6. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Thể hiện văn hóa của người Việt
Truyền thống yêu nước, ca ngợi con người lao động là một nét văn hóa rất riêng của người Việt. Và biện pháp tu từ so sánh góp quan trọng trong việc thể hiện giá trị văn hóa đó. Trong Hoa Sơn (1948), Vừ A Dính (1962), Kim Đồng (1973), Tô Hoài đã ghi lại một cách chân thực những nhân vật có thực và những sự kiện có thực trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Khi miêu tả quân Pháp tác giả đã so sánh chúng với nước lũ và mối đùn: “Cái thằng Pháp nó như giặc lũ”, “nhưng sao mỗi lần đánh chặn, Pháp chết, Pháp chạy, nhưng rồi ngày khác nó lại kéo qua,
đi đùn đùn như mối đùn”. Tức là tác giả đã so sánh đối lập tương quan lực lượng
giữa quân ta với quân Pháp. Quân Pháp với lực lượng đông và mạnh trong khi ta lực lượng mỏng và ít. Nhưng cuối cùng với ý chí kiên cường và lòng yêu nước chúng ta đã chiến thắng chúng. Sợi dây xuyên suốt trong ba tác phẩm này là giáo dục các em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
Những câu văn mang đậm chất của người miền núi: “Lát sau, vẫn trong bóng tối và sương đêm mờ mờ, đột nhiên một đàn trâu từ trên dốc núi đùng đùng lao xuống như cơn bão, như một trăm con ngựa cùng chạy ra một lúc”, “Tao phải ở nhà một mình với con trâu, tao buồn lắm, từ giờ tao cũng chẳng muốn nói
như con trâu” (Hoa Sơn). Câu văn thể hiện tính cách, tâm hồn, vẻ chất phác thật
thà của người miền núi.Khi miêu tả A Dính tác giả viết: “A Dính cứ thoăn thoắt
như con dơi bay”, “A Dính leo lên người tôi, nhanh như con sóc trèo cây”, “A
Dính lại nhẹ như con sóc, leo theo người tôi”, “Cái gan của bọn này chưa to
bằng gan con muỗi” (Vừ A Dính). Tô Hoài đã dùng những mô típ so sánh truyền
thống để xây dựng hình tượng điển hình về lòng dũng cảm và tinh thần kháng chiến chống giặc Pháp của nhân dân miền núi.
Nét văn hóa của người Việt Nam còn được thể hiện ở tiếng hát then. Tiếng hát kể về con người cực khổ. Trang phục truyền thống của người dân miền núi cũng rất đặc sắc: “Thanh Thủy mặc như cô gái gái lớn. Tuy cái áo dài thì cũ, đã ngắn, nhưng chiếc thắt lưng mới, dấu chàm nhuộm còn xanh trên hai bàn tay,
đầu thắt lưng ngoắt như hai sừng bò vắt vẻo đằng sau” (Kim Đồng). Đó là trang
phục được “diện” vào ngày tết, lễ hội.Chợ tình từ bao đời nay đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào dân tộc vùng cao. Ở đây sẽ có những:
“Tiếng hát đằng xa, như nước mưa mới ở khe núi róc rách”, “Quần áo mới của
ai cũng thẫm hơn màu chàm núi”.
Người dân miền núi cũng rất coi trọng việc cúng bái. Khi trong gia đình có người ốm thì việc đầu tiên họ nghĩ đến là tìm thầy cúng: “Chỉ có người tìm thầy cúng cho người ốm giong đuốc đi, như đánh thức chó dậy, qua xóm nào
cũng loạn tiếng chó sủa theo” (Kim Đồng). Khi đi làm nhiệm vụ, Kim Đồng
không quên mang theo “bát gạo” và “áo cũ”: “Đi tìm then, tìm mo về cúng cho người ốm phải đem theo cái áo của người ốm và bát gạo để nhà thầy thắp
hương bói quẻ”.
Nét ẩm thực cũng là một nét văn hóa khá đặc trưng của người Việt: “Tết đến, nhà nào cũng làm bánh gai - trẻ con thích bánh gai, bánh gai ngọt hơn bánh nếp”. Tô Hoài là một nhà văn miền xuôi nhưng lại rất am hiểu về nét văn hóa của người miền núi. Đó là cái hay, cái tài của nhà văn.Thể hiện phong tục tập quán là một thế mạnh của Tô Hoài. Ông góp phần vào việc giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc.