Sự nghiệp của tác giả Tô Hoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của tô hoài (Trang 39 - 43)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Sự nghiệp của tác giả Tô Hoài

Tô Hoài vừa tự nhiên, vừa ngẫu nhiên vào nghề viết văn. Theo lời ông kể:

“Tôi không thể so sánh và tưởng tượng ra giá một bài báo và công xá những việc tôi đã làm bấy lâu để kiếm sống. Hãng giày Bata mỗi tháng trả lương tôi 6 đồng. Bây giờ một cái truyện ngắn tôi được 10 đồng, lại có băng quấn quanh tờ giấy bạc, ngoài để tên mình. Ôi, lịch sự! Mà một tháng, tôi có thể viết mấy cái truyện ngắn.

Điếc không sợ súng, tôi cứ viết tràn lan”. [Tự Truyện, Tô Hoài].

Chặng đường văn học của ông được chia làm hai giai đoạn:

Trước năm 1945 ông viết:

Truyện thiếu nhi: Dế Mèn phiêu lưu kí (được gộp từ hai truyện Con dế mèn

- Truyền bá số 3 và Dế Mèn phiêu lưu kí - Truyền bá số 16 và số 17) (Nxb Á Châu, 1941). Truyện ngắn: O chuột (NxbTân Dân, 1942), Nhà nghèo (NxbTân Dân, 1942), Nước lên (Nxb Tân Dân, 1942). Hồi ức: Cỏ dại (Nxb Hà Nội, 1944). Truyện vừa và dài: Giăng thề (Nxb Tân Dân, 1941), Quê người (Nxb Á Châu, 1942), Đêm mưa, Xóm Giếng (NxbTân Dân, 1944), Chuột thành phố (Tiểu thuyết thứ 7, 1945).

Thành công lớn của Tô Hoài đó là mảng truyện về thiếu nhi. Trong đó phải kể đến Dế Mèn phiêu lưu kí. Tác phẩm đã gắn liền với bao thế hệ thiếu nhi ở Việt Nam và được dịch ra gần 40 thứ tiếng trên thế giới. Đây là tập truyện “gối

đầu giường” của biết bao thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Một tập truyện với thế giới

nhân vật sinh động hấp dẫn đã đánh dấu thành công đầu tiên trên con đường văn học của mình.

Thế giới nhân vật trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí là thế giới côn trùng phong phú về chủng loại và đa dạng về tính cách. Trong đó không xuất hiện những con vật to lớn có sức mạnh phi thường, đó không phải là những con vật đặc biệt mà là những chú Dế nhỏ bé, đáng yêu, và gắn với tuổi thơ của trẻ em vùng nông thôn. Đó cũng là những con vật gần gũi và gắn bó với người dân lao động. Những nhân vật đó là một xã hội thu nhỏ với đầy đủ tính cách của con người: tốt có xấu có…Dế Mèn là một chàng thanh niên khỏe mạnh, tự lập, tự rèn luyện được bản thân mình qua các chương của truyện và ngày càng trưởng thành. Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời cho mình: Ở đời đừng có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ rồi cũng có ngày

chuốc họa vào thân. Để tạo nên sức hấp dẫn của truyện tác giả đã xây dựng nên

một hệ thống nhân vật trong đó cáo cả nhân vật chính diện, các nhân vật phản diện, nhân vật trung gian. Đó là anh: Dế Trũi, bác Xiến Tóc, anh Gọng Vó, chị Cào Cào, chị Cốc, bọn Nhện, …Đây là những nhân vật đại diện cho nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp khác nhau lúc bấy giờ. Không chỉ xây dựng thành công tính cách của các nhân vật, tác giả còn tạo nên những mối quan hệ anh em, bạn bè… ở thế giới loài vật: Dế Mèn, Dế Trũi như anh em kết nghĩa, sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình vì vì nghĩa lớn.Anh Xiến Tóc trầm lặng, vừa yêu đời vừa chán đời. Chị Cào Cào ồn ào và duyên dáng. Bọ Ngựa kiêu căng, ngạo mạn.... Từ đời sống và tích cách của từng con vật, nhà văn muốn bày tỏ quan niệm của mình về thế giới nhân sinh, về khát vọng chính đáng của người lao động, về một cuộc sống hòa bình,

Dế Mèn không chỉ có ý nghĩa dành cho trẻ em, mà còn cả cho người lớn và cho cả xã hội. Nó thực sự mang giá trị lâu bền trong đời sống tinh thần của con người, cũng vì thế, dù ở đâu và ở thời kì nào, người đọc vẫn tìm thấy bao điều thú vị, bao bài học ý nghĩa từ tác phẩm này.

Tác phẩm chính của Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám:

Truyện ngắn: Núi cứu quốc(1948), Xuống làng (1950), Truyện Tây Bắc (1953, Giải nhất tiểu thuyết năm 1956 của Hội Văn nghệ Việt Nam), Khác

trước (1957), Vỡ tỉnh (1962), Người ven thành (1972). Tiểu thuyết: Mười

năm (1957), Miền Tây (1967, Giải thưởng Bông sen vàng năm 1970 của Hội Nhà văn Á Phi), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971), Tự truyện (1978), Những ngõ phố,

người đường phố (1980), Quê nhà (1981, Giải A năm 1980 của giải thưởng Hội

Văn nghệ Hà Nội), Nhớ Mai Châu (1988).Kí: Đại đội Thắng Bình (1950), Thành

phố Lênin (1961), Tôi thăm Camphuchia (1964), Nhật kí vùng cao (1969), Trái

đất tên người (1978), Hoa hồng vàng song cửa (1981), Cát bụi chân ai(1992).

Truyện thiếu nhi: Tuyển tập Văn học thiếu nhi, tập I & II (1999). Tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác: Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (1959), Người bạn đọc ấy (1963), Sổ tay viết văn (1977), Nghệ thuật và phươngpháp viết văn (1997).

Tô Hoài có nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài, đặc biệt Dế

mèn phiêu lưu kí được dịch ra nhiều thứ tiếng và được đông đảo bạn đọc yêu

thích.

Trong đó, đoạn trích Dế Mèn phiêu lưu kí được trích từ chương 1 của tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký và đoạn trích Vợ chồng A Phủ được trích từ tác phẩm Truyện Tây Bắc (1953) đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Trung học phổ thông và được chuyển thể thành kịch bản điện ảnh đã thu hút đông đảo bạn đọc quan tâm và theo dõi.

Hơn 40 năm gắn bó với đề tài miền núi, nhà văn thành công lớn với tập

Truyện Tây Bắc. Tập truyện được coi là một tác phẩm tiêu biểu của nền văn học

Việt Nam hiện đại viết về con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp và được trao giải nhất văn xuôi của hội văn nghệ Việt Nam năm 1955.

Có thể nói, Truyện Tây Bắc đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trên con đường sáng tạo nghệ thuật của tác giả Tô Hoài. Qua đó ông cũng bộc lộ sự nhận thức đúng đắn của mình về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cách mạng.

Tô Hoài đã trở thành nhà văn kể chuyện Hà Nội xưa hay nhất với các tác phẩm: Mười năm, Quê nhà, Những ngõ phố, Người đường phố và gần đây là

truyện cũ Hà Nội (hai tập). Điều đó cho thấy vốn sống, nguồn tư liệu, cũng như

nguồn cảm hứng sáng tác vô tận của tác giả về Hà Nội vô cùng phong phú, đa dạng. Qua các tác phẩm viết về Hà Nội của ông, người đọc có điều kiện hiểu hơn về phong tục, nếp sinh hoạt, tên gọi phố phường, con người Hà Nội trải dài suốt cả thế kỉ XX trong cuộc sống đời thường và cả trong chiến tranh.

Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, Tô Hoài còn đạt được thành tựu đặc sắc ở thể kí. Các tác phẩm kí của ông được viết sau những chuyến đi lên Tây Bắc như: Nhật kí vùng cao, Lên Sùng Đô, Tôi thăm

Campuchia, Thành phố Lênin, Hoa hồng vàng song cửa... Đặc biệt, Tô Hoài có

các tập hồi kí gắn liền với bao nỗi vui buồn và mơ ước của tuổi thơ, bao kỉ niệm về những bạn văn, đời văn của ông như Tự truyện, Cát bụi chân ai, Chiều chiều. Từ các tập hồi kí này, người đọc có điều kiện để hiểu thêm về phong cách nghệ thuật, thân phận, nhân cách nhà văn trong hành trình văn chương của ông và một số nhà văn khác. Cách viết hồi kí của Tô Hoài rất linh hoạt biến hóa, các sự kiện được khai thác theo mạch liên tưởng và đan xen lẫn nhau nên luôn tạo được sức hấp dẫn đối với người đọc không thua kém gì so với thể loại khác.

Bên cạnh những mảng sáng tác trên, Tô Hoài còn tiếp tục viết khá nhiều tác phẩm cho thiếu nhi như: Con mèo lười, Vừ A Dính, Đảo hoang, Chuyện nỏ

thần, Nhà Chử Ở mảng sáng tác này, ngay cả khi tuổi tác không còn trẻ Tô

Hoài vẫn có được cách cảm nhận và thể hiện đời sống qua trang văn phù hợp với tâm hồn, nhận thức của tuổi thơ, để cùng các em đến với một thế giới biết bao điều kì thú. Trên cơ sở đó, góp phần bồi đắp vẻ đẹp và sự trong sáng, cao cả cho tâm hồn trẻ thơ.

Tính đến nay, Tô Hoài đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại: Truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, hồi kí, kịch bản phim, tiểu thuyết và kinh nghiệm sáng tác. Tô Hoài được đánh giá là cây đại thụ trong khu rừng văn học Việt Nam. Ở mọi thể loại sáng tác, Tô Hoài cũng tạo lập được một giá trị riêng, một gương mặt riêng không thể nhòe lẫn và để lại nhiều dấu ấn với những tác phẩm có giá trị.

Giải thưởng: Giải nhất Tiểu thuyết của Hội văn nghệ Việt Nam 1956

(Truyện Tây Bắc), giải A Giải thưởng Hội văn nghệ Hà Nội 1970 (Tiểu thuyết

Quê nhà), giải thưởng của hội nhà văn Á - Phi năm 1970 (Tiểu thuyết miền

Tây), giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - Nghệ thuật (Đợt 1- 1996, giải Bùi Xuân Phái - vì tình yêu Hà Nội 2010.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của tô hoài (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)