6. Cấu trúc của luận văn
3.2.4. Đối tượng được nhân hóa là đồ vật
* Nhân hóa bằng cách sử dụng các đại từ xưng hô (ông, bạn, chúng ta, chúng tôi…)
Kiểu câu nhân hóa bằng cách sử dụng những đại từ xưng hô được sử dụng 21/61 lượt, chiếm 34,5%.
Ví dụ 142: Em đã thề với ông Giăng rằng em với nó quyết sống chết không
đội trời chung [36, tr.362].
Em là mèo thuộc ngôi thứ nhất, ông Giăng và nó (thằng Xược) thuộc ngôi thứ 3. Cách sử dụng đại từ xưng hô này có tác dụng bày tỏ thái độ, tình cảm của người nói.
* Nhân hóa bằng cách sử dụng những từ ngữ dùng để phê phán con người.
Kiểu câu nhân hóa này được sử dụng 1/61 lượt, chiếm 1.6% tổng số câu nhân hóa có đối tượng là sự vật.
Ví dụ 143: Con suối hỏi hỏi một câu không ra chế giễu, không ra đùa: Về
không à? [36, tr.217].
Ví dụ 144: Con suối chế giễu người đi săn ý muốn phê phán người đi săn về việc săn nai trong rừng.
* Sử dụng những từ ngữ chỉ trạng thái tâm lý, tình cảm của con người để chỉ đối tượng khác.
Kiểu câu nhân hóa này được sử dụng 5/61 lượt, chiếm 8.2%. Ví dụ 145: Ông Giăng cười khành khạch [35, tr.376].
* Sử dụng những từ ngữ chỉ tính cách, giống như con người khi miêu tả các sự vật
Kiểu câu này, được sử dụng 1/61 lượt, chiếm 1.6% tổng số câu nhân hóa có đối tượng là sự vật.
Ví dụ 146: Bởi vì ông Giăng vốn tính lơ đễnh lúc nào cũng mơ màng [35, tr.376].
Tính lơ đễnh là tính hay quên, đãng trí. Ông Giăng cũng có tính cách giống như con người.
* Dùng những yếu tố chỉ đặc điểm thuộc về con người để chỉ đối tượng khác
Kiểu câu có này được sử dụng 1/61 câu chiếm 2.1%.
Ví dụ 147: Những người đi đường xúm lại hoan hô anh chàng gấu tài hoa,
thân thể lực lưỡng mà cầm chiếc sáo xinh, nhẹ nhàng [36, tr.203].
Chiếc sáo là đồ vật vậy mà lại được tác giả miêu tả có một vẻ đẹp thanh thoát như con người: xinh và nhẹ nhàng.
* Coi các con vật giống như con người đê tâm tình và trò chuyện với chúng
Kiểu câu này được sử dụng 32/61 câu, chiếm 52,5% tổng số câu nhân hóa có đối tượng là sự vật.
Ví dụ 148:
- Ông Giăng ơi, ông canh giấc ngủ cho chúng tôi nhé.
- Chúng bay đi đâu?
- Chúng tôi đi ngủ mà.
Ông Giăng cười khành khạch:
- Chúng bay đi ngủ thì cứ ngủ, lại bắt ta canh gác? Dễ nghe nhỉ? Ừ, thôi,
Đây là cuộc trò chuyện vui đùa giữa ông Giăng và Dê khi mà Dê thích thức xem đêm trăng rằm mà lại sợ mình ngủ quên nên Dê muốn ông Giăng canh giấc ngủ cho mình.