Đặc điểm ngữ pháp của các thành tố trong cấu trúc so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của tô hoài (Trang 54 - 58)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.3. Đặc điểm ngữ pháp của các thành tố trong cấu trúc so sánh

2.1.3.1. Đặc điểm của thành tố A

Yếu tố được so sánh là các từ bao gồm: - Danh từ (chân núi, dòng suối, đôi mắt…)

Ví dụ 26: Chân núi như những tảng rễ bành khổng lồ; tỏa ra ba nước lớn

nhất trên thế giới: Liên Bang Nga, Ấn Độ, Trung Quốc [36, tr.187].

Ví dụ 27: Ka Đâu ra suối, dòng suối như chảy ngược [36, tr.474].

- Động từ (lao nhanh, đi ngủ, cháy…)

Ví dụ 28:Anh Trắm, anh Chuối to bằng cột nhà, lao nhanh như máy bay bổ nhào; thế mà cũng có khi vô ý vào gần lão Trê; thình lình bị lão Trê húc; phải bật ra. [36, tr.84]

Ví dụ 29: Cháy như nến [36, tr.47].

Yếu tố được so sánh là động từ được sử dụng 56/674lượt chiếm 8.3%. Đó là những động từ chỉ hoạt động của con người hay của sự vật.

- Tính từ (vui, im lặng, nhẹ…)

Ví dụ 30: Đàn cá bơi len lỏi qua đấy; vui như người ta chen bóng cây; cứ

nhự nhàng đi mãi [36, tr.26].

Ví dụ 31: Im lặng như gốc mít; gốc trám; gốc nghến; gốc vối [36, tr 359]. Ví dụ 32: Nhẹ như một tiếng lá rơi; và cũng lẩn ngay vào lá; không động tĩnh gì hết. [38, tr.42].

Yếu tố được so sánh là tính từ được sử dụng 18/674 lượt chiếm 62.7% chủ yếu là những từ chỉ trạng thái cảm xúc của sự vật.

* Yếu tố được so sánh là các đoản ngữ (cụm từ):

- Danh ngữ (nhiều thứ tròn, bọn nhà giàu, những tiếng khô và giòn…) Ví dụ 33: Nhiều thứ tròn như mặt trăng [36, tr.49].

Yếu tố được so sánh là danh ngữ được sử dụng 256/674 lượt chiếm 38% chủ yếu là những danh ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng cụ thể hoặc trừu tượng.

- Động ngữ (nói dối, ngáy khò khò, nghe ồ ồ…) Ví dụ 34: Nói dối như Cuội! [36, tr.150]

Ví dụ 35: Ngáy khò khò như thợ xẻ kéo gỗ [35, tr.211].

Yếu tố được so sánh là động ngữ dược sử dụng 34/674 lượt chiếm 5.0% chủ yếu là những động ngữ chỉ hoạt động của con người hay của sự vật.

- Cụm chủ vị (ô mạng nhện bám mưa bụi, Tiếng súng nổ păng păng, Bóng Chăm Sa chùm xuống…)

Ví dụ 37: Bóng Chăm Sa chùm xuống như làn mây rợp trên đôi vai cháy

nắng của Ka Đâu [36, tr.478].

Yếu tố được so sánh là cụm chủ vị được sử dụng 112/674 lượt chiếm 5.0%, thường được sử dụng miêu tả sự vật hay hoạt động của con người. Dưới đây là bảng số lần xuất hiện của các dạng yếu tố được so sánh (Vế A)

Bảng 2.2. Các dạng của yếu tố được so sánh Số lượng Dạng Số lượt Từ Danh từ 198 29.4% Động từ 56 8.3% Tính từ 18 2.7% Đoản ngữ Danh ngữ 256 38% Cụm chủ vị (C - V) 112 16.6% Động ngữ 34 5.0% Tổng 674 100%

Từ bảng trên có thể đưa ra một số nhận xét sau:

Yếu tố được so sánh trong các kiểu cấu trúc so sánh gồm (danh từ, động từ, tính từ) và các đoản ngữ (danh ngữ, cụm chủ vị, động ngữ).Trong đó danh từ và danh ngữ được sử dụng nhiều nhất.Động từ và tính từ được sử dụng ít hơn. Cụm chủ vị và động ngữ cũng chiếm tỉ nên nhỏ bởi vì các yếu tố so sánh thường là những sự vật hoặc những sự vật với thuộc tính của nó, ít trường hợp là tính chất hoặc hành động.

2.1.3.2. Đặc điểm của thành tố B

* Yếu tố so sánh là các từ:

- Danh từ (hạt đỗ, mặt gương, thuyền, tên…)

Ví dụ 38: Đốm lửa chỉ đỏ và xanh như hạt đô [35, tr.104]

Ví dụ 39: Bò lại không quên khen thêm rằng: Dao bơi nhanh hơn cả thuyền;

Yếu tố so sánh là danh từ được sử dụng 237/739 lượt chiếm 32%. Chủ yếu là các danh từ chỉ sự vật.

- Động từ (chết, cắt, bay…)

Ví dụ 40: Đêm đến, nó ngủ say như chết [35, tr.162].

Ví dụ 41: Nhanh như cắt, Tễu nhảy tót lên cổng, thò đầu vào cái thòng

lọng, và buông thõng hai chân xuống [35, tr.214].

Yếu tố so sánh là động từ được sử dụng 48/739 lượt, chiếm 6.5%. - Tính từ (hư không, câm, e thẹn, ngượng ngùng,…)

Ví dụ 42: Trâu im lặng như câm [36, tr.151].

Ví dụ 43: Những chị Cào Cào trong làng ra, mỹ miều áo đỏ, áo xanh mớ ba mớ bảy, bước từng bước chân chầm chậm, khoan thai; khuôn mặt trái xoan

như e thẹn; như làm dáng; như ngượng ngùng [38, tr.212].

Yếu tố so sánh là tính từ được sử dụng 16/739lượt, chiếm 2.2% chủ yếu là những từ chỉ tính chất, trạng thái của đối tượng.

* Yếu tố so sánh là các đoản ngữ (cụm từ)

- Danh ngữ (dải lá cờ nheo, những cẳng con nhện)

Ví dụ 44: Nó nằm ngoẹo, chân và tay co quắp như những cẳng con nhện

[38, tr.82].

Yếu tố so sánh là danh ngữ chiếm 247/739 lượt, chiếm 33,4%, chủ yếu là những cụm từ bổ sung ý nghĩa cho yếu tố được so sánh.

- Động ngữ (ngã sắp khuỵu xuống, nhai kẹo mạch nha, rong chơi đâu..)

Ví dụ 45: Nó đọc nhai chữ; như nhai kẹo mạch nha [35, tr.206].

Ví dụ 46: Phải, việc sinh nở có nhẹ nhàng như rong chơi đâu [36, tr.38]. Yếu tố so sánh là động ngữ được sử dụng 39/739 lượt, chiếm 5.3% chủ yếu để bổ sung ý nghĩa cho cái được so sánh.

- Cụm chủ vị (lính đi tập, tài trai đáng mặt đội trời đạp đất ở đời, cặp môi son hồng của cô gái 18 đương thì)

Ví dụ 47: Chân nó bước đều dẻo như lính đi tập [35, tr.340].

Yếu tố so sánh là cụm chủ vị được sử dụng 152/739 lượt chiếm 20.6% là những cụm có đầy đủ hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ. Dưới đây là bảng số lần xuất hiện các dạng của yếu tố so sánh (Vế B).

Bảng 2.3. Các dạng của yếu tố so sánh Số lượng Dạng Số lượt Từ Danh từ 23A7 32% Động từ 48 6.5% Tính từ 16 2.2% Đoản ngữ Danh ngữ 247 33.4% Cụm chủ vị (C - V) 152 20.6% Động ngữ 39 5.3% Tổng 739 100% Từ bảng trên có thể đưa ra một số nhận xét:

Yếu tố so sánh trong các kiểu cấu trúc so sánh gồm (danh từ, động từ, tính từ), các đoản ngữ (danh ngữ, cụm chủ vị, động ngữ). Trong đó danh từ được sử dụng nhiều nhất. Động từ và tính từ được sử dụng ít hơn. Trong các đoản ngữ thì các danh ngữ được sử dụng với số liệu nhiều nhất, cụm chủ vị được sử dụng ít hơn. Các động ngữ được sử dụng ít nhất. Bởi vì các yếu tố so sánh thường là những sự vật hoặc những sự vật với thuộc tính của nó, ít trường hợp là tính chất hoặc hành động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của tô hoài (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)