6. Cấu trúc của luận văn
3.3. Vai trò của biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nh
của Tô Hoài
của Tô Hoài trong đó vô cùng đa dạng và phong phú, từ các con động vật nhỏ bé, cho đến các nhân vật vô tri vô giác (cây cối) và cả những nhân vật mà con người kính nể (ông Giăng). Nhờ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa mà các nhân vật hiện lên giống như con người: có những suy nghĩ, tình cảm, tính cách, nếp sống, sinh hoạt giống như những người lao động. Và phải yêu những loài đó thì tác giả mới có thể vẽ ra trước mắt người đọc một hệ thống nhân vật sinh động như vậy.
Trong truyện Ba anh em, khi miêu tả cuộc đụng độ giữa Đen và Vện Tô Hoài giúp hai nhân vật này hiểu nhau hơn thông qua những cuộc trò chuyện giữa hai chú chó.Tuy là con vật nhưng những chú chó này cũng có những ngôn ngữ riêng của mình. Với biện pháp nghệ thuật nhân hóa, Tô Hoài đã miêu tả một cách tinh tế tính cách của từng nhân vật: Đen và Vện đều có tính ương ngạnh. Ban đầu, không ai chịu nhường nhịn ai và cuối cùng cả hai anh em đã được nhận trận đòn roi của lão chủ trại. Còn mèo ban đầu cũng có tính xấu. Mèo lấy lòng lão chủ bằng cách nói cho lão chủ biết ý định đi trốn của cả Đen và Vện để cho Đen và Vện bị trận đòn đau của ông chủ. Không dừng lại ở đó, mèo ta tiếp tục tạo ân oán với Đen và Vện và liên tục mèo trêu tức cả hai anh em nhà chó. Vài tuy mèo nhỏ bé và yếu sức nhưng mèo có thể trèo lên cao được, còn Đen và Vện chỉ đứng ở dưới thấp được thôi. Nhưng cuối cùng, khi mèo gặp nạn, cả hai anh em Đen và Vện cùng cứu giúp mèo. Điều này khiến mèo vô cùng cảm động và ăn năn về những việc làm của mình. Cuối truyện Đen, Vện và mèo kết thân làm ba anh em. Ở đây, Tô Hoài bộc bộ tình cảm yêu thương, đoàn kết giữa các con vật.