6. Cấu trúc của luận văn
3.3.3. Thể hiện cái tài quan sát hiện thực của nhà văn
Để có được những trang viết sinh động như vậy, trước hết nói đến cái tài quan sát hiện thực của nhà văn. Tô Hoài đã quan sát và ghi chép lại tất cả những gì diễn ra xung quanh mình từ cái nhỏ nhất, cộng thêm vốn sống phong phú. Chính điều đó đã tạo nên dấu ấn riêng biệt trong các trang viết của ông.
Với một khối lượng tác phẩm đồ sộ, viết ở mọi thể loại đề tài, từ những câu chuyện hài hước dí dỏm về tuổi ấu thơ cho đến những câu chuyện về các loài vật… trong đó tác giả luôn cố gắng tìm ra cho mình một phong cách khác biệt. Nhà văn hiện thực nào cũng có tài quan sát hiện thực cuộc sống nhưng có lẽ Tô Hoài có tài quan sát hiện thực độc đáo và khác biệt nhất. Cái tài đó được thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ tự nhiên mà giàu có nhưng quan trọng nhất vẫn là tình cảm của nhà văn dành cho các đối tượng nhân vật của mình. Phải yêu mến các con vật, có tình thương với chúng thì mới có thể làm cho chúng trở nên sinh động như vậy được. Tô Hoài đã biết quan sát, thu thập thông tin về các nhân vật sau đó sâu chuỗi lại khiến cho người đọc có cảm giác như nhân vật đó đang hiện ra trước mắt mình.Quan sát, thu thập nhưng không phải bị động trước những dữ liệu đó mà phải chủ động, linh hoạt. Đó chính là óc quan sát tinh tế của nhà văn. Chẳng hạn khi miêu tả về nhân vật Dế Mèn, ngoài việc quan sát kĩ ngoại hình của chú dế, Tô Hoài còn đi sâu vào tính cách của từng chú. Khi miêu tả Dế Mèn, Tô Hoài viết:
“Bởi tôi ăn uống và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng
bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở kheo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phành phạch vào các ngon cỏ gãy rạp y như có nhát dao lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã”
Như vậy, không chỉ quan sát kĩ từng chi tiết như ngoại hình và hành động của chú Dế mà Tô Hoài còn hiểu được tính cách của từng chú dế.
Ngoài óc quan sát tinh tế, Tô Hoài còn có trí tưởng tượng sáng tạo phong phú. Nếu không có tưởng tượng thì không thể xây dựng hình tượng nhân vật. Nhờ có trí tưởng tượng trong sáng tạo mà hình tượng nhân vật hư cấu trở nên gần gũi và chân thực với con người hơn. Điều này được thể hiện rất rõ khi tác giả miêu tả ông Giăng. Ông Giăng biết cười, biết hát, biết làm những công việc như con người. Những con vật đáng yêu gần gũi với người dân lao động: chó, mèo, gà, vịt…tạo nên một bức tranh sinh động, màu sắc phong phú. Chó thì có tính ương ngạnh nhưng cũng biết yêu thương, đoàn kết với đồng loại và đặc biệt là rất trung thành. Ngan có tính lì lợm và vô tâm. Gà thì hiền lành. Mèo thì: “Chú mèo thì coi bộ lừ đừ nghiêm nghị tựa một thầy giáo nhà dòng đương khoắc bộ áo lông có cốt cách quý phái và trưởng giả lúc nào cũng ra vẻ nghĩ ngợi như
mưu toan một điều gì ghê gớm”. Mỗi con vật có một tính cách riêng, không con
nào giống con nào. Chúng cũng cần mẫn và chăm chỉ giống như người dân lao động: “Chàng ta đi kiếm ở các xó vườn lạ về những cẳng lá xoan, cẳng lá khế đã khô đét. Chàng xếp thành từng lượt ngang lượt dọc trên nóc tổ. A !Anh chàng lợp một cái mái. Cái mái nhà để che mưa và che nắng. Chàng lại đi khuôn lá
duối khuôn cẳng rạ về và xếp một lượt dầy lên trên những lượt cẳng” Đó là công
việc hàng ngày của con chim gi đá. Tác giả miêu tả công việc của chúng rất tỉ mỉ. Và phải quan sát thật kĩ từng cử chỉ của chúng mới có thể miêu tả được công việc làm tổ của đôi chim gi đá. Quá trình sáng tác của ông là một quá trình lao động kiên trì và bề bỉ. Trong mỗi câu văn đều thấm đượm cái tình của tác giả:
“Mây hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng
trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày học cãi cọ nhau
om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép. Có những anh cò gầy vêu vao, ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn héch mỏ, chẳng được miếng nào. Khổ
quá, những kẻ yếu đuối, vật lộn thật lực thế mà cũng không sống nổi” .Đó là tình
cảm thương xót khi các con vật phải vật lộn kiếm ăn.
Có thể nói biện pháp tu từ nhân hóa được tác giả sử dụng rất hữu hiệu. Tác giả không để những con vật là những con vật đơn thuần nữa mà nó mang tâm tính của con người thực thụ. Nhờ đó ta thấy những con vật hiện lên như đứa trẻ mới lớn vừa có nét đáng yêu, vừa có nét đáng trách. Đôi khi chúng có những trò nghịch ngợm mang đặc tính củ trẻ con. Những phút bồng bột của tuổi trẻ đã khiến cho những con vật trưởng thành lên rất nhiều. Chẳng hạn như nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn phiêu lưu kí. Biện pháp nhân hóa ở đây không chỉ là một biện pháp tu từhọc nữa mà nó trở thành phương pháp xây dựng hình tượng nhân vật. Qua đó nhân vật hiện lên một cách rõ nét.
Để có một khả năng quan sát hiện thực phong phú, Tô Hoài còn có một trí tuệ sắc xảo. Tô Hoài đã chọn lọc, phân loại và sắp xếp các chi tiết một cách khoa học. Sau đó, ông xâu chuỗi một cách logic. Từ đó, các tác phẩm của ông vừa ngắn gọn, mà người đọc lại tiếp thụ văn bản rất sâu. Trong truyện Mèo già hóa cáo, hai chú mèo Mini và Tam Thể luôn tìm cách làm cho chú chó Nhôm bị ông chủ đánh. Sau đó chúng còn nghi ngờ cho lão mèo mướp hóa thành cáo và ăn thịt hai chú gà con. Cuối cùng lão mèo mướp đã giảng giải cho hai chú mèo nghe.
Trong quá trình sáng tác của mình, Tô Hoài luôn nỗ lực làm việc và học hỏi. Bởi vậy mà trong sự nghiệp văn học của mình Tô Hoài đã cho ra đời một khối lượng tác phẩm lớn. Trong đó những truyện viết cho thiếu nhi của ông hết sức đặc sắc. Trong sự nghiệp phát triển của văn học nước nhà, Tô Hoài có công lao lớn đối với ngôn ngữ văn học hiện đại và đương đại. Ông đã viết và viết không ngừng nghỉ, đó cũng là tấm lòng của ông luôn hướng về thiếu nhi.
Chương 3 là biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài. Phần đầu là lý thuyết về câu. Trong luận văn chúng tôi trình bày khái niệm về câu đơn. Câu đơn được chia thành cấu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt. Phân loại câu đơn dựa vào thành phần phụ và thành tố phụ ta có thể phân chia thành câu đơn 2 thành phần không không mở rộng và câu đơn hai thành phần mở rộng. Phân loại câu đơn dựa vào thành phần chính lại được chia thành câu đơn không tỉnh lược và câu đơn tỉnh lược. Câu đơn đặc biệt gồm kiểu câu biểu hiện bằng các thán từ, câu mô phỏng tiếng động, câu phàn nàn ca thán và kiểu câu hô gọi.
Phân loại dựa đơn thuần vào số lượng cụm chủ vị, theo cách này, câu được chia thành hai loại: câu đơn và câu phức. Ưu điểm của cách phân loại này là đơn giản, tiện lợi và cho phép vạch ra ranh giới rõ ràng, dứt khoát giữa câu đơn và câu phức. Câu phức lại được chia thành câu phức phụ thuộc và cấu phức đẳng lập (câu ghép).
Phần tiếp theo là vai trò của biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài. Biện pháp tu từ nhân hóa giúp bộc lộ thái độ của tác giả với thế giới sự vật không phải là người, không những vậy còn giúp thể hiện sự sống động của thế giới sự vật vô tri vô giác. Qua đó thể hiện cái tài quan sát hiện thực của nhà văn.
KẾT LUẬN
Từ tất cả các vấn đề đã được tìm hiểu và nghiên cứu về tác giả Tô Hoài và những truyện viết cho thiếu nhi của ông, chúng tôi có một vài những kết luận như sau:
Trước hết về tác giả Tô Hoài, ông là một nhà văn bền bỉ cần mẫn và dẻo dai trong quá trình sáng tác. Ông là người sinh ra để viết. Với một khối lượng tác phẩm đồ sộ, trong đó phần lớn các tác phẩm của ông có đối tượng là thiếu nhi. Mỗi câu chuyện đều mang ý nghĩa giáo dục nhân cách cho các em từ rất sớm. Với một thành tựu to lớn đã đạt được, sau hơn nửa thế kỉ sáng tạo nghệ thuật, Tô Hoài xứng đáng là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại và là một tấm gương sáng cho lớp nhà văn trẻ về lao động nghệ thuật.
Điểm nổi bật trong chuyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài chính là hai biện pháp tu từ: so sánh và nhân hóa. Với một số lượng lớn câu so sánh và câu nhân hóa được sử dụng trong đó đã giúp cho các nhân vật của ông hiện lên một cách sinh động. Nó đã đưa người đọc đặc biệt là các bạn thiếu nhi hòa vào cuộc sống muôn màu muôn vẻ của thế giới loài vật, giúp cho bạn đọc thêm hiểu về tính cách đặc trưng của từng loài vật.
Bức tranh về thế giới loài vật được tác giả Tô Hoài khéo léo vẽ với đầy đủ màu sắc. Các con vật trong đó hiện lên một cách cụ thể, sinh động từ cử chỉ, hành động, suy nghĩ cho đến lời ăn tiếng nói của mình. Qua đó, bạn đọc thêm yêu mến các con vật hơn.
Khi xã hội ngày càng phát triển thì cuộc sống của con người cũng dần phát triển theo. Nhu cầu thị hiếu của con người cũng khác xưa rất nhiều. Trẻ em sẽ ít được tiếp xúc với các con vật, đặc biệt là trẻ em thành thị. Chúng chỉ có thể biết được các con vật thông qua những bài học trên lớp, hoặc bằng truyện, tranh ảnh. Những chuyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài đã đưa trẻ em đến gần
với thế giới động vật. Đây là một ý nghĩa vô cùng to lớn trong các truyện của ông. Biết yêu mến, cảm thông với những con vật, từ đó hình thành nên giá trị nhân cách của trẻ em, một phương diện mà không phải nhà văn nào cũng làm được.
Thành công lớn của nhà văn Tô Hoài đó là ông luôn nắm bắt được tâm lý của của người đọc. Ông có tài quan sát hiện thực phong phú. Cái tài của ông luôn đi liền với cái tình. Đó là tình cảm gắn bó, thái độ xót thương với thế giới loài vật khi chúng bị hoàn cảnh của cuộc sống xô đẩy. Điều này được thể hiện rất rõ qua các cuộc đối thoại của các nhân vật. Mỗi cuộc hội thoại là một giọng điệu khác nhau: vui tươi, hóm hỉnh, hài hước, nhưng cũng có những cuộc hội thoại mang đậm nỗi buồn…Đó là những giọng điệu rất linh hoạt, sinh động và ngộ nghĩnh.
Thế giới nhân vật của Tô Hoài không chỉ là những con vật nhỏ bé, đáng yêu, gần gũi với đời sống của con người mà còn là thế giới của những sự vật vô tri vô giác (cây cối, trăng…). Qua ngòi bút của tác giả, những nhân vật này hiện lên một cách vô cùng sống động. Chúng được so sánh với những sự vật khác làm nổi bật lên nét tính cách riêng của từng loài và chúng cũng mang những tâm tính như con người: biết khóc, biết cười và sống một cuộc sống có ích, có ý nghĩa.
Có một số câu chuyện của Tô Hoài mang đậm nét văn hóa và phong tục của người miền núi. Điều này được thể hiện qua các mô típ so sánh của ông. Viết về các anh hùng nhỏ tuổi như Kim Đồng, Vừ A Dính, Hoa Sơn, Tô Hoài cũng muốn dăn dạy các bạn nhỏ tuổi về tinh thần yêu nước bất khuất của nhân dân ta. Đó là tinh thần sắt thép giúp người dân Việt Nam chiến thắng biết bao kẻ thù xâm lược.
Có thể nói khi nghiên cứu sâu về tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài, so sánh và nhân hóa là hai phương diện nghệ thuật rất hay và rất cần thiết. Qua hai biện pháp tu từ nghệ thuật này mà đặc sắc nghệ thuật của tác giả hiện lên rõ
nét. Ngôn ngữ của ông trong sáng, bình dị, phù hợp với tâm lý của bạn đọc. Qua đó, ta cũng thấy được thái độ sống chan hòa với thiên nhiên của tác giả. Nét cá tính của Tô Hoài không giống như những nhà văn khác. Nó không mạnh mẽ, dữ dội như các nhà văn hiện đại đương thời mà nó dịu hiền và điềm đạm. Một thứ không phải thoạt đầu ai thấy cũng phải say mê mà nó càng đọc càng say, càng thấm. Đó chính là chất rất riêng của Tô Hoài.
Tuy đã qua đời nhưng sự nghiệp văn học của Tô Hoài vẫn còn mãi trong lòng bạn đọc. Chúng ta sẽ luôn nhớ về ông, một người đã dành hầu hết những năm tháng của cuộc đời vào những trang viết. Chỉ xét riêng về mảng truyện viết cho thiếu nhi, ông đã góp phần làm nên diện mạo văn học thiếu nhi Việt Nam hôm nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A/ Tài liệu tham khảo
1. Lại Quang Ân (2003), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Diệp Quang Ban (chủ biên) (2010), Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh, Nxb Văn hóa thông tin.
3. Lê Biên (1999), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Vũ Ngọc Bình (1985), Văn học và trẻ em, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
5. Kim Cận (1985), Sáng tác đồng thoại và một số vấn đề khác (Sách dịch), Nxb Văn học, Hà Nội.
6. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, tập 1, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
7. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Nxb Giáo dục. 8. Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán (2007), Đại cương ngôn ngữ học, tập 1, Nxb
Giáo dục.
9. Đỗ Hữu Châu (2007), Giản yếu về ngữ dụng học, Nxb Giáo dục Huế. 10. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
11. Đỗ Hữu Châu (2011), Từ vựng - ngữ nghĩa tiến Việt, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Đỗ Hữu Châu (2001), Cơ sở ngữ dụng học, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
13. Đỗ Hữu Châu (2003), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
14. Song Dương, Đặng Thông (2010), Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội .
15. Hữu Đạt (2009), Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam.
16. Phan Cự Đệ (1979), Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
17. Nguyễn Đăng Điệp (2011), Tô Hoài người sinh ra để viết, tạp chí nhà văn. 18. Đinh Văn Đức (2000), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
19. Hà Minh Đức (1987), Lời giới thiệu tuyển tập Tô Hoài, Tập 1, Nxb văn học, Hà Nội.
20. Hà Minh Đức (1994), Truyện viết về loài vật của Tô Hoài, Nxb Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam.
21. Hoàng Anh Đường, "Vấn đề sáng tác về con người có thật trong văn học thiếu nhi", Tạp chí Văn học, số 8, 1966.
22. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
23. Phạm Thị Thu Hà (2013), Đặc điểm truyện viết về loài vật trước 1945, luận