Thể hiện sự sống động của thế giới sự vật vô tri, vô giác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của tô hoài (Trang 94 - 96)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Thể hiện sự sống động của thế giới sự vật vô tri, vô giác

Trước hết, thế giới sự vật vô tri vô giác ở đây là cây cối, trăng, sao, những đồ vật nhỏ bé đáng yêu nhưng lại có tư tưởng cảm xúc giống như con người. Không chỉ thể hiện sự sống động với thế giới động vật, trong con mắt của Tô Hoài thế giới thực vật cũng vô cùng sôi nổi và giàu cung bậc cảm xúc.

Cây bằng lăng gắn bó với tuổi thơ của biết bao bạn trẻ. Hàng ngày, nó chứng kiến các bạn đi học, các bạn vui đùa nên dần dần nó cũng như muốn hòa vào cùng bọn trẻ. Khi bị thương, cây bằng lăng cũng biết đau giống như con người vậy. Vào mùa hạ, khi có những trận mưa rào tác giả miêu tả: “Những cây bằng lăng ốm yếu lại

nhú lộc”, “Cái cây được cho uống thuốc”. Có thể nói, tình cảm giữa những chú chim

vành khuyên và cây bằng lăng là một thứ tình cảm gắn bó khăng khít. Chim vành khuyên bắt sâu cho cây bằng lăng khiến cho cây bằng lăng cảm động: “Hạt nước trên

cành bằng lăng rơi lã chã. Cây bằng lăng khóc vì cảm động”. Vành khuyên còn hát

cho cây nghe. Đó là thứ tình cảm đẹp, đáng trân trọng.

Trong truyện Người đi săn và con nai có xuất hiện hình ảnh cây trám. Cuộc trò chuyện giữa cây trám và người đi săn:

Cây trám hỏi:

-Đến chơi với tôi à?

-Thế đi đâu? Ở đây vắng quá. Chẳng khi nào có ai đến làm khách chơi. Đến mùa quả mới nhìn thấy được con nai về.

-Ừ, nai.

-Thế cũng đỡ vắng. Ở lại đây chơi, sắp đến lúc nai về đấy.

-Tớ chỉ đợi lúc ấy.

-Hay lắm!

-Cho nó một phát.

-Sao?

-Cái đèn ló này…

-Để rọi cho nai chói mắt, không biết đường chạy. Cái súng này…

-Ác thế!

-Thịt nai ngon lắm.

Cây trám rưng rưng. -Thế thì cút đi!

Người đi săn không để ý đến những tiếng rì rào tức tưởi

Khi người đi săn nói đợi con nai về để bắn lấy thịt. Cây trám đã bộc lộ thái độ không đồng tình. Đó là tình cảm thương xót đồng loại. Tình cảm này không chỉ có ở con người mà còn có cả ở những cây cối (vô tri vô giác). Nó cũng biết khóc khi chứng kiến đồng loại của nó bị bắn, giết.

Hình ảnh Ông Giăng được tác giả miêu tả khá thú vị. Ông Giăng ở đây biết nói, biết cười, biết canh gác giấc ngủ cho các con vật: “Ông Giăng đêm mười sáu, tròn vành vạnh. Ông Giăng ông ấy đêm nào cũng cười một mình. Ông Giăng

lại hát một mình ở trên cao nữa. Ông Giăng còn biết soi đường cho các con vật

lên nương: “Các em cứ đi, vừa đi vừa hát cho thật vui. Ông Giăng sẽ xuống thật

gần, soi đường thật sáng cho các em đi lên đến tận nương. Như vậy, có thế thấy

thế giới sự vật vô tri vô giác trong truyện vô cùng sống động. Chúng cũng có những suy nghĩ và công việc giống như con người. Tất cả được thể hiện qua biện pháp tu từ nhân hóa. Biện pháp tu từ nhân hóa góp phần bộc lộ thành công nội dung mà tác giả muốn truyền tải đến bạn đọc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của tô hoài (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)