6. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Đối tượng được nhân hóa là động vật
* Dùng những yếu tố chỉ đặc điểm thuộc về con người để chỉ đối tượng khác
Dùng những yếu tố chỉ đặc điểm thuộc về con người để chỉ đối tượng khác, những đặc điểm đó có thể là những đặc điểm về cơ thể, sinh lí, tuổi tác. Theo số liệu thống kê, những câu này được sử dụng 105/3622 lượt, chiếm 2,8% tổng số câu có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa có đối tượng là động vật.
Ví dụ 124: Dần dần nó lấn thêm một bước nữa, nghĩa là con gà gi của tôi,
một bữa kia mổ ông ngỗng cao lêu nghêu một cái vào cổ rồi lùi lại rất nhanh
để giữ miếng [38. Tr.32].
Trong câu trên, cụm từ cao lêu nghêu có nghĩa là cao quá cỡ và gầy nhìn mất cân đối. Cụm từ này, chỉ được sử dụng để làm nổi bật lên ngoại hình của con người. Vậy mà tác giả lại sử dụng để miêu tả một con gà gi, ý nói con gà gi này có đặc điểm giống như con người: cao trội lên so với bạn bè cùng trang lứa.
Ví dụ 125: Đầu tóc lão bạc phơ và mặt lão xùm xòe những râu [38, tr.93]. Ở đây, đầu tóc của anh gà gáy được tác giả miêu tả bạc phơ còn mặt anh gà gáy được tác giả miêu tả xùm xòe những râu. Đầu tóc chính là lông của con
gà. Bạc phơ chỉ được dùng khi miêu tả cụ già tóc đã hoàn toàn bạc trắng vậy mà
tác giả lại sử dụng để miêu tả bộ lông của con gà như muốn nói đến sự lam lũ, vất vả, bươn trải của chú gà trống cũng giống như con người. Râu chỉ có ở người đàn ông nhưng được tác giả sử dụng để miêu tả bộ lông của con gà, làm cho hình ảnh của con gà trở nên hấp dẫn, sinh động.
* Nhân hóa bằng cách sử dụng các đại từ xưng hô: ông - bà, thím - chú, cha - con, chồng - vợ, chị - em…
Câu nhân hóa bằng cách sử dụng các đại từ xưng hô, có 1592/3622 lượt, chiếm 42,9%. Như vậy, câu đố loại này chiếm số lượng nhiều nhất trong tất cả các câu có sử dụng biện pháp nhân hóa có đối tượng là động vật. Dưới đây là một số.
Ví dụ 126: Cậu gầy hơn mợ [35, tr.37].
Cậu ở đây là con chuột bạch đực. Mợ ở đây là con chuột bạch cái. Tô Hoài đã gọi đôi vợ chồng ấy bằng cặp danh từ thân tộc: cậu - mợ. Biện pháp nhân hóa bằng cách dùng từ xưng hô sinh động, dí dỏm biến hóa các con vật mang những tính cách và có cuộc sống sinh hoạt giống như là con người.
* Nhân hóa bằng cách sử dụng những yếu tố chỉ công việc lao động của con người
Các câu nhân hóa thuộc kiểu này được sử dụng 57/3622 lượt, chiếm 1,6% tổng số câu nhân hóa có đối tượng là động vật.
Ví dụ 127: Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe thấy tiếng phành phạch giòn giã
[38, tr.169].
Vũ có nghĩa là múa. Có thể hiểu vũ là khi Dế Mèn vỗ cánh và phát ra âm thanh nghe rất giòn. Hành động vũ của chú giống như một điệu múa điệu nghệ của con người vậy.
Ví dụ 128: Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng
mỡ soi gương được và rất ưa nhìn [38, tr.169].
Đi bách bộ là lững thững bước, khoan thai, chậm rãi, đầy oai vệ. Tác giả
* Sử dụng những từ ngữ chỉ trạng thái tâm lý, tình cảm của con người để chỉ đối tượng khác
Kiểu câu này được sử dụng 127/ 3622 câu chiếm 3.5% tổng số câu nhân háo có đối tượng là động vật.
Ví dụ 129: Được tin ấy, Chuột Nhắt ta mừng hí hửng [35, tr.444].
Mừng hí hửng là trạng thái tâm lý của con người khi mọi thứ diễn ra theo
đúng ý nguyện của con người. Tâm trạng này được tác giả gán cho chú chuột nhắt, làm tăng thêm sự hài hước của câu chuyện.
* Gán cho sự vật tư thế, dáng vẻ của con người
Kiểu câu này được sử dụng 148/3622 lượt chiếm 4,0% tổng số câu nhân hóa có đối tượng là động vật.
Ví dụ 130: Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu [38, tr.169].
Trong câu trên trịnh trọng và khoan thai là những từ ngữ miêu tả cử chỉ dáng của con người. Ở đây, tác giả đã gán cho Dế Mèn để miêu tả vẻ bề ngoài rất đàng hoàng và oai vệ.
* Mặc cho sự vật trang phục như con người
Kiểu câu này được sử dụng 16/3622 lượt, chiếm 0.4% tổng số câu nhân hóa có đối tượng là động vật.
Ví dụ 131: Đầu chú đội chiếc mũ xanh, có hai cánh chuồn. Mình chú
mặc áo thụng lam [35, tr.449].
Đây là bộ quần áo của chú chuột nhắt trong buổi rước kiệu khi chú đỗ trạng nguyên: chiếc mũ xanh, có hai cánh chuồn, áo thụng lam. Đây cũng là bộ trang phục được con người mặc trong dịp lễ tết. Tác giả mặc cho chú chuột bộ quần áo này làm tăng thêm tính sinh động của câu chuyện.
* Coi các con vật giống như con người đê tâm tình và trò chuyện với chúng.
Kiểu câu này được sử dụng 1438/ 3622 lượt, chiếm 38,8% tổng số câu nhân hóa có đối tượng là động vật. Đây là kiểu câu sử dụng nhiều thứ 2 trong tất cả các câu có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Những con vật trong truyện của tác giả không những trò chuyện được với nhau mà còn có khả năng trò chuyện được với con người.
Ví dụ 132: Một hôm, vợ chồng Cóc ra thăm con. Chẳng thấy còn một mống nào. Một cái bợn nước cũng mất tăm. Hai anh chị lăn ra khóc nỉ non. Nhưng mà khóc cũng chẳng thấy hy vọng về đàn con mất tích. Chồng bảo vợ:
- Hay là có đứa gian bắt mất các con của chúng ta rồi. Mình đứng đây để
tôi lội thử xuống tìm….
Chồng Cóc xắn cao ống quần, lội quanh khắp bờ ao. Bụi nào cũng dờ, mô nào cũng tới. Vợ Cóc đứng trên bờ khóc hi hi. Chồng Cóc vừa lội bì bõm vừa rao:
- Chiềng làng chiềng nước, có ai bắt được lũ con tôi lạc thì cho tôi xin…
chiềng làng chiềng nước…[35, tr.507].
Đây là cuộc trò chuyện rao tìm con của vợ chồng nhà Cóc khi bị nhà Trê bắt trộm con. Tác giả vừa tinh tế vừa có sức tưởng tượng vô cùng phong phú thì mới có thể nói ra được nỗi lòng của chú Cóc khi mất con. Khi mất con bất kì con vật nào cũng thương xót. Vì chúng cũng có tình cảm máu mủ ruột thịt giống như con người vậy.
* Sử dụng những từ ngữ chỉ tính cách, suy nghĩ, phẩm chất giống như con người khi miêu tả các con vật
Kiểu câu này được sử dụng 82/3622 câu, chiếm 2.2% tổng số câu nhân hóa có đối tượng là động vật.
Ví dụ 133: Nhưng nó cũng không khỏi cái tính ích kỉ, nhỏ nhen [38, tr.67]. Tính ích kỉ là một tính xấu chỉ biết suy nghĩ cho mình mà không biết suy nghĩ đến người khác. Tính xấu này hay có ở con người. Tác giả gán tính xấu này cho con Đực (tên của một con chó). Như vậy, trong con mắt của tác giả những con vật cũng như con người có cả tính xấu lẫn tính tốt.
* Gán cho con vật những từ chỉ địa vị, chức tước và trình độ học vấn:
Công tử chuột nhắt, tiểu thư chuột chù, quan huyện Trạch, thầy lục lươn…
Kiểu câu nhân hóa này được sử dụng 142/3622 lượt, chiếm 3.9% tổng số câu nhân hóa có đối tượng là động vật.
Ví dụ 134: Bắt đầu, những người hay nịnh, đã gọi Thử ông, Thử bà là “hai
cụ cố sinh ra cậu cử tân khoa”. [35, tr.443].
Thử ông ở đây là bố chú chuột nhắt, còn Thử Bà là mẹ chú chuột nhắt. Thử
ông và thử bà để chỉ những người trong tầng lớp quý tộc, gia đình danh giá. Cậu
cử tân khoa là chú chuột nhắt. Như vậy, tác giả đã gán cho những con vật có địa
vị xã hội giống như con người.