6. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Các kiểu cấu trúc so sánh được phân loại theo ngữ nghĩa của đố
được so sánh (A) và đối tượng so sánh (B)
Căn cứ vào nội dung ngữ nghĩa của (A) - đối tượng được so sánh và nội dung ngữ nghĩa của B.
- Đối tượng so sánh, có thể chia cấu trúc của so sánh trong tiếng Việt thành các tiểu loại:
(1) Cấu trúc so sánh có A chỉ người, B chỉ sự vật
Đây là kiểu cấu trúc so sánh mà nghĩa của vế được so sánh thuộc trường nghĩa chỉ người và nghĩa của yếu tố so sánh thuộc trường nghĩa chỉ sự vật.
Ví dụ 57: Mặt vua đen như sắt, chăm chăm nhìn xuống cái cũi, tay cầm
chiếc dùi khiêng [37, tr.484].
Trong ví dụ trên, xét về nội dung ý nghĩa của các vế, có thể thấy đối tượng được so sánh (A) (mặt vua) là yếu tố thuộc trường nghĩa chỉ người. Còn đối tượng so sánh (B) (sắt) thuộc trường nghĩa chỉ sự vât.
Cấu trúc so sánh có A chỉ người, B chỉ sự vật được sử dụng 127/672 lượt, chiếm 18.9%. Yếu tố được so sánh bao gồm những trường nghĩa nhỏ, như trường nghĩa chỉ bộ phận của con người (mặt, mũi, chân, tay, da, mắt…); các yếu tố thuộc trường nghĩa quan hệ bạn bè, gia đình (bạn tôi, vợ, chồng, mẹ, anh, em…); các yếu tố thuộc trường nghĩa chỉ giới tính (đàn ông, đàn bà…)…
(2) Cấu trúc so sánh chỉ có A chỉ sự vật, B chỉ người
Đây là kiểu so sánh có tương quan ngữ nghĩa giữa yếu tố được so sánh là sự vật, hiện tượng thuộc thế giới tự nhiên với yếu tố so sánh nói về người.
Ví dụ 58: Con Đực thật giống hệt một đứa trẻ bướng bỉnh và anh hùng rơm [36, tr.66].
Trong ví dụ trên, đối tượng được so sánh là (A) con Đực; còn đối tượng so sánh là người (B) một đứa trẻ. Con Đực cũng giống như tính cách của một đứa trẻ mới lớn: bưởng bỉnh và ngang ngược.
Kiểu cấu trúc so sánh chỉ có A chỉ sự vật, B chỉ người được sử dụng 68/672 lượt, chiếm 10.1%.Việc so sánh giữa các sự vật, hiện tượng với con người hoặc các hoạt động của con người khiến cho đối tượng được so sánh trở nên sinh động hơn và giàu sắc thái biểu cảm hơn.
(3) Cấu trúc so sánh có (A) chỉ sự vật, (B) cũng chỉ sự vật
Ví dụ 59: Sương buổi sáng như một chuỗi hoa long lanh chen trắng chen
hồng với hoa đào [36, tr.307].
Ở ví dụ trên, Vế (A) - cái được so sánh là sự vật (sương buổi sáng), vế (B) - cái so sánh cũng là sự vật (chuỗi hoa). Sự tương đồng của đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh ở đây là đẹp long lanh. Hai đặc tính này đã được người viết lấy làm căn cứ để xây dựng cấu trúc so sánh.
Kiểu Cấu trúc so sánh có (A) chỉ sự vật, (B) cũng chỉ sự vật được sử dụng
405/ 672 lượt, chiếm 60.3%. Đây là kiểu cấu trúc so sánh được sử dụng nhiều nhất trong đó đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh đa dạng từ cây cối
(cây chuối), hoa cỏ (đóa hoa hồng nở, hoa thuốc phiện), cho đến những âm thanh
(tiếng gà gáy, tiếng nhai ngoàm ngoạp…) làm cho các sự vật trở nên sống động
hơn.
(4) Cấu trúc so sánh (A) và(B) đều chỉ người
Đây là kiểu cấu trúc so sánh có cái được so sánh (A) và cái so sánh (B) đều thuộc trường nghĩa chỉ người (chúng có thể nói về hành động, tính cách, phẩm chất hay chỉ bộ phận của cơ thể người…)
Ví dụ 37: Anh Ngư Mạn mặc cái áo rách nhem nhuốc, như người đi phu về [36, tr.453].
Kiểu cấu trúc so sánh (A) và (B) đều chỉ người này được sử dụng 70/672 lượt, chiếm 10.5%.
(5) Cấu trúc so sánh (A) là cái cụ thể, (B) là cái trừu tượng.
(6) Cấu trúc so sánh (A) là cái trừu tượng, (B) là cái cụ thể
Ví dụ 62: Bởi vì nó biết công mẹ nặng như núi, bổn phận làm con phải
biết ăn ở làm sao cho Người được vui lòng [35, tr.165].
Ở ví dụ trên, cái được so sánh (A) (công mẹ) là cái trừu tượng; còn cái so sánh (B) (núi) là cái cụ thể
Kiểu cấu trúc so sánh (A) là cái trừu tượng, (B) là cái cụ thể này được sử
Dưới đây là bảng thể hiện số lần xuất hiện của 6 kiểu so sánh được phân loại dựa vào ý nghĩa của vế A và vế B
Bảng 2.6. Sáu kiểu so sánh được phân loại dựa vào ý nghĩa của A và B
STT Kiểu so sánh lượt Số Tỉ lệ % 1 Cấu trúc so sánh có A chỉ người-B chỉ sự vật 127 18.9 2 Cấu trúc so sánh chỉ có A chỉ sự vật - B chỉ người 68 10.1 3 Cấu trúc so sánh có (A) chỉ sự vật - (B) cũng chỉ sự vật 405 60.3
4 Cấu trúc so sánh (A) và(B) đều chỉ người 70 10.5
5 Cấu trúc so sánh (A) là cái cụ thể - (B) là cái trừu tượng 1 0.1
6 Cấu trúc so sánh (A) là cái trừu tượng - (B) là cái cụ thể 1 0.1
Tổng 672 100
Từ bảng trên có thể rút ra một vài nhận xét:
Trong 6 kiểu cấu trúc so sánh trên kiểu cấu trúc so sánh có vế được so sánh và vế so sánh chỉ sự vật được sử dụng nhiều nhất. Kiểu cấu trúc so sánh có vế được so sánh chỉ người và vế so sánh chỉ vật được sử dụng ít hơn. Kiểu cấu trúc so sánh có vế được so sánh chỉ người và vế so sánh chỉ sự vật và kiểu so sánh có vế được so sánh và vế so sánh đều chỉ người được sử dụng tương đương nhau. Kiểu cấu trúc so sánh có vế được so sánh là cái cụ thể, vế so sánh là trừu tượng và vế được so sánh là cái trừu tượng, vế so sánh là cụ thể được sử dụng ít nhất.