi với xây dựng chính sách cổ tức phù hợp hợp
Theo kết quả nghiên cứu định lượng, khi tỷ lệ chi trả cổ tức tăng thì các doanh nghiệp có xu hướng giảm nợ vay. Thực trạng cho thấy xu hướng chi trả cổ tức tuy có ảnh hưởng đến quyết định xây dựng cấu trúc vốn nhưng một số doanh nghiệp vẫn chưa điều chỉnh được cấu trúc vốn theo mong muốn. Kết quả các hệ số hồi quy trong mô hình nghiên cứu còn khá thấp chứng tỏ thuế TNCN trên cổ tức chi trả chưa ảnh hưởng đến việc hoạch định cấu trúc vốn của một số doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vẫn còn giữ nhiều quan điểm chi trả cổ tức tùy theo từng thời kỳ và chiến lược kinh doanh của họ. Tuy nhiên, việc xây dựng chính sách cổ tức cần phải
đi đôi với việc hoạch định cấu trúc tài chính và xem xét các mục tiêu cho phù hợp với những quy định về luật thuế TNCN hiện nay.
Việc quyết định phân phối cổ tức tất nhiên là kết quả từ sự phân tích, cân đối của rất nhiều các yếu tố. Tuy nhiên mức độ phân phối và hình thức phân phối như thế nào để đảm bảo nghĩa vụ thuế của cổ đông thấp nhất là vấn đề quan trọng trong việc tạo lập niềm tin của cổ đông đối với doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến các quyết định tài chính. Do đó, các nhà quản trị cần phải xem xét mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ đông trong dài hạn, trên cơ sở tìm hiểu những cơ hội đầu tư tiềm năng và dòng tiền giữ lại phù hợp để tài trợ cho các mục tiêu của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các quyết định về cấu trúc vốn.
Khi cổ phiếu trên thị trường đang có xu hướng tăng thì doanh nghiệp nên chi trả cổ tức bằng cổ phiếu để cổ đông có thể hưởng lợi từ hiệu ứng giá tăng. Hơn nữa khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu các cổ đông chưa phải chịu thuế TNCN từ đầu tư vốn với mức thuế suất 5%, khi nào chuyển nhượng phần chứng khoán này thì lúc đó cổ đông sẽ chịu thuế TNCN từ đầu tư vốn và thuế TNCN từ việc chuyển nhượng. Ngoài ra, việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu khi giá cổ phiếu trên thị trường tăng sẽ giúp doanh nghiệp tạo hiệu ứng kinh doanh tốt thu hút các nhà đầu tư mua cổ phiếu, tăng vốn cổ phần và giảm nợ vay, cơ cấu tài chính vững chắc hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ nên chi trả cổ tức cao khi lợi nhuận tao ra nhiều. Khi đó, doanh nghiệp vừa đảm bảo được lợi ích cho các cổ đông vừa sử dụng được lợi nhuận sau thuế tái đầu tư, cắt giảm nợ vay.
Nếu giá cổ phiếu trên thị trường đang trong xu hướng giảm, doanh nghiệp nên cân nhắc việc chi trả cổ tức. Lúc này chính sách chi trả cổ tức có thể được cắt giảm để tận dụng nguồn lợi nhuận sau thuế tái đầu tư hoặc công ty nên chi trả cổ tức bằng tiền để tránh sự pha loãng cổ phiếu làm giá cổ phiếu giảm thêm. Tùy theo thời điểm thị trường mà doanh nghiệp xây dựng chính sách chi trả cổ tức như thế nào để làm thỏa mãn lợi ích của cổ đông và đảm bảo xây dựng được cấu trúc vốn hiệu quả từ nguồn tài trợ là lợi nhuận để lại của công ty.