Phân loại và miêu tả các kiểu cấu tạo hình thức của các phương tiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của tô hoài (Trang 73 - 83)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Phân loại và miêu tả các kiểu cấu tạo hình thức của các phương tiện

THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI

3.1. Biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài xét về mặt cấu tạo hình thức xét về mặt cấu tạo hình thức

3.1.1. Nhận xét chung

Với một số lượng lớn các câu nhân hóa được sử dụng trong các câu chuyện của Tô Hoài. Tô Hoài đã tạo nên một diện mạo của riêng mình. Trong các câu nhân hóa của ông, có những câu đơn được sử dụng để thông báo, có những câu không phải là câu đơn đó là câu phức. Thế giới nhân vật trong đó rất đa dạng và phong phú: có các con vật, và những vật vô tri vô giác. Chúng ta cùng xem các phân tích ở bên dưới để rõ hơn điều này.

3.1.2. Phân loại và miêu tả các kiểu cấu tạo hình thức của các phương tiện tu từ nhân hóa từ nhân hóa

3.1.2.1. Phương tiện tu từ nhân hóa có cấu tạo là câu đơn a. Khái niệm về câu đơn

Câu đơn là loại câu mà trong thành phần cấu tạo chỉ có một kết cấu nòng

cốt (một kết cấu C-V). Phần nòng cốt đó có thể có cấu tạo đơn giản là một từ (nghĩa là mỗi thành phần chỉ bao gồm một từ) hoặc là một cụm từ:

Ví dụ 63: Xe đỗ [38, tr.53].

Ví dụ 64: Trên trời xanh trong, một đàn cò lửa thong thả bay [38, tr.101].

b. Các kiểu câu đơn

* Câu đơn bình thường: Phân loại câu đơn dựa vào thành phần phụ và thành tố phụ:

Câu đơn hai thành phần không mở rộng

- Khái niệm: Là loại câu đơn trong đó có mặt đầy đủ hai thành phần chính:

Ví dụ 65: Tôi sống độc lập từ thuở bé [38, tr.167]. Ví dụ 66: Tôi đi đứng oai vệ [38, tr.169].

- Những kiểu kết cấu thường gặp:

+ Kiểu có vị ngữ động từ gồm một hoặc một vài động từ. Ví dụ 67: Các chú ngủ [35, tr.307].

Ví dụ 68: Cậu Miu bước ra [35, tr.55].

+ Kiểu có vị ngữ là danh từ gồm động từ quan hệ () và danh từ hoặc cụm danh từ.

Ví dụ 69: Y là một chàng mèo mướp [38, tr.23]. + Kiểu câu có vị ngữ là tính từ.

Ví dụ 70 Lão Trê mừng thầm [35. Tr.82]. + Kiểu câu có vị ngữ là một ngữ cố định.

Ví dụ 71: Đã vậy, tính nết lại ăn xổi ở thì [38, tr.170]. + Kiểu câu có vị ngữ là một kết cấu giới ngữ.

Ví dụ 72: Các bạn cùng reo lên! [38, tr.235]

+ Kiểu có vị ngữ là một cụm chủ vị hoặc một cụm chính phụ. Ví du 73: Nhưng con này nó đương đẻ [35, tr.332].

Ví dụ 74: Mưa rào rất to [35, tr.140].

+ Kiểu câu đơn có vị ngữ là một kết cấu bị động.

Ví dụ 75: Nhôm đã được các anh Mèo dạy cho hiểu biết mà! [35, tr.288] + Kiểu câu đơn có vị ngữ là một kết cấu khứ hồi.

Ví dụ 76: Ông Dế Mèn vừa đi du lịch về [38, tr.429].

Câu đơn hai thành phần mở rộng:

- Khái niệm: Là câu đơn trong đó ngoài hai thành phần chính còn có

những thành phần phụ hoặc ít nhất một thành phần chính được cấu tạo bởi cụm từ.

- Căn cứ vào chức năng của thành phần phụ, ta có thể phân biệt các loại câu đơn mở rộng sau:

+ Câu đơn có thành phần phụ bổ ngữ: Bổ ngữ là thành phần phụ có chức năng nêu lên đối tượng của hành động hay hoạt động, bổ sung ý nghĩa cho động từ. Bổ ngữ thường đứng sau vị từ ngoại hướng.

Ví dụ 77: Tôi ăn cơm [35, tr.288].

Ví dụ 78: Chúng bay đuổi gà [35, tr.302].

+ Câu đơn có thành phần phụ định ngữ: Định ngữ là thành phần phụ bổ nghĩa cho danh từ, dùng để nêu lên đặc điểm tính chất của danh từ. Định ngữ có thể là một tính từ, số từ, danh từ, đại từ, nhưng cũng có thể là một cụm từ (cụm danh từ, cụm tính từ).

Ví dụ 79: Mụ ấy chuồn ngay [35, tr.427].

Ví dụ 80: Tiếng tăm của anh Dế Mèn cồn lên như sóng [35, tr.428]. + Câu đơn có thành phần phụ là trạng ngữ: Trạng ngữ là thành phần phụ có thể bổ sung ý nghĩa cho toàn bộ nòng cốt câu (cả chủ ngữ và vị ngữ) hoặc chỉ bổ sung ý nghĩa cho một thành phần nào đó của câu. Khi bổ sung ý nghĩa cho toàn bộ nòng cốt câu trạng ngữ thường đứng ở đầu câu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp trạng ngữ có thể đứng sau nòng cốt câu hoặc đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ. Nếu đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ, nó phải được nhấn mạnh tách rời bằng quãng nghỉ khi nói, bằng dấu phảy khi viết và có thể kèm theo một kết từ thích hợp.

Ví dụ 81: Ở quê nhà, vợ chồng ông Thử khấp khởi mừng thầm [35, tr.441].

Ví dụ 82: Thằng Nhôm đã chết đuối ở ngoài ao kia [35, tr.290]. Ví dụ 83: Tên kia, đến đây làm chi ? [35, tr.435]

+ Câu đơn có thành phần phụ khởi ngữ: Khởi ngữ (còn gọi là đề ngữ) là thành phần dùng để nêu trước, báo trước đối tượng hay nội dung sẽ được đề cập tới trong câu.

Ví dụ 84: Ông trăng, ông trăng đẹp lắm.[36, tr.268].

+ Câu đơn có thành phần phụ gia ngữ: Gia ngữ (còn gọi là giải ngữ) là thành phần bổ sung, làm sáng tỏ thêm nội dung, ý nghĩa của câu, hoặc dùng để bày tỏ sự đánh giá, quan điểm, tình cảm của người nói (người viết) đối với nội dung được nêu ra trong câu. Gia ngữ có thể là một từ, một cụm từ, một câu hoặc cũng có thể là một chuỗi câu. Khi nói gia ngữ được tách ra bằng quãng nghỉ. Khi viết, gia ngữ được phân biệt bằng dấu phảy, dấu nối (dấu gạch ngang), hoặc dấu ngoặc đơn. Gia ngữ là thành phần độc lập về mặt ngữ pháp của câu.

Ví dụ 85: Nghĩ được thế, lòng tôi mới tạm yên [38, tr.183].

* Phân loại câu đơn dựa vào sự có mặt của thành phần chính: Câu đơn không tỉnh lược:

- Khái niệm: Là những câu có mặt cả hai thành phần chính là chủ ngữ và

vị ngữ.

Ví dụ 86: Tôi đói lắm [35, tr.369].

Ví dụ 87: Ta là một anh hùng ở trên đời [35, tr.418].

Câu đơn tỉnh lược

- Khái niệm: Là câu trong đó có một hoặc hai thành phần chính, hoặc bổ

tố bắt buộc bị lược đi mà người tiếp nhận vẫn hiểu được nhờ hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Trong câu tỉnh lược, các thành phần vắng mặt có thể được khôi phục lại nhờ vào hoàn cảnh giao tiếp.

- Phân loại và việc sử dụng câu tỉnh lược + Dựa vào lĩnh vực sử dụng:

1) Câu tỉnh lược trong khẩu ngữ: Có thể dựa vào ngữ cảnh để khôi phục

thành phần bị tỉnh lược nhằm hiểu được câu nói.

Ví dụ 88: - Anh ốm hả?

Nhờ ngữ cảnh trong truyện, ta có thể hiểu được câu hỏi là lời của chú gà con còn câu trả lời là lời nói của anh Tía.

Để đảm bảo phương châm lịch sự, người dưới (về tuổi tác, địa vị) không nên sử dụng câu tỉnh lược với người trên.

2) Câu tỉnh lược trong văn viết: Còn gọi là bán câu,ngữ phụ gia, ngữ trực

thuộc, câu dưới bậc. Đây là loại câu thường có tính nghệ thuật nên việc khôi phục không cần thiết.

3) Dựa vào bộ phận tỉnh lược:

- Câu tỉnh lược chủ ngữ: Đây là loại câu phổ biến nhất. Trong khẩu ngữ,

những câu tỉnh lược chủ ngữ này còn được gọi là câu đơn khuyết chủ ngữ. Thường là những câu dùng để ra lệnh, để chào, chúc tụng, chuyển ý, để nói với chính mình hoặc là câu khẩu lệnh hành động, câu tục ngữ.

Ví dụ 89:

Bọ Ngựa: Ngươi biết nhà con mụ Bọ Muỗm đấy chứ?

Châu Chấu Ma: Bẩm biết [35, tr.420].

Trong văn bản, những câu tỉnh lược chủ ngữ được gọi là câu đơn ẩn chủ ngữ. Ta có thể khôi phục chủ ngữ nhờ những từ ngữ trong câu đứng trước hoặc sau nó.

Câu tỉnh lược vị ngữ: Là những câu khuyết thành phần vị ngữ. Ta cũng có

thể khôi phục được thành phần vị ngữ. Ví dụ 90:

Bọ Ngựa: Đứa nào dám đánh ngươi?

Châu Chấu Ma: Mụ Bọ Muỗm ạ [35, tr.425].

Câu tỉnh lược cả chủ ngữ và vị ngữ: Là câu khuyết cả hai thành phần chính

là chủ ngữ và vị ngữ nhưng người đọc vẫn hiểu được ý nghĩa của câu nói. Ta cũng có thể khôi phục được chúng.

Ví dụ 91:

Tôi trố mắt: Vện ơi mày biết nó à?

Vện vểnh mõm: Chứ sao? [35, tr.222]

- Câu tỉnh lược bổ ngữ: Đây là kiểu câu tỉnh lược có mức độ phổ biến thứ

hai sau kiểu câu tỉnh lược chủ ngữ.

Ví dụ 92: Mẹ nó đương còn hăng, đuổi theo đánh [35, tr.291].

- Câu tỉnh lược định ngữ.

Ví dụ 93:

Cái thân mình chú dài không được bằng một ngón tay.

Bốn chân như bốn cái tăm lũn cũn [35, tr.440].

* Câu đặc biệt

- Khái niệm: Là loại câu mà thông báo của nó được tạo nên từ các từ, cụm

từ (cụm từ chính phụ hoặc cụm từ đẳng lập). Các cụm từ này không thể phân tách thành hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Câu đặc biệt cũng có thể có các thành phần phụ của câu.

- Phân loại: Những kiểu câu đặc biệt thường gặp.

1) Những câu thể hiện sự phản ứng tức thì hay sự bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp trước tác động của hoàn cảnh.

Những câu kiểu này thường được biểu hiện bằng thán từ.Ví dụ:

Chao ôi! [35, tr.285] À! [35, tr.301]

Ừ! [38, tr.172]

Ồ! [35, tr.422]

2) Những câu mô phỏng tiếng động (được biểu thị bằng các từ tượng thanh). Ví dụ:

Hừ… hừ…[38, tr.171]

2. Những câu là sự phàn nàn, ca thán về một điều gì đó khiến người nói bực mình, khó chịu (trong nhiều trường hợp được nói ra một mình). Ví dụ:

Đấy con ơi! [35, tr.439]

No gì mà no! [ 36, tr.149]

4) Những câu hô gọi (nhằm xác lập mối quan hệ giao tiếp giữa chủ thể và đối thể giao tiếp). Ví dụ:

Con ơi! [35, tr.460]

Nhà chị kia. [35, tr.85]

Này! [36, tr.296]

Dưới đây là bảng tần số xuất hiện của các kiểu câu đơn:

Bảng 3.1. Bảng tần xuất số lần xuất hiện các kiểu câu đơn

Phân loại Các kiểu câu đơn Số lượt Tỉ lệ %

Câu đơn

Câu đơn bình thường

Câu đơn hai thành không phần mở

rộng 648 25.2%

Câu đơn hai thành phần mở rộng 398 12% Câu đơn không tỉnh lược 346 13.5%

Câu đơn tỉnh lược 319 12.4%

Câu đặc biệt

Câu biểu hiện bằng các thán từ 476 18.5% Câu mô phỏng tiếng động 72 2.8%

Câu phàn nàn ca thán 216 8.4%

Câu hô gọi 184 7.2%

Tổng 2.569 100

Từ bảng trên có thể đưa ra một vài nhận xét:

Trong tổng số 3707 câu nhân hóa, câu đơn chiếm 69,3%. Nghĩa là số câu đơn chiếm hơn một nửa. Câu đơn có thể chia nhỏ làm nhiều loại. Câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt. Đối với câu đơn bình thường khi dựa vào thành phần phụ và thành tố phụ câu đơn được chia thành: câu đơn 2 thành phần không mở rộng (chiếm 25,2%) và câu đơn hai thành phần mở rộng (chiếm 12%). Dựa vào

thành phần chính bao gồm câu đơn không tỉnh lược (chiếm 13.5%) và câu đơn tỉnh lược (chiếm 12.4%). Đối với câu đơn đặc biệt ta cũng chia làm 4 loại nhỏ: Câu biểu hiện bằng các thán từ (chiếm 18.5%).

Câu mô phỏng tiếng động (chiếm 2.8%), câu phàn nàn ca thán (1chiếm 8.4%) và câu hô gọi (chiếm 7.2%). Các câu đơn này có vai trò hữu ích trong việc miêu tả nhân vật và trong các cuộc đối thoại giữa các nhân vật.

3.1.2.2. Phương tiện tu từ nhân hóa có cấu tạo là câu phức

1) Khái niệm câu phức: Là câu gồm từ hai cụm chủ vị trở lên trong đó

có một kết cấu chủ vị làm nòng cốt các kết cấu chủ vị còn lại bị bao hàm trong kết cấu làm nòng cốt đó.

2) Câu phức được chia thành: Câu phức được chia thành: câu phức có

cụm chủ vị làm chủ ngữ, câu phức có cụm chủ vị làm vị ngữ, câu phức có cụm chủ vị làm bổ ngữ, câu phức có cụm chủ vị làm định ngữ, câu phức có cụm chủ vị làm trạng ngữ.

- Câu phức có cụm chủ vị làm chủ ngữ: Chủ ngữ là cụm chủ vị thường

xuất hiện bên vị ngữ là động từ quan hệ hoặc có gắn với nét nghĩa quan hệ. Ví dụ 97: Chuột sợ mèo là một sự dĩ nhiên [35, 445].

Ví dụ 98: Anh vinh qui ỏm tỏi, đó là một sự huyênh hoang vô ích [35, 465].

- Câu phức có cụm chủ vị làm chủ ngữ:

- Câu phức có cụm chủ vị làm bổ ngữ: Cụm chủ vị làm bổ ngữ, nói chung,

chỉ xuất hiện sau vị ngữ là động từ. Những nhóm động từ thường gặp:

+ Nhóm động từ cảm nghĩ, nói năng, thông báo.

Ví dụ 99: Bởi tôi biết anh ta cũng hãi lũ trẻ, chỉ đứng trên cây [38, tr180].

Tôi chỉ biết thế là tôi sắp phải đi đánh nhau [38, tr180].

+ Nhóm động từ thụ cảm.

Ví dụ 100: Bỗng chốc, tôi nghe tiếng bước chân thình thịch loạn trên đầu

[38, tr.174].

+ Nhóm động từ tiếp thụ bị động.

Ví dụ 102: Đêm đến, tôi được các cậu cho lên đứng uống sương trên giàn

mồng tơi [38, tr.180].

Ví dụ 103: Ôi, tôi đã quên cái thân bị đem làm trò chơi [38, tr.180]. + Nhóm động từ gây khiến.

Ví dụ104: Cái ý hay đã khiến lúc nãy lão Chim Trả kêu lên: đây rồi, đây rồi, là thế đấy [38, tr.232].

+ Nhóm động từ chỉ quan hệ đồng nhất.

Ví dụ 105: Huống chi lại là một chuyến đò nên nghĩa [38, tr.473].

- Câu phức có cụm chủ vị làm trạng ngữ.

+ Câu phức nguyên nhân.

Ví dụ 106: Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi

[38, tr.173].

+ Câu phức điều kiện.

Ví dụ 107: Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì [38, tr.173].

Nếu bây giờ tôi muốn bỏ tính hung hăng xằng bậy đi thì tôi nhất quyết rời

hai đứa bé này ra [38, tr.183].

+ Câu phức mục đích.

Ví dụ 108: Bởi mục đích của họ là để bắt tôi làm trò choảng nhau, cho họ cười[38, tr.183].

Ví dụ 109: Chú chịu hy sinh cho anh sống[38, tr.200]. + Câu phức so sánh:

Ví dụ 110: Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như

hai lưỡi liềm máy làm việc [38, tr.169].

- Câu phức phụ thuộc có cụm chủ vị làm định ngữ: + Danh từ làm chủ ngữ.

Ví dụ 111: Ông trời ông ấy cứ xua tay nhăn mặt mà rằng hồi này tôi mắc

bận [38, tr.204].

Ví dụ 112: Mèo đương rình mấy thằng chuột nhắt hay vào thạp ăn vụng gạo. [35, tr.44].

+ Danh từ làm trạng ngữ.

Ví dụ 113: Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng

mỡ soi gương được và rất ưa nhìn [38, tr.169].

+ Danh từ làm định ngữ.

Ví dụ 114: Câu chuyện ân hận đầu tiên mà tôi ghi nhớ suốt đời [38, tr.169]. + Danh từ làm chú giải ngữ.

Ví dụ 115: Bác là người lớn,bác đã có răng có càng to rồi [38, tr.180].

3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài

3.2.1. Nhận xét chung

Thế giới nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài rất đa dạng và sinh động. Đối tượng được nhân hóa không chỉ là các con vật gần gũi với cuộc sống của người lao động và gắn bó với tuổi thơ của các em thiếu nhi đặc biệt là trẻ em vùng nông thôn (gà, vịt, chó, mèo, dế chim…), mà đối tượng được nhân hóa còn là đồ vật Ông Giăng một nhân vật cực kì đặc biệt, thường được con người kính nể, tôn trọng nhưng vẫn hiện lên vô cùng đáng yêu, dí dỏm và hài hước. Ngoài ra đối tượng được nhân hóa còn là những vật vô tri vô giác (cây cối, hoa cỏ…). Những cây này cũng mang những tâm tính giống như con người: biết yêu, biết khóc, biết xót thương đồng loại của mình. Trong đó, đối tượng được nhân hóa là các con vật chiếm số lượng lớn nhất: chiếm 97.7% với 3622/ 3707 câu. Đối tượng được nhân hóa là đồ vật chiếm số lượng ít hơn với 61/ 3707 câu, chiếm 1.6%.Và đối tượng được nhân hóa là thực vật được sử dụng ít nhất với 24/377 câu, chiếm 0.7%. Dưới đây là bảng số lần xuất hiện của các đối tượng được nhân hóa.

Đối tượng được nhân hóa Số lượt Tỉ lệ

Đối tượng được nhân hóa là động vật 3622 97.7%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của tô hoài (Trang 73 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)