Mô hình của cấu trúc so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của tô hoài (Trang 47 - 54)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Mô hình của cấu trúc so sánh

2.1.2.1. Cấu trúc so sánh ở dạng đầy đủ: A + t + tss + B

Đây là kiểu cấu trúc so sánh được tạo thành bởi 4 thành tố:

A: Cái được so sánh, t: Phương diện so sánh, tss: Từ so sánh, B: Cái so sánh.

Ví dụ 1:

Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện

A t tss B

thuốc phiện. [40, tr.169]

Ví dụ 2:

Trẻ con Hà Nội nhanh như chuột. [38. tr.145].

A t tss B

Ở dạng đầy đ ủ này được tác giả sử dụng nhiều nhất với 530/ 680 lượt, chiếm tỉ lệ 71.3%. Với kiểu so sánh này, tác giả đã nêu ra một sự vật cùng với một đặc tính nhất định của nó để so sánh với một sự vật hiện tượng khác loại. Cách so sánh này có tác dụng gợi dẫn người nghe, người đọc dễ dàng nhận ra những đặc tính nhất định của đối tượng, thường là tồn tại hiển nhiên ở sự vật được làm đối tượng so sánh hay đối tượng được so sánh.

Các yếu tố trong cấu trúc so sánh dạng đầy đủ thành tố thường có trật tự như các ví dụ vừa dẫn trên, song cũng có thể đảo vị trí cho nhau.

Kiểu cấu trúc so sánh đầy đủ thành tố có những dạng biến thể khác nhau: Ví dụ 3:

Bốn cái chân như bốn cái tăm lũn cũn. [35, tr.440].

A tss B t

Ví dụ 4:

Đã thành tục ngữ: Ghét nhau như chó với mèo mà. [35, tr.285].

t tss A B

2.1.2.2. Cấu trúc so sánh không đầy đủ các thành tố

a. Cấu trúc: A + tss + B,

Ví dụ 5:

Chú Bọ Ngựa này là một trong những kẻ ngu ngốc kia. [35, tr.442].

A tss B

Cấu trúc A + tss + B được sử dụng 129/743 lần chiếm tỉ lệ 17.4%. Với kiểu cấu trúc này tác giả đã đồng nhất hoặc tương tự hóa hai sự vật hiện tượng khác loại (A và B). Mặc dù chúng có nhiều đặc tính. Cách so sánh này bắt buộc người đọc phải suy ngẫm, phát huy khả năng liên tưởng để chọn ra đặc tính nào là căn bản và được xem là tương đồng ở hai sự vật, hiện tượng mà tác giả đã lấy làm căn cứ để so sánh.

Cấu trúc so sánh vắng thành tố phương diện so sánh có khá nhiều kiểu loại. Ví dụ 6:

Bướm vàng, bướm trắng, bướm đen, bướm nâu cả đàn, như một miền hoa

A1 A2 A3 A4 tss1 B1

ban nở trắng, như giàn hoa mướp vàng rung rinh, như mặt ruộng đất nâu óng

tss2 B2 tss3 B3

vừa cày, đương xếp ải [36, tr.145].

b. Cấu trúc:t + tss + B (vắng A)

Ví dụ 7:

Ông tớ dát lắm. Dát hơn thầy tớ.[35, tr.209].

t tss B

Ví dụ 8:

Im lặng như gốc mít, gốc trám, gốc nghiến, gốc vối. [36, tr.359].

t tss B1 B2 B3 B4

Ví dụ 9:

Nhanh như cắt, Tễu nhảy tót lên cổng, thò đầu vào cái thòng lọng, và buông

t tss B

thõng hai chân xuống [36, tr.222].

Cấu trúc t + tss + B được sử dụng 50/743 lượt chiếm 6.7%. Đây là kiểu cấu trúc vắng thành tố A. Thường là một ngữ cố định, mang tính biểu trưng, hàm ý.

Các kiểu cấu trúc so sánh như: nhanh như sóc, nhanh như cắt, nhanh như

ngựa phi, hiền như bụt…đều thuộc loại cấu trúc so sánh này.

c. Cấu trúc so sánh: tss + B (đây là kiểu so sánh vắng A và t)

Ví dụ 10:

Ơ hay, tiếng rào rào ở đâu. Như tiếng những con nước lũ đương réo chạy

tss B

trong lòng suối [36, tr.118].

Ví dụ 11:

Những làn lá mần tang mùa thu rụng bay nghiêng từ mặt suối lên. Như đàn tss B

cá vàng lấp lánh trên không [36. 114].

Cấu trúc tss + B được sử dụng 17/743 lượt chiếm 2.3%. Trong cấu trúc

này, yếu tố so sánh và phương diện so sánh đã được dấu đi, trở thành mơ hồ. Người đọc muốn biết cái được so sánh ở đây là gì và tác giả dựa vào phương

diện nào để làm cơ sở so sánh thì phải đoán định căn cứ vào văn cảnh cụ thể, đó là những câu, đoạn… đứng trước hoặc sau nó. Trong một văn bản cụ thể yếu tố bị khuyết được nói đến trong câu đứng trước hoặc sau nó.

Nếu như ta gộp lại thì cấu trúc câu sẽ bị thay đổi, cấu trúc của câu sẽ có mô hình: A + tss + B

Những làn lá mần tang mùa thu rụng bay nghiêng từ mặt suối lên như đàn cá

A tss B

vàng lấp lánh trên không. [36, tr.114]

d. Cấu trúc A + tss + t (Vắng B)

Ví dụ 12:

Ở Việt Nam cũng có những cây đa rậm râu như thế. [36, tr.169].

A tss t

Kiểu câu trúc A + tss + t này được sử dụng 4/743 lượt, chiếm 0.5%. Đây là kiểu cấu trúc vắng thành tố B. Hay nói cách khác yếu tố so sánh đã được ngầm ẩn không hiện lên trên văn bản. Tuy vậy ta vẫn hiểu được ý nghĩa của câu.

e. Cấu trúc A + t + B (kiểu cấu trúc vắng tss)

Ví dụ 13:

Chẳng thế mà người ta nói “đầu bẹt cá trê” để chế giễu những ai tính nết cục

A t B

cằn thô lỗ. [36, tr.83]. Ví dụ 14:

Ông già séc-ba, khổ người bé nhỏ, mặt đỏ gấc. [36, tr.189].

A t B

Cấu trúc A + t + B được sử dụng 3/743 lượt, chiếm 0.4%. Đôi khi trong kiểu cấu trúc này ý nghĩa so sánh không được thể hiện rõ. Nó có thể khiến người nghe, người đọc hiểu nội dung của câu theo hướng miêu tả đặc điểm của sự vật chứ không phải so sánh để tìm ra nét tương đồng giữa các đối tượng.

f. Cấu trúc A1 + A2 + t1 + tss1 + B1 + t2 + tss2 + B2

Ví dụ 15:

Non sông cẩm tú tươi như mùa xuân, xinh như tranh vẽ. [35, tr.433].

A1 A2 t1 tss1 B1 t2 tss2 B2

Ví dụ 15:

Anh Trắm, anh Chuối to bằng cột nhà, lao nhanh như máy A1 A2 t1 tss1 B1 t2 tss2

bay bổ nhào [36, tr.84]. B2

Kiểu cấu trúc A1 + A2 + t1 + tss1 + B1 + t2 + tss2 + B2, được sử dụng 2/743 lượt, chiếm 0.3%.

g. Cấu trúc: t+ tss1 + B1 + t2 + B2 + t3 + B3

Ví dụ 16:

Nhưng dốt như mèo, như chó, như bò đã tai tiếng, không có trường dạy

t tss1 B1 tss2 B2 tss3 B3

mèo nào [35, tr.293].

Cấu trúc t+ tss1 + B1 + t2 + B2 + t3 + B3, được sử dụng 1/743 lượt chiếm 0.1%. Đây là kiểu cấu trúc so sánh vắng cái được so sánh (A bị ẩn) giúp làm nổi bật sắc thái tiêu cực của cái được so sánh.

h. Cấu trúc A + B; (đây là kiểu cấu trúc vắng t và tss)

Ví dụ 17:

Tôi còn nhớ như in khuôn mặt trăng tròn, con mắt tinh anh và cử chỉ nhanh

A B

thoăn thoắt của A Dính. [36, tr.324].

Kiểu so sánh A + B được sử dụng 1/743 lượt, chiếm 0.1%.Là kiểu cấu trúc so sánh vắng thành tố phương diện so sánh và từ ngữ so sánh chỉ quan hệ, chỉ còn lại thành tố được so sánh (A) và thánh tố so sánh (B), được đặt dưới hình

thức đối chọi. Chính vì vậy, sự liên kết giữa chúng không được hiển ngôn mà người đọc phải căn cứ vào khả năng liên tưởng của mình để hiểu phát ngôn. Cách so sánh này khiến người đọc phải tìm ra những đặc tính của A, tức là chọn ra đặc tính chung nhất của hai đối tượng. Không những thế người đọc còn phải suy ngẫm để xác định quan hệ giữa A và B là quan hệ tương tự, quan hệ ngang bằng hay quan hệ hơn kém.

i. Cấu trúc A + t + (tss1 + B1) + (tss2 + B2)

Ví dụ 19:

Người loắt choắt, bé chưa bằng gi cam, mà lại bé hơn cả chim sẻ. [38, tr.42].

A t tss B1 t tss B2

Cấu trúc A + t + (tss1 + B1) + (tss2 + B2) được sử dụng 1/743 lượt, chiếm 0.1%. Tương tự như cấu trúc A + (tss1 + B1) + (tss2 + B2)… Cấu trúc này là cách so sánh một sự vật hiện tượng với nhiều sự vật hiện tượng. Nếu cấu trúc A

+ (tss1 + B1) + (tss2 + B2) vắng cơ sở so sánh thì trong cấu trúc A + t + (tss1 + B1) + (tss2 + B2), tác giả lại đưa ra một thuộc tính được coi là chung của cả yếu

tố được so sánh và các yếu tố so sánh.

k. Cấu trúc A1 + A2 + t + tss + B

Ví dụ 20:

Những sườn cỏ mượt, cỏ ngọt rộng bát ngát như trời xanh. [36, tr.258].

A1 A2 t tss B

Cấu trúc A1 + A2 + t + tss + B được sử dụng 1/743 lượt, chiếm 0.1%. Trong cấu trúc này, tác giả đã đưa ra hai hay nhiều yếu tố được so sánh để so sánh với một sự vật hiện tượng khác. Ở đây, tác giả đưa ra những liên tưởng đoán định những thuộc tính chung của các yếu tố được so sánh với yếu tố so sánh.

l. Cấu trúc A + (t1 + tss1+ B1) + (t2 + tss2 + B2)

Ví dụ 21:

Song cậu cả hôi như cú, tanh như cá. [35, tr.421].

Kiểu cấu trúc A + (t1 + tss1+ B1) + (t2 + tss2 + B2), được sử dụng1/743 lượt, chiếm 0.1%. Đây là kiểu cấu trúc so sánh nói về thuộc tính chung của cái được so sánh.

m. Cấu trúc so sánh: t1 + tss1 + B1 + t2 + tss2 + B2

Ví dụ 22:

Tài ba như bác, võ nghệ như bác thiết tưởng là độc nhất vô nhị rồi.

t1 tss1 B1 t2 tss2 B2

[35, tr.424]

Kiểu cấu trúc so sánh t1 + tss1 + B1 + t2 + tss2 + B2 chiếm 1/743 lượt, chiếm 0.1%.

n. Cấu trúc: A + t1 + tss1 + t2 + tss2 + B1

Ví dụ 25:

Người ta bảo ông Hổ khôn nhất, khỏe nhất rừng mà, sao ông Hổ lại dại thế.

A t1 tss1 t2 tss2 B

[35, tr.263]. Kiểu so sánh A + t1 + tss1 + t2 + tss2 + B1 được sử dụng 1/743 lượt, chiếm 0.1% tổng số các kiểu cấu trúc so sánh. Dưới đây là bảng số lần xuất hiện của các kiểu cấu trúc so sánh trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài.

Từ bảng trên có thể rút ra một vài nhận xét:

Các kiểu cấu trúc so sánh Tô Hoài được Tô Hoài sử dụng rất phong phú và đa dạng. Tô Hoài đã sử dụng 15 kiểu cấu trúc so sánh, trong đó kiểu cấu trúc so sánh ở dạng đầy đủ A + t + tss + B (có đầy đủ cả bốn thành tố) được sử dụng nhiều nhất. Các kiểu cấu trúc còn lại được sử dụng ít hơn.Có những kiểu cấu trúc chỉ được sử dụng một đến hai lần nhưng cũng góp phần xây dụng thành công hệ thống nhân vật của Tô Hoài.

Bảng 2.1. Các kiểu cấu trúc so sánh

STT Kiểu cấu trúc so sánh Số lượt Tỉ lệ %

1 A + t + tss + B 530 71,3% 2 A + tss + B 129 17,4% 3 t+tss+B 50 6.7% 4 tss +B 17 2.3% 5 A + tss+t 4 0.5% 6 A + t+B 3 0.4% 7 A1 + A2 + t1 + tss1 + B1 + t2 + tss2 + B2 2 0.3% 8 t + tss1 + B1 + t2 + B2 + t3 + B3 1 0.1% 9 A + B 1 0.1% 10 A+ t+(tss1+B1)+(tss2+B2) 1 0.1% 11 A1+A2+t+tss+B 1 0.1% 12 A+(t1+tss1+B1)+(t2+tss2+B2) 1 0.1% 13 t1 + tss1 + B1 + t2 + tss2 + B2 1 0.1% 14 A + t1 + tss1 + t2 + tss2 + B 1 0.1% 15 A + (tss1 + B1) + (tss2 + B2) +(tss3+B3) 1 0.1% Tổng 743 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của tô hoài (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)